LỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM Ga Ninh Bình Ga thị xã Ninh Bình quê tôi là một ga “tỉnh lẻ”, thuộc vào loại ga bé nhưng mà là “bé hạt tiêu”. Ga nằm trên vùng đất có bề dày về văn hóa, lại là tỉnh có nhiều danh thắng, như “Nam thiên đệ nhị động” (Bích Động), “Nam thiên đệ tam động” (Địch Lộng). Viết về ga thị xã Ninh Bình mà nói dài dòng như trên là có lý do chính đáng. Nhà ga được xây hai tầng khang trang hiện nay đứng trên vùng đất thiêng. Trước mặt ga là núi Cánh Diều, tên chữ Ngạc Mỹ Nhân - cô gái đẹp như ngọc. Sau lưng nhà ga là dòng Vân Sàng - tức sông Giường Mây, cái tên được đặt để “kỷ niệm” cuộc gặp gỡ giữa Lê Hoàn - Lê Đại Hành đi đánh trận từ phương Nam trở về, gặp Hoàng hậu Dương Vân Nga ngồi thuyền rồng ở sông Vân đón ông. Cái đêm hoa đăng mà ông bà gặp nhau trên dòng sông quê, khó mà nói cho đầy đủ được. Ga đứng đấy - đứng nơi dấu chân các danh tướng, quân sĩ từ thời Hai Bà Trưng, thời Đinh, thời Lý và dấu chân vua Trần cùng quân sĩ trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai (1285) đã qua lại nơi này. Cũng còn phải kể đến những dấu chân một vài cánh quân của họ Trịnh, của Lê Lợi, của Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng đã từng “hành binh” qua vùng đất thị xã này. Đến thời Cách mạng Tháng 8-1945, thì dấu chân “chiến sĩ của Bác Hồ” còn dày đặc hơn ở chính nơi dựng ga này, đó là dấu dép của Binh đoàn chủ lực 304, 308, bộ đội địa phương tỉnh Ninh Bình. Đánh Pháp, nhà ga đứng đấy im lìm, cửa đóng chặt. Quân Pháp đóng ở núi Non Nước, ở nhà thờ công giáo ngay bên cạnh nhà ga. Đánh Mỹ, ga thị xã Ninh Bình gồng mình chịu những trận bom cực kỳ ác liệt. Có một trận Mỹ đánh đêm, chúng quăng bom vào nhà ga, các nhà xung quanh ga đổ sập. Trận đánh kéo dài vì lúc ấy, chúng cho là có đoàn tàu vận tải đang vào ga. Anh Chu Thăng, nguyên Tổng biên tập Báo Đường sắt Việt Nam có mặt trong trận bom này. Anh Chu Thăng và mấy cán bộ nhà ga nói: Sau trận bom, nhà cửa tan nát, cây cối gục đổ, đến mình là người nhà ga mà cũng không tìm ra đường vào nhà ga. ác liệt quá. Thời đánh Mỹ ấy, Ga Ninh Bình ngẩng cao đầu, đứng vững với tư thế dũng sĩ, với khí phách Ninh Bình. Đèn nhà ga vẫn sáng, dẫu là ánh sáng le lói. Tiếng còi tàu vẫn âm âm dội vào vách núi Cánh Diều và mấy trăm bánh sắt vẫn lăn đều trên hai đường ray, đi qua nhà ga, kéo một hồi còi, để rồi “xình xịch” chạy về ga Cầu Yên, ga Ghềnh, ga Đồng Giao Tàu chở quân, chở lương thực, chở vũ khí, chở quân trang. Thơ đánh Mỹ của Ninh Bình thời ấy viết khá hay: “Tàu đi dưới trận mưa bom; Tiếng còi âm vọng nước non Ninh Bình”. Có lẽ, xin được nói thêm điều này: Chỉ một, hai năm nữa thôi, thị xã Ninh Bình sẽ “lên đời”, thành “thành phố Hoa Lư”, một thành phố du lịch. Nhà ga của một “thành phố du lịch” tất nhiên phải khang trang hơn, đẹp đẽ hơn, giàu có hơn và văn minh hơn. Ga Phan Thiết Viết về ga thành phố Phan Thiết, cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thuận Hải (cũ) sơ thảo” có viết: “Năm 1899, toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập phái đoàn “Lang Biang”. Nhiệm vụ của phái đoàn này là: Xây dựng đường xe hỏa từ Tháp Chàm qua Đờ-răn lên Đà Lạt, nối cửa biển Ninh Chữ với cửa ngõ của Tây Nguyên màu mỡ, và từ đó, nối các tỉnh miền Nam với miền Trung. Các công trường Tháp Chàm - Đà Lạt, Tháp Chàm - Biên Hòa, Tháp Chàm - Nha Trang lần lượt xuất hiện trên đất Ninh Thuận, Bình Thuận. Đường xe hơi cũng được mở ra gần như song song với đường xe lửa. Năm 1903, khu vực nhà ga Phan Thiết với hệ thống kho tàng đã xây xong. Năm 1920, đường sắt Biên Hòa - Tháp Chàm được nối liền…”. Thời ấy, Bình Thuận được gọi là tỉnh với viên Tuần Vũ đứng đầu. Còn Ninh Thuận được gọi là Đạo do một Quản đạo điều hành công việc. Như vậy, nhà ga Phan Thiết có “tuổi đời” khá cao, khoảng một trăm năm có lẻ. Xưa, ga đứng trên địa bàn của thị xã “nắng nhiều hơn mưa”, nay là nhà ga của một thành phố - thành phố Phan Thiết - thủ phủ của Bình Thuận, tỉnh cuối cùng của dải đất miền Trung. Ga Phan Thiết tọa lạc trên một khu đất đẹp, cách sông Cà Ty một quãng ngắn. Cùng với ga Mương Mán và ga Ma Lâm, ga Phan Thiết tạo thành ba góc của một khu tam giác lửa thời Bình Thuận cầm súng đánh Mỹ - ngụy. Tuy là ga thành phố, nhưng ga này vẫn là “ga lẻ” vì rằng, những đoàn tàu vô Nam ra Bắc đều chạy qua ga Mương Mán, rồi xuyên Rừng Lá để đi ngược về xuôi. Dẫu vậy, “ga lẻ” Phan Thiết vẫn nặng gánh trên vai. Mỗi ngày, có ba đôi tàu dừng bánh và xuất phát tại đây. Từ đây, tàu chạy ra ga Mương Mán và đón hành khách từ ga Mương Mán về thành phố. Gánh nặng nhất của ga này là những toa tàu “khiêng” những thùng nước mắm để đến với hàng nghìn, hàng vạn cái bếp khắp nơi. Trước đây, trước cửa nhà ga có những bãi rác, “sản phẩm” thừa thãi của một thị xã đang chuyển mình lên thành phố. Khách đi tàu, ngồi chờ mua vé, nhìn bãi rác lắc đầu. Và thế là cán bộ công nhân viên nhà ga đã xắn tay áo ra sức dọn dẹp, biến chỗ này thành một vườn hoa với nhiều màu sắc. Ga Sài Gòn Nằm ở điểm cuối hành trình trên tuyến đường sắt xuyên Việt nhưng ga Sài Gòn lại là công trình đầu tiên do người Pháp khởi công khi tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho dài 71 km được xây dựng năm 1881 và hoàn thành năm 1885. Hồi ấy, ga Sài Gòn tọa lạc cạnh bùng binh chợ Bến Thành (trên nền khuôn viên công viên 23/9 Quận 1 - thành phố Hồ Chí Minh bây giờ). Xuất phát từ ga Sài Gòn, đường sắt mở thêm 2 tuyến: Sài Gòn - Lộc Ninh dài 127 km có 17 ga và Sài Gòn - Hà Nội khởi công năm 1906, hoàn thành thông tuyến 1936, giúp cho việc đi lại trở nên thuận tiện, hàng hóa miền Tây, miền Đông và khu vực miền Trung lưu thông. Nam bộ kháng chiến, ga Sài Gòn là nhân chứng của thời kỳ 1946-1954, tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho lại bị chia cắt nhiều đoạn, tuyến Lộc Ninh cũng hư hại Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, chính quyền Sài Gòn cố gắng đầu tư khôi phục tuyến Sài Gòn - Đông Hà để phục vụ chiến tranh nhưng bị quân và dân ta liên tục đánh phá cắt vụn tuyến đường này. Đến năm 1974, đường sắt Việt Nam chỉ còn 365 km trong đó có khu đoạn Sài Gòn - Biên Hòa còn hoạt động thường xuyên. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 14-11-1975, Chính phủ quyết định khôi phục tuyến đường sắt Bắc Nam sau 30 năm gián đoạn. Trong thời gian hơn một năm, Nhà nước và nhân dân ta đã tập trung nhân lực, vật lực hoàn thành thông tuyến vào ngày 31-12-1976. ga Sài Gòn tưng bừng cờ hoa tiễn đoàn tàu Thống Nhất đầu tiên ra thủ đô Hà Nội và tay bắt mặt mừng đón đoàn tàu từ Hà Nội chạy vào trong niềm hân hoan phấn khởi của nhân dân cả nước. Năm 1978, thực hiện chủ trương chỉnh trang quy hoạch đô thị của uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ga Sài Gòn rời về ga Bình Triệu, đồng thời nâng cấp, tu sửa ga hàng hóa Hòa Hưng cũ để thành ga hành khách Sài Gòn. Tháng 11-1983, ga Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động, khai thác. Với diện tích 40.000 m2, thuộc phường 9, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, ga Sài Gòn nhanh chóng lấy lại vị thế, tên tuổi và tình cảm của người dân Nam bộ, đặc biệt là hành khách đi tàu Nam Bắc. Sau hơn 15 năm đổi mới đến nay, ga Sài Gòn không ngừng được nâng cấp, cải tạo, tu bổ, chỉnh trang, đầu tư nhiều trang thiết bị nghe nhìn, máy lạnh, máy rút tiền tự động, bán vé điện toán Quảng trường ga như một công viên, có vườn hoa cây xanh. Gần 200 cán bộ công nhân viên luôn duy trì phong trào "chính quy - văn hóa - an toàn", thực hiện làm việc kỷ cương, nề nếp, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, chủ hàng Lấp lánh 2 tấm huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba, ga Sài Gòn tiếp tục phấn đấu ổn định, tăng trưởng và an toàn, xứng đáng là nhà ga "văn minh - hiện đại" giữa lòng thành phố mang tên Bác. . LỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM Ga Ninh Bình Ga thị xã Ninh Bình quê tôi là một ga “tỉnh lẻ”, thuộc vào loại ga bé nhưng mà là “bé hạt tiêu”. Ga nằm trên vùng. là người nhà ga mà cũng không tìm ra đường vào nhà ga. ác liệt quá. Thời đánh Mỹ ấy, Ga Ninh Bình ngẩng cao đầu, đứng vững với tư thế dũng sĩ, với khí phách Ninh Bình. Đèn nhà ga vẫn sáng,. công giáo ngay bên cạnh nhà ga. Đánh Mỹ, ga thị xã Ninh Bình gồng mình chịu những trận bom cực kỳ ác liệt. Có một trận Mỹ đánh đêm, chúng quăng bom vào nhà ga, các nhà xung quanh ga đổ sập.