Những nẻo đường Hà Giang Cảm giác luôn bao trùm trong suốt chuyến đi là sự choáng ngợp trước cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng, màu xanh của cây rừng, màu trắng của mây, màu đen của núi đá. Bạn Dương Xuân Cường chia sẻ. Cabin của chiếc xe khách từ Tuyên Quang đi Hà Giang và chỉ có thể nói là “tan hoang” khi gần như thiết bị đều cũ nát, có lẽ chỉ chiếc chìa khóa điện còn hoạt động để khởi động chiếc xe. Và tôi chỉ kịp nghĩ, đó là cơ hội để kiểm chứng sự may mắn trong cuộc đời mình. Một đoạn đường dài và vất vả khi xe thì chật chội, ngồi cùng với các bác người Mèo lúc nào cũng sặc mùi rượu, tôi cảm giác lái xe đang chơi điện tử hơn là đang lái xe xe chạy với tốc độ rất cao trên những đoạn đường quanh co trong khi trời mưa tầm tã. Thị xã Tam Sơn, huyện Quản Bạ, cách thị xã khoảng 45 km về phía bắc, tôi chạy xe máy thong rong, điểm dừng chân đầu tiên là xã Thuận Hòa khi tôi nhìn thấy một nhóm người đang họp chợ, quây quanh một con trâu vừa bị giết, ngồi uống nước và chụp ảnh cho một cậu bé chơi gần đó. Cảm giác luôn bao trùm trong suốt chuyến đi là sự choáng ngợp trước cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng, màu xanh của cây rừng, màu trắng của mây, màu đen của núi đá, tôi không dám nhìn xuống vực thẳm sâu hun hút phía dưới khi chạy xe. Dường như tôi bị thôi miên hay ảo giác khi nhìn xuống dưới đó, nơi mà nếu tôi chỉ bất cẩn nhích tay ga, tôi có thể nằm gọn gàng dưới đó… mãi mãi. Một cây cầu đá trên đường đi. Ảnh: Dương Xuân Cường. Một bên là vực sâu, những đám mây mờ ảo che khuất những ngọn núi sừng sững, những cây cổ thụ mọc đơn độc cheo leo lưng trừng núi. Nó như là điểm giao thoa giữa thiên đường và địa ngục hơn cả, tôi thích cái ý nghĩ đây là cổng trời. Tôi chỉ dừng chân để leo lên đài quan sát thị xã Tam Sơn, ngắm ngọn núi đôi và có cuộc trò chuyện với hai cậu bé người Mông mà tôi có dịp ghi lại một đoạn video. Một cậu 24 tuổi, có 2 con, bây giờ không phải mùa trồng lúa nên cậu ta lên đây nhặt chai nước để bán. Mỗi ngày cậu ta nhặt được 20 chai và bán được 4.000 đồng để nuôi 4 miệng ăn. 10h sáng, tôi rời Tam Sơn để đi tiếp đến huyện Yên Minh. Tôi dừng chân tại thị trấn Yên Minh để ăn trưa. Bác chủ quán người Vĩnh Phúc lên đây lập nghiệp đã vui vẻ ngồi nói chuyện với tôi và hướng dẫn tôi về đường đi một cách hợp lý hơn. Bác chủ quán đã kể tôi nghe rất nhiều về thắng cố, mèn mén hay các thói quen của người dân tộc trong suốt 2 tiếng đồng hồ nghỉ trưa tại đây. Tôi rời Yên Minh để đi tiếp lên Đồng Văn, qua xã Cán Tỷ, tôi bắt gặp một cây cầu đẹp đến mê mẩn, một cây màu trắng mọc lên từ những tảng đá xếp cạnh bờ sông. Tôi không rõ cái cây đó đã chết hay chưa kịp đâm trồi khi đã lỡ rụng hết toàn bộ lá trên mình trong mùa đông vừa qua, chỉ còn lại màu trắng bạc và những cành khẳng khiu, nổi bật lên trên nền xanh của những rặng tre phía sau nó… Nếu ai từng đọc “Những cây cầu ở quận Mandison” hay xem bộ phim được chuyển thể, chắc chắn sẽ phải dừng lại đây để chụp ảnh cây cầu này. Nó cho bạn cảm giác như mình được đắm chìm trong bối cảnh tương tự của bộ phim đó và tôi cũng có cảm giác đó. Trên đường đi, tôi thấy nhiều cảnh được mô tả trong các sách văn học tôi đã đọc hồi còn bé. Một đứa bé chọc gậy xuống từng luống đất, còn một đứa thì thả từng hạt ngô xuống cái lỗ vừa chọc đó, rồi lấy chân lấp đất lên. Những chú bò, dê luôn được buộc một cái lục lạc ở cổ để dễ tìm khi bị lạc. Những đứa bé đi cả nửa ngày đường để lấy nước chảy ra từ những khe núi bằng những chiếc can nhựa 2 lít, tôi đã dừng lại hỏi chuyện và được biết mỗi ngày chúng đi một lần và chỉ có lấy được từng đó. Tôi hỏi về dòng sông gần đó và tôi đã nhìn thấy cái màu đục nhờ nhờ của nước thải từ những bãi khai thác quặng, cá đã không thể sống nổi, người sao dám ăn. Những cô gái dân tộc ở vùng cao. Ảnh: Dương Xuân Cường. Buổi chiều, tôi đến Phó Bảng, trung tâm xã chỉ giáp biên giới khoảng 2 km, chủ yếu là người Hán sinh sống. Những vườn hoa hồng rất rộng và đẹp, thời tiết se lạnh ở đây rất phù hợp với loại hoa này. Tôi ngồi uống café và sạc pin máy ảnh, trò chuyện với cô chủ quán theo chồng là giáo viên lên đây dạy học. Tôi quay ngược trở ra để đi tiếp đến Đồng Văn, trên đường đi, tôi ghé thăm Nhà Vương, trò chuyện với anh Vương Quỳnh Sẻo, là cháu đời thứ 4 của Vua Mèo. Nghe anh kể về các câu chuyện xoay quanh cuộc sống của vua Mèo, các sự kiện lớn đã xảy ra, ngắm nhìn những cây thông hàng trăm năm tuổi trồng bên cạnh bức tường bảo vệ bằng đá. Tôi đứng giữa căn nhà rộng làm bằng gỗ và mường tượng các cảnh sinh hoạt đời thường của gần một trăm năm trước đây. Một chiếc bể tắm được đục từ đá khối nguyên chiếc mà theo kể lại, chỉ để cho bà vợ cả tắm sữa dê, phòng chơi bài, phòng hút thuốc phiện. Thầy phong thủy người Tàu đã chọn khu đất này để xây dựng. Căn nhà được xây trên khu đất hình mu rùa, trước mặt là núi mâm xôi, sau lưng là dãy núi đá hình vòng cung ôm lấy. Đời thứ 4 của vua Mèo vẫn còn khoảng hơn 20 người đều sống ở thung lũng Sà Phìn này. 5h chiều, tôi đến thị trấn Đồng Văn, điều hạnh phúc nhất đối với tôi lúc này là cần một bữa ăn ngon, một bồn nước nóng. Tôi đã quá mệt sau một ngày ngồi trên xe máy với tổng quãng đường khoảng 170 km. Tôi tìm một nhà nghỉ gần trung tâm, cả thị trấn mất điện. Tôi lang thang ra sân vận động trung tâm, gọi một đĩa thịt nướng và một chai bia, trời bắt đầu mưa nhẹ và lạnh hơn. Thị trấn nào ở trên này cũng vậy, xung quanh là những ngọn núi mờ ảo trong mây với một trục đường chính duy nhất. Buổi tối khi ở Đồng Văn quá buồn tẻ, tôi đã nảy ra ý định đi tiếp sang Mèo Vạc chỉ cách đó 25 km, nhưng khi được hỏi, một số người đã khuyên tôi không nên đi vào lúc 10h đêm, trời thì mưa nặng hạt. Và hôm sau, tôi đã hiểu tại sao họ khuyên tôi như vậy, và tôi thấy thật may mắn khi nghe theo lời khuyên của họ. Cánh lái xe nói rằng tôi thật may mắn khi đi trong thời tiết như thế này vì tôi sẽ không thể thấy hết tất cả sự nguy hiểm của đường đi nơi đây. Trời mưa nặng hạt và mây dày đặc, tôi chỉ nhìn được khoảng 15 m trước mặt, một bên là vách đá, một bên là một khối màu trắng đục của mây mà tôi chắc chắn đó là vực sâu thăm thẳm. Tôi mất khoảng 2 giờ để trải qua đoạn đường dài 25 km này, tôi đã hiểu sự vĩ đại để làm lên con đường này, và tôi đã hiểu tại sao họ gọi đó là con đường "hạnh phúc". Thị trấn Mèo Vạc sầm uất hơn rất nhiều so với Đồng Văn và được xây dựng trong một thung lũng rộng, trù phú. Tôi không dừng lại mà tiếp tục đi lên Khâu Vai với đoạn đường khoảng 20 km nữa, đường khó đi tương tự như từ Đồng Văn sang Mèo Vạc. Chuyến đi này không may mắn khi chỉ còn khoảng một tuần nữa là đến chợ tình Khâu Vai. Trên đường quay trở về, tôi đi nhanh hơndo đã quen đường, những gương mặt trẻ em thoáng qua mờ ảo trước mặt tôi. Điều ấn tượng đọng lại trên gương mặt đó là đôi má ứng hồng lên vì lạnh và độ ẩm cao, tôi còn gặp hai đứa trẻ người Mông lai Tây. Qua một trường học đúng vào giờ tan học, rất nhiều đứa trẻ mặc bộ quần áo màu đen đặc trưng của người Mông đứng co ro trong cái lạnh khoảng 15 độ, trời đang mưa, có lẽ chúng đợi cho trời tạnh để về nhà và chúng cố đứng sát vào nhau để truyền hơi ấm cho nhau. Sẽ chẳng còn ngạc nhiên thêm nữa nếu bắt gặp trên đường đi cảnh một đứa trẻ chỉ khoảng 5 tuổi tay dắt một con bò, hai con khác đi trước và đằng sau là cô em gái bé hơn khoảng 2 tuổi. Tôi phải dừng lại để chắc chắn rằng đúng là hai đứa trẻ còn rất bé, ăn mặc nhem nhuốc, đi chân đất và tóc hơi hoe vàng do cái nắng cao nguyên đá thiêu đốt, đang chăn mấy con bò một cách thành thục. Ra khỏi Mèo Vạc, tôi bắt gặp một đám đông người Mông đang tụ tập ăn uống, tôi dừng xe bên đường và tiến vào, tôi mỉm cười chào họ. Sau một hồi nói chuyện, tôi biết họ đang tổ chức đám ma, tôi tiến vào phòng khách, một căn nhà bê tông cấp 4 sát bên đường, bên trong rất nhiều người đang ngồi tụ tập ăn uống. Một người đàn ông trung niên dẫn tôi đi tiếp vào bên trong gian bếp bằng tre nứa và lớp lá cọ với đúng như những gì tôi đã xem trên tivi, tối và thấp, mùi bốc lên đặc trưng khó chịu. Cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt tôi là cảnh một toán thanh niên đàn ông đang tập trung ngồi gấp vàng tiền mã để cúng cho người chết. Một người đàn ông khoảng 40 tuổi tiến về phía tôi, hai tay cầm lấy tay tôi và quỳ xuống, tôi rất ngạc nhiên nhưng hiểu rằng đó là hành động cảm ơn tôi đã ghé thăm đám ma của bố anh ta. Một người đàn ông chỉ cho tôi thấy xác chết ở ngay sau lưng tôi, rất gần, mà tôi mải dùng chiếc máy ảnh của mình quay lại quang cảnh này nên tôi không để ý. Và đến lúc họ mời tôi uống rượu, thứ rượu dùng để rửa mặt cho người chết, tôi đã không còn đủ cam đảm và từ chối bằng cách nói rằng tôi phải đi xe máy…Tôi chào họ và đi ra ngoài, tôi ngồi xuống cùng với đám thanh niên đang ăn thắng cố và mén mèn ngoài đường, đồ ăn được để trong những chiếc chậu nhựa mà chúng ta vẫn dùng để làm rất nhiều việc. 7h tối, tôi còn cách thị xã 20 km, trời tối mịt, một mình tôi với ánh đèn pha xe máy rọi sáng từng đoạn đường cua tay áo, giữa núi rừng âm u. Ánh đèn điện của nhà dân như là tia hy vọng, những vách đá và những cây cổ thụ hai bên đường đều khiến tôi liên tưởng đến những hình thù ám ảnh. . sáng từng đoạn đường cua tay áo, giữa núi rừng âm u. Ánh đèn điện của nhà dân như là tia hy vọng, những vách đá và những cây cổ thụ hai bên đường đều khiến tôi liên tưởng đến những hình thù. lấy chân lấp đất lên. Những chú bò, dê luôn được buộc một cái lục lạc ở cổ để dễ tìm khi bị lạc. Những đứa bé đi cả nửa ngày đường để lấy nước chảy ra từ những khe núi bằng những chiếc can nhựa. Những nẻo đường Hà Giang Cảm giác luôn bao trùm trong suốt chuyến đi là sự choáng ngợp trước cảnh đẹp hoang