LỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM Ga Ghềnh Ga Ghềnh nằm ở phía Bắc dưới chân dốc Đồng Giao. Cái tên “Ghềnh” đủ nói lên sự hiểm trở và hoang rậm của vùng đất này thời xa xưa. Thời Pháp thuộc, ga Ghềnh heo hút lắm. Bà mẹ tôi có một quán cơm nấu ăn cho “phu xe hỏa”, quán cơm ở chợ Ghềnh, cách ga Ghềnh 200 mét về phía Bắc. Nhà ga xây tường gạch, lợp ngói, đứng đấy với bốn mùa mưa nắng, bão giông rất khắc nghiệt của vùng rừng núi cuối cùng của quê hương Vạn Thắng Vương Đình Liên Hoàng và danh sĩ Trương Hán Siêu. Ga Ghềnh do ông Sếp Bảng - nghe nói ông là người huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định - cầm cờ. Ông có ngôi nhà hai tầng, nhà ông sát vách với nhà tôi, ở đầu chợ Ghềnh. Ga miền rừng núi, nhỏ nhắn nhưng đoàn tàu nào vô Nam cũng phải dừng lại đây để lắp thêm đầu máy “đun” đằng sau đoàn tàu, leo con dốc Đồng Giao hiểm trở nổi danh là “Đệ nhị ải quan”. Thời ấy, chạy “thông qua” Ga Ghềnh chỉ có chuyến tàu nhanh Hà Nội - Sài Gòn. Chuyến tàu này chỉ chừng 7, 8 toa, toàn toa xe đẹp, đèn sáng trưng, tàu chạy qua vào khoảng 9 giờ tối. Bọn trẻ chúng tôi đứng trên đường số 1 nhìn vào các toa, có lần thấy hành khách đang ăn bánh mì hoặc ăn hoa quả. Rất hồn nhiên, chúng tôi nhảy lò cò và reo to: “Tàu ơi, cố mà lên dốc nhá!”. Ga Ghềnh có những kỷ niệm rất đáng nhớ. Nhà ga đứng trên phần đất của thôn Lý Nhân, trước đây thuộc huyện Yên Mỗ, vài chục năm nay thuộc thị xã Tam Điệp. Năm 1930, tỉnh Ninh Bình có hai chi bộ Đảng cộng sản hoạt động khá mạnh: Chi bộ Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan và chi bộ huyện Yên Mô. Tại Ga Ghềnh, đã có cuộc rải truyền đơn của cách mạng và có lần lá cờ búa liềm đã được treo ở đây. Năm 1951, Pháp mở cuộc càn lớn ra phía tây nam tỉnh Ninh Bình. Trận đánh ở Đền Sàng, phố Cát (chỗ Rịa đi vào) rất dữ dội. Đây là cuộc “chạm súng” giữa một cánh quân Pháp với một đơn vị thuộc trung đoàn chủ lực của ta. Pháp muốn “giương oai” nên đã mời Phó Tổng thống Mỹ Ních-xơn đến “chứng kiến” cuộc càn này. Phó Tổng thống Mỹ đứng ở trước cửa Ga Ghềnh nhìn về phía đường 59 - con đường từ ngã ba Ghềnh - chỗ Đồn Cao - đi lên Rịa và huyện lỵ Nho Quan. Tấm ảnh chụp Phó Tổng thống Mỹ ta sưu tầm đã được in trong một tập sách của tỉnh Hà - Nam - Ninh (cũ). Năm 1945, sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công, Pháp gây hấn ở Nam Bộ. Cuộc xuất quân “Nam tiến” từ miền Bắc vô miền Nam rất rầm rộ, đầy khí thế oai hùng. Ga Ghềnh được chứng kiến cuộc “Lên đường vô Nam đánh giặc” vào cuối năm Ất Dậu 1945. Tư liệu cho hay: “Chi đội Độc Lập hội quân tại thị xã Ninh Bình để chuẩn bị Nam tiến. Đơn vị được phát quân phục mới may bằng vải kaki vàng, mũ ca-lô. Được trang bị súng trường, súng máy. Hạ tuần tháng Chạp, Bộ Giao thông công chính điều đoàn xe lửa chở đội quân này”. Ga Ghềnh được đón chi đội Độc Lập lên tàu. Rất đông bà con: trẻ già, trai gái đến nhà ga để tiễn đưa những chiến sĩ Nam tiến. Một ông cụ đọc to câu đối mừng: Nhất nhung đại định hà thần tốc Giáp tẩy cung mang lạc thái bình (Một cuộc động binh dẹp loạn thần tốc Khi bỏ giáp treo cũng sẽ vui thái bình) Ga Ghềnh, chợ Ghềnh - nơi tôi sinh ra và cất tiếng khóc chào đời, gần 80 năm rồi vẫn còn in dấu ấn rất sâu sắc trong tâm hồn tôi - một cựu chiến binh. Ga quê ơi! Ga quê ơi! Một thời đáng nhớ. Một thời không quên. Ga Hải Phòng Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng dài 102 km được thực dân Pháp khởi công xây dựng từ năm 1901 nhằm mục tiêu biến con đường huyết mạch này thành phương tiện chủ yếu phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược tại vùng Bắc Bộ. Ngày 16-6-1902, toàn tuyến được chính thức đưa vào khai thác. Và cái tên ga Hải Phòng ra đời từ đó. Đối với cán bộ công nhân viên (CBCNV) ngành ĐS, cái tên ga Hải Phòng còn mang đậm một dấu ấn riêng: đó là nơi Bác Hồ bắt đầu chuyến khởi hành bằng tàu hỏa từ Hải Phòng về Thủ đô Hà Nội vào ngày 21-10-1946, sau khi dự hội nghị Phông-ten-nơ-blô. Nhận thức rõ vinh dự to lớn, trách nhiệm nặng nề của mình, CBCNV ga Hải Phòng đã góp phần cùng với các cán bộ nhân viên Nha Hỏa xa lúc đó và những nhân viên làm việc trên các nhà ga, các đoàn tàu, các ngành địa phương liên quan, đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều vị lãnh đạo cao cấp khác của Đảng, Nhà nước về Thủ đô tuyệt đối an toàn, đúng kế hoạch. Tại ga Hải Phòng, Hải Dương, qua cửa sổ con tàu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tươi cười vẫy tay chào cán bộ, nhân viên đến đón và tiễn Người. Đây là kỷ niệm sâu sắc mà những CBCNV ga Hải Phòng còn ghi nhớ mãi. Sau ngày toàn quốc kháng chiến thắng lợi, Hải Phòng là điểm sau cùng của đường sắt miền Bắc còn bị thực Pháp chiếm đóng. Cùng với nhân dân, công nhân khu đường sắt Hải Phòng, công nhân nhà ga đã có 12 cuộc đấu tranh quan trọng bảo vệ máy móc, vật liệu. Ngày 13-5, bộ đội ta tiếp quản ga Hải Phòng. Sáng ngày 15-5- 1955, nhà ga hoạt động bình thường, đón tiếp tàu chở bộ đội và cán bộ tiếp quản vào thành phố; tuyến Hà Nội - Hải Phòng hoạt động trở lại như thường lệ. Bây giờ, ga Hải Phòng đã là ga loại 1 của ngành đường sắt Việt Nam, trực thuộc Công ty Vận tải hàng hoá đường sắt. Trụ sở chính của nhà ga đặt tại trung tâm thành phố Hải Phòng, số 75 đường Lương Khánh Thiện. Ga cũng đã có các văn phòng đại diện và trạm công tác tại thị xã Lào Cai, thành phố Thái Nguyên, thành phố Việt trì, thị xã Yên Bái, thị xã Phủ Lý. Hàng ngày có 6 đến 8 đôi tàu nhanh, nối liền Hà Nội - Hải Phòng, thời gian đi về chỉ 2 giờ. Ga Hải Phòng khai thác hệ thống đường sắt tại nhà ga và hệ thống đường sắt trong cảng Hải Phòng, cảng Chùa Vẽ, cảng Viconsip. Ga có khả năng đáp ứng thường xuyên khối lượng hàng hóa từ 3000 đến 4000 tấn xếp, 2000 đến 3000 tấn dỡ/ngày với hệ thống hóa trường diện tích 6000 m2, kho kín diện tích 500 m2 và trang thiết bị phục vụ xếp dỡ hiện đại. Cùng với thành phố biển Hải Phòng, ga Hải Phòng đang từng bước vươn lên khẳng định tiềm năng và nội lực, trở thành một ga hàng hóa có tầm cỡ của ngành và khu vực. Ga Hà Nội Ga Hà Nội được khánh thành vào năm 1902 - cùng năm với chiếc cầu Long Biên lịch sử. Trong khi người Hà Nội và cả những du khách nước ngoài đều biết tới cầu Long Biên như là một chứng tích lịch sử, văn hóa quý giá và độc đáo của riêng Hà Nội thì tiếc thay, ga Hà Nội lại ít được nhắc tới, hoặc chỉ được biết tới như một nhà ga bình thường của ngành đường sắt. Là nhà ga xuất phát của con đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn thuở ban đầu, rồi đường Hà Nội - Hải Phòng (1903), Hà Nội - Lào Cai (1905) và 36 năm sau là con đường sắt xuyên Việt (1936), ga Hà Nội là một trong những địa danh từng chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử của Thủ đô hào hoa và kiêu hãnh. Đặc biệt nơi đây đã từng diễn ra một trong những trận đánh lớn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc vĩ đại của dân tộc. Ngay sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, ga Hà Nội đã cùng cả nước tích cực phục vụ cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, chi viện nhân dân Nam Bộ kháng chiến. Cuối năm 1945 đầu 1946, từ Ga Hà Nội, ngày đêm các đoàn tàu hối hả đưa các đoàn quân Nam tiến từ các địa phương vào Nam chống quân xâm lược Pháp, mang trên mình những lá cờ đỏ sao vàng, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, những biểu ngữ, khẩu hiệu “ủng hộ Nam Bộ kháng chiến”, “Việt Nam độc lập”, “Đả đảo thực dân Pháp”, “Nam Bộ là đất của Việt Nam”. Nam tiến là hình ảnh cả nước ra trận và các nhà ga, các đoàn tàu hỏa tuyến Hà Nội - Nha Trang là nơi biểu hiện sinh động, hào hùng hình ảnh đó. Tháng 12-1946, kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Cùng với cả nước, đêm 19 rạng ngày 20-12-1946, cuộc kháng chiến của công nhân đường sắt Việt Nam đã bắt đầu trên mọi tuyến đường với khí thế hết sức hào hùng, quyết liệt, nhất là ở các khu ga đầu mối, thành phố lớn. Tại khu Hàng Cỏ và Sở Hỏa xa Việt Nam, trung tâm đầu mối của toàn ngành đường sắt, cuộc chiến đấu đã diễn ra ác liệt, gay go ngay từ những giờ phút đầu của cuộc kháng chiến. Với thế chủ động ban đầu, Vệ quốc đoàn và tự vệ ga đã kiên quyết tiến công, tìm cách đánh bật quân Pháp ra khỏi nhà ga và lật đổ các toa tàu làm vật cản không cho quân Pháp từ hai phía bắc, nam lọt vào ga. Vùng Ga Hàng Cỏ, khu Đấu Xảo và dọc đường Hàng Lọng (đường Lê Duẩn ngày nay), quân ta được nhân dân giúp đỡ lập nhiều chướng ngại vật bằng toa tàu, giường tủ, cột điện để chặn xe tăng, xe cơ giới địch. Tuy vũ khí thô sơ nhưng với tinh thần dũng cảm, bộ đội, tự vệ ta đã bắn cháy một xe tăng và 2 xe quân sự địch ở đầu đường Hàng Lọng, làm chủ tình hình vùng ga suốt đêm 19. Với ý đồ chiếm giữ bằng được ga Hàng Cỏ, sáng 20-12, Pháp đã tăng cường lực lượng đánh chiếm khu vực ga. Bị chặn đánh ở đầu phố Hàng Lọng, quân Pháp trở lại Cửa Nam, xuống Hỏa Lò rồi lên khu Đấu Xảo để lên Ga Hàng Cỏ. Tự vệ ta ra sức chặn đánh nhưng do vũ khí cạn dần nên phải rút lui khỏi khu vực nhà ga sau khi đã tháo dỡ, di chuyển thêm một số thiết bị cần thiết đưa ra ngoài vòng vây. Phải rút lui nhưng bộ đội, tự vệ ta vẫn bám sát tình hình địch, vận động công nhân không đi làm việc cho chúng và tìm cách đánh phá không cho ga hoạt động trở lại. Đêm 28-12, Vệ quốc đoàn và tự vệ ga đã tập kích khu vực ga, đánh phá nhà dầu Sen ở Khâm Thiên lần thứ 3 trong vòng hơn 1 tuần. Đạn pháo 75 ly của ta đã bắn trúng các vị trí địch làm hỏng một số xe quân sự của chúng. Đồng chí Vũ Giáp và đồng chí Quang, công nhân tự vệ ga đã dũng cảm tiếp cận 1 xe địch rồi dùng khẩu đại liên trên xe khống chế quân Pháp, tạo điều kiện cho đồng đội xung phong vào nhà ga. Ta làm chủ Ga Hàng Cỏ suốt đêm, thu nhiều súng đạn của địch rồi rút ra an toàn. Đêm 15-1-1947, 3 tiểu đoàn cùng tự vệ Ga Hàng Cỏ, trong đó có tự vệ hỏa xa mở cuộc tập kích mạnh vào vùng Ô Chợ Dừa, Ga Hàng Cỏ, diệt nhiều sinh lực địch. Từ tháng 7-1954, hòa bình được lập lại ở Việt Nam. Ngày 17-9-1954, Chính phủ thành lập ủy ban quân quản Hà Nội. Ngày 20-9-1954, bộ máy tiếp quản hình thành, trong đó có cán bộ của ngành đường sắt. Đồng chí Trương Quang Hy là trưởng đoàn tiếp quản Ga Hà Nội, đồng thời là Giám đốc Sở Hỏa xa Hà Nội. Trung tuần tháng 8, đầu tháng 9-1954, nội thành đã lập được 20 đội tự vệ với 934 đội viên, trong đó ga Hà Nội có 46 người. Đêm 20-9-1954, hàng ngàn công nhân Sở hỏa xa và nhân dân quanh ga đã đấu tranh chống lại âm mưu của địch là dụ dỗ cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam và mang theo máy móc, thiết bị, tài liệu. Tự vệ và công nhân đã tổ chức canh gác suốt ngày đêm. Ta còn chú ý vận động một số lính Âu Phi ở ga Hàng Cỏ mở cửa kho để ta đưa vật liệu, phụ tùng đi cất giấu, trong đó có 8 chiếc kích đầu máy xe lửa còn mới nguyên. Sáng ngày 6-10 ta tiếp quản khu ga Văn Điển. Sáng 9-10, ta tiếp quản ga Hàng Cỏ. Buổi chiều đã có ngay chuyến tàu đầu tiên với cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ chạy xuống Văn Điển đón bộ đội, cán bộ, nhân dân vào nội thành. Ngày 10-10, thủ đô Hà Nội được giải phóng. Chiều 10-10, tàu hỏa của ta chạy sang Gia Lâm chỉ sau 2 giờ quân Pháp rút chạy. Lịch sử đã sang một trang mới. Hôm nay, bước chân đến Ga Hà Nội, hành khách sẽ thấy một nhà ga hiện đại, văn minh với hệ thống phòng đợi tàu, phòng đợi khách liên vận quốc tế khang trang, lịch sự, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị như bảng chỉ dẫn điện tử, hệ thống internet không dây phục vụ hành khách đi tàu hiện đại Hệ thống quản lý đặt chỗ bán vé tự động ngày càng phát huy hiệu quả, đặc biệt trong công tác bán vé. Trong những năm đổi mới, ga Hà Nội đã được nhận nhiều danh hiệu cao quý do Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, ngành ĐS và các đoàn thể trao tặng: Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen, Cờ luân lưu của Chính phủ, Cờ thi đua xuất sắc nhất của Bộ Giao thông vận tải, đơn vị dẫn đầu thi đua ngành đường sắt. Nếu còn sống, hẳn Paul Doumer, viên toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ, người đã khởi xướng thiết lập các tuyến đường sắt ở Đông Dương và tuyến đường sắt thâm nhập vào Trung Quốc, hẳn sẽ không ngờ rằng, Ga Hàng Cỏ được xây dựng với mục đích ban đầu là một trong những địa điểm tập kết hàng hóa, tài nguyên giặc Pháp bóc lột được của xứ An Nam để nuôi béo bè lũ thực dân, ngày nay đã và đang trở thành một điểm sáng trong ngành giao thông vận tải, là một đầu mối giao thông quan trọng của ngành đường sắt, đang từng ngày, từng giờ đổi mới, đóng góp sức mình vào công cuộc hiện đại hóa của Thủ đô Hà Nội anh hùng. . LỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM Ga Ghềnh Ga Ghềnh nằm ở phía Bắc dưới chân dốc Đồng Giao. Cái tên Ghềnh đủ nói lên sự hiểm trở và hoang rậm của vùng đất. biết tới như một nhà ga bình thường của ngành đường sắt. Là nhà ga xuất phát của con đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn thuở ban đầu, rồi đường Hà Nội - Hải Phòng (1903), Hà Nội - Lào Cai (1905). Nội - Hải Phòng hoạt động trở lại như thường lệ. Bây giờ, ga Hải Phòng đã là ga loại 1 của ngành đường sắt Việt Nam, trực thuộc Công ty Vận tải hàng hoá đường sắt. Trụ sở chính của nhà ga