1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Một quốc gia không ngủ quên ppsx

10 129 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 384 KB

Nội dung

Một quốc gia không ngủ quên Tôi đã đọc trong một chuyên đề của UNESCO về địa – kinh tế ý này (không nhớ nguyên văn): Mùa đông giá rét của các xứ lạnh đã giúp tiêu diệt sâu bọ, giúp mùa màng tươi tốt. Và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự giàu có của các quốc gia này. Cách giải thích đơn giản trên có vẻ hợp lý, nhất là khi lơ đãng nhìn ra cánh đồng màu mỡ của nước Áo dưới mưa xuân lất phất. Mùa xuân đã về nơi đây, khi những đám dã quỳ vàng rực và bồ công anh nở rộ ven đường. Mà mưa xuân ở đây thì tinh sạch vô cùng. Nó bám trên cửa kính trong veo, lấp lánh như pha lê Swarovski của nước Áo. Dưới làn mưa xuân đó, là đất nâu óng ả, là thảm “cỏ non xanh tận chân trời” đến ngút mắt. Đất đai khí hậu như vậy, làm gì mùa màng chẳng bội thu! Đất đai tươi tốt, nông sản dồi dào nên con người ở đây hồng hào, cao lớn và khỏe mạnh. Ắt hẳn, họ đã được nuôi nấng bằng những thực phẩm phong phú. Như khẩu phần đùi heo nướng ngon tuyệt bổ béo, đủ để làm cái bao tử châu Á phải xuýt xoa và các nhà tim mạch học khó tính phải cau mày. Như ly rượu vang sóng sánh, còn thơm mùi nho, nắng gió, mùi đất ải của nông thôn nước Áo. Vienna, nơi ra ngõ không gặp anh hùng Cảnh đồng quê thanh bình Nếu như Milan là một chàng trai đầy sức sống, Paris là một cô gái (già hay trẻ tùy người) õng ẹo và diêm dúa, thì Vienna là một người đàn ông cương nghị, thành đạt. Ở Vienna, chúng ta không thấy nhiều lắm những công trình lộng lẫy mang tính trang trí, hay những phố thời trang xanh đỏ tím vàng. Áo là một quốc gia nhỏ, chỉ với diện tích 83.000 km2 và dân số hơn tám triệu dân. Nhưng ở Vienna, “ra ngõ không gặp anh hùng”, mà chỉ gặp toàn cung điện, nhà thờ, bảo tàng và tượng danh nhân. Ở Vienna, đi đâu cũng thấy tàu điện và nhà thờ Chỉ loanh quanh dăm góc phố, người ta đã thấy tượng Mozart, người con xứ Salzburzg đã làm rạng danh nước Áo. Qua một khúc ngoặt, thấy tượng Beethoven, một người Đức được thành Vienna nuôi dưỡng, để lại đây bản thánh ca Misa Solemnis bất hủ. Dưới tán cây kia, tượng Goethe trầm mặc bên cạnh đám tulip đủ màu đang khoe sắc. Căn nhà khiêm tốn, mộc mạc bên đường nhưng có treo quốc kỳ kia là nơi cư ngụ của Franz Schubert, tác giả bản Ave Maria ca ngợi Đức Mẹ và các Sinfonia bất hủ. Lang thang một chút, sẽ bắt gặp bảo tàng Sigmund Freud, cha đẻ của thuyết phân tâm học, là một Viennese chính hiệu. Không xa lắm, là nhà lưu niệm Stefan Zweig, tác giả của 24 giờ trong đời người đàn bà và vô số truyện ngắn hàng kiệt tác. Lấp lánh ánh vàng đằng xa là dáng Johann Strauss với cây violon trên tay, như thể đang quay tròn với điệu valse bất hủ của thành Vienna. Rồi còn Gustav Mahler nhạc sĩ, Gustav Klimt họa sĩ với bức Nụ hôn, Egon Schiele với các bức phác thảo tuyệt diệu, nhạc trưởng huyền thoại Herbert von Karajan… Quả tình, mật độ nhân tài của Vienna nhiều đến mức kinh ngạc. Bậc mẫu nghi nước Áo, người gieo mầm văn hóa Chiều mưa ở Vienna Thuyết địa – kinh tế ắt hãy còn thiếu sót, khi chỉ đề cập đến khía cạnh địa lý, khí hậu để giải thích sự thịnh vượng của một quốc gia. Bất quá, Vienna chỉ là một gã nhà giàu béo tốt nếu không có những vương triều rạng rỡ và nổi tiếng về mặt chiêu hiền đãi sĩ. Nói đến việc này, không thể không nhắc đến nữ hoàng Maria Theresa (1717-1780), người được tôn vinh là bậc quốc mẫu của nước Áo. Maria Theresa là vị nữ hoàng đầu tiên của nước Áo vào thế kỷ XVIII, nơi mà nam giới là thống trị và độc tôn trong nhiều thế kỷ. Không có con trai nối dõi, hoàng đế Charles VI đã dọn đường về chính trị để con gái mình lên trị vì đế chế Áo thời ấy. Trong lịch sử nước Áo, việc truyền ngôi cho Maria Theresa của Charles VI là một quyết định mang tính cứu rỗi. Vì người phụ nữ 16 con, vừa bồng con trên tay vừa điều hành việc triều chính đã tiến hành những cách tân vô tiền khoáng hậu để đưa nước Áo đến phồn vinh. Thật ngạc nhiên khi biết vào thế kỷ XVIII, vị nữ hoàng anh minh này đã thu dụng Gerard van Swieten, một thầy thuốc lừng danh người Đức để nghiên cứu cách làm giảm thiểu tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. Dưới sự bảo trợ của nữ hoàng, vị thầy thuốc hoàng gia này đã xây dựng Bệnh viện Vienna, vẫn còn cho đến ngày nay. Bà đã chuẩn y luật giảo nghiệm tử thi nhằm phục vụ cho nghiên cứu y học, một vấn đề khó nhai trong xã hội thời đó. Năm 1767, vị nữ hoàng này còn chuẩn thuận đạo luật chích ngừa cho trẻ em. Làm “công tác dân vận” một cách đáng yêu, bà tổ chức một bữa tiệc, đích thân khoản đãi 60 trẻ đầu tiên được chích ngừa. Không ngạc nhiên, nếu một người mẫn tiệp như thế là tác giả của Codex Theresianus, bộ luật về quyền dân sự đầu tiên của nước Áo. Bà bỏ hình phạt hỏa thiêu và tra tấn, thay án tử hình bằng chung thân khổ sai. Ở thời ấy, đây là những quyết định nhân bản và can đảm. Maria Theresa cũng là người phân định sự lẫn lộn giữa thần quyền của Giáo hội Công giáo và thế quyền trong điều hành đất nước, đặt vai trò chủ đạo là chính quyền quân chủ và tách biệt các vấn đề tôn giáo ra khỏi chính trị, một cách tương đối trong bối cảnh thời đó. Chưa hết, ở thế kỷ XVIII, Maria Theresa đã thiết lập chế độ cưỡng bách giáo dục cho tất cả trẻ em từ 6-12 tuổi đến tận các làng xã xa xôi của nước Áo. Bà cũng cho phép những người không phải Công giáo được vào đại học và đưa luật học vào giảng dạy, thay cho sự thống trị của thần học. Đất nước nở hoa Người bán bong bóng trên đường phố Vienna Triều đại này nối tiếp triều đại khác, dưới tay những người cai trị lỗi lạc như thế, chẳng trách Vienna luôn luôn là trung tâm văn hóa, âm nhạc lừng danh của châu Âu và của nhân loại. Chất xám, nhân tài lỗi lạc của châu Âu đổ về Vienna để sống, nghiên cứu, làm việc. Và chắc chắn, họ được hít thở một xã hội khai phóng, tự do về tư tưởng, đãi ngộ về vật chất, để thiên tài của họ kết tinh thành di sản không chỉ cho nước Áo, mà cho cả nhân loại đến tận ngày nay. Các nhạc sĩ thành Vienna không bị miệt thị là “xướng ca vô loài”, không phải lang thang ca hát mua vui kiếm sống. Nữ ca sĩ opera được đối đãi ngang hàng quý tộc. Con cái họ không bị hắt hủi như Đào Duy Từ vì lỡ có mẹ làm con hát. Họ được chu cấp tiền bạc, cấp nhà cửa, người hầu, chiêu đãi trọng thị tối đa dưới sự bảo trợ của các bậc công hầu, quý tộc thời ấy. Khi nằm xuống, đám tang Beethoven được cử hành trọng thể ở Nhà thờ chính tòa Vienna, với đủ mặt các bậc vương tôn và hơn 60.000 Viennese. Đất có lành thì chim mới đậu, câu này không thể đúng hơn trong trường hợp nước Áo. Nông thôn nước Áo Đất đai mùa màng tươi tốt, cộng với những thể chế cai trị sáng suốt của các bậc quân vương ưu tú đã làm nên nước Áo hôm nay. Vienna là một trong mười thành phố đáng sống nhất thế giới, ngang với Vancouver của Canada. Thành phố này được UNESCO chọn là di sản thế giới, được Liên Hiệp Quốc đặt trụ sở, tuy Áo quốc là một quốc gia trung lập, không tham gia khối NATO. Ở Áo, người ta phải đóng thuế ngất ngưởng, tới 55% thu nhập. Nhưng các Viennese hài lòng, vì được giáo dục miễn phí đến bậc đại học. Phúc lợi y tế chi trả luôn phí tổn cực đắt điều trị ung thư. Sinh con được nghỉ hai năm rưỡi hưởng nguyên lương với vô số phúc lợi khác. Chẳng thế mà người Áo nhẹ nhõm, tươi tắn và đầy tự hào với quốc gia của mình. Cho nên, có rất ít biểu tình đòi tăng lương giảm giờ làm theo kiểu mè nheo phá bĩnh như dân Pháp vẫn thường làm với chính phủ của họ. Nhìn về quá khứ Thánh đường St. Stephen, nhà thờ chính tòa của Vienna Dân tộc Áo có một cách chôn cất thật lạ lùng. Là quốc gia sùng đạo, họ chôn cất các giáo sĩ, quân vương và dân chúng của mình trong lòng các hầm mộ dưới chân các giáo đường. Mộ nữ hoàng Maria Theresa cùng vua cha Charles VI khi nào cũng đầy hoa tươi dưới lòng hầm mộ nhà thờ Capuchins. Dưới lòng nhà thờ chánh tòa St Stephen của Vienna, là nơi yên nghỉ của hơn 11.000 hài cốt chết do dịch hạch từ nhiều thế kỷ trước. Họ nằm bên cạnh quan tài của các bậc quân vương, giám mục khác, xương chất thành đống dưới ánh sáng âm u như trong cõi chết. Len lỏi dưới hầm mộ này, không thấy rợn người, chỉ thấy lòng lắng xuống khi nghĩ về cõi nhân sinh cát bụi. Chỉ dăm bước chân thôi, trồi lên mặt đất từ cửa hông nhà thờ, cuộc sống vẫn ồn ã, sinh động biết bao dưới ánh mặt trời. Đó là cách người Vienna chia sẻ về triết lý độc đáo của họ: nối liền người sống – kẻ chết trong một không gian, để sống cho tử tế, trước khi về với bụi tro. Phải chăng, cách nghĩ đó đã làm Stefan Zweig viết như sau khi quyết định cùng người vợ yêu tự sát: “Tôi nghĩ tốt nhất là nên kết liễu cuộc đời vào lúc tốt đẹp nhất, khi ta đang mang trên vai một cuộc sống mà trong đó, lao động tinh thần là niềm vui nguyên tuyền nhất, và sự tự do cá nhân là món quà tốt đẹp nhất của trái đất này”. Nhưng không ngủ quên Bia tưởng nhớ các chiến sĩ đã giải phóng Vienna trong Thế chiến thứ 2 Khi hỏi về ngôn ngữ Áo, Lisa, người bạn mới quen nháy mắt tinh nghịch: “Nói tiếng Đức, nhưng chúng tôi phát âm có duyên và nhẹ hơn dân Đức nhiều”. Quả đúng thế, người Áo không nói rổn rảng, gằn giọng như người Đức, không líu lo điệu đàng như người Pháp. Mặc dù không hiểu được mô tê ngôn ngữ Đức, tôi cũng đọc được sau câu đùa của Lisa niềm tự hào vô bờ bến và chính đáng về di sản văn hóa của đất nước mình. Nhưng đừng tưởng, hậu duệ của Maria Theresa lỗi lạc vẫn phải đau đầu với những vấn đề, tưởng như không bao giờ có ở quốc gia ngăn nắp và trật tự này. Là một nước Công giáo với 85% dân số là người theo đạo, ảnh hưởng của Công giáo về văn hóa, kiến trúc, âm nhạc… trên đất nước này là vô số kể. Không thể hình dung ra văn hóa của nước Áo nếu bỏ qua ảnh hưởng sâu đậm của Công giáo. Nhưng với những bê bối gần đây của giáo hội, người Áo ngày càng kém thiết tha với việc phụng tự. Sung sướng, thanh niên Áo lại không thèm sinh con, chỉ thích hưởng thụ. Trong khi đó, người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ, cựu thù của Áo quốc lại đẻ sòn sòn và giáo dục con cái nghiêm ngặt theo kiểu đạo Hồi. Đó là lý do làm Lisa chau mày: “Nếu vài trăm năm nữa, nước Áo trở thành một quốc gia Hồi giáo, tôi chẳng ngạc nhiên”. Lisa có lý khi lo xa dường ấy. Vì làm sao có thể hình dung được một nước Áo xa rời với các chuẩn mực đạo đức, văn hóa của văn minh Kitô giáo. Không thể tin được một Vienna với những thánh đường Hồi giáo, những luật lệ khắc nghiệt kiểu Taliban… Nhưng, lịch sử xoay chiều sang trang theo nhiều cách mà một đời người nhiều khi không thấy hết và hiểu được. Lisa lo xa là phải! Tôi thì không lo lắng. Bởi tin rằng nền văn hóa tuyệt diệu của nước Áo vẫn trường tồn. Vì khả năng phản tỉnh và cách tân, vì cách nghĩ về cuộc sống – cái chết của họ, về những nhà cai trị lỗi lạc mà tiêu biểu là Maria Theresa, sẽ giữ mãi sự chói lọi, tính nhân văn mang tầm nhân loại của nước Áo. Suy cho cùng, một quốc gia dù thịnh trị cách mấy, nếu đánh mất khả năng tự nhận thức và sửa mình, thì mọi cá nhân và đất nước đều đến chỗ lụi tàn. Qua Lisa, dường như người Áo ngày nay chưa ngủ mê đến độ đánh mất hai tố chất đã làm nên nền văn hóa tuyệt vời của họ. . Một quốc gia không ngủ quên Tôi đã đọc trong một chuyên đề của UNESCO về địa – kinh tế ý này (không nhớ nguyên văn): Mùa đông giá rét của các. thịnh vượng của một quốc gia. Bất quá, Vienna chỉ là một gã nhà giàu béo tốt nếu không có những vương triều rạng rỡ và nổi tiếng về mặt chiêu hiền đãi sĩ. Nói đến việc này, không thể không nhắc. là một trong mười thành phố đáng sống nhất thế giới, ngang với Vancouver của Canada. Thành phố này được UNESCO chọn là di sản thế giới, được Liên Hiệp Quốc đặt trụ sở, tuy Áo quốc là một quốc

Ngày đăng: 01/08/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w