Bọ xít hút máu người Bọ xít hút máu người đang ngày càng xuất hiện nhiều ở Hà Nội. Người bị bọ xít cắn sẽ ngủ sâu 18 tiếng. Ngủ triền miên từ 16 - 18h/ngày Theo TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật), loài bọ xít này đã xuất hiện trên thế giới rất nhiều và dịch lây nhiễm ký sinh trùng do chúng gây ra để lại hậu quả rất lớn. Ở châu Mỹ Latinh có khoảng 16 - 18 triệu người bị bệnh chaga’s. Một số nước như Chile, Bolivia, Achentina, Brazil có khoảng 65% lãnh thổ bị loài bọ xít này truyền bệnh. Theo nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, loài bọ xít hút máu người có mặt trên tất cả các nơi, kể cả các khu phố sang trọng. Tuy nhiên, nơi có mật độ cao là những nơi sinh sống thiếu vệ sinh và các khu nghèo khổ. Mẫu lưu bọ xít mà TS Lam tìm thấy. Mầm bệnh chaga’s do ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi gây ra có 2 thời kỳ là bắt đầu bị bệnh và thời kỳ mãn tính. Khi mới bị đốt, con người mắc phải triệu chứng mệt mỏi, ngủ nhiều, mất khả năng miễn dịch. Số người bị chết do bị đốt ở giai đoạn đầu này chiếm khoảng 5%. Giai đoạn thứ hai diễn ra lâu hơn, từ 10 - 30 năm. 1/3 số người ở giai đoạn 1 sẽ chuyển sang giai đoạn 2, gọi là mãn tính. Phần lớn người bị bệnh mãn tính đều chết do rung tim, nghẽn mạch phổi và ô nhiễm máu. Điều đáng nói, nhiều người lầm tưởng mình bị bệnh cao huyết áp hay các bệnh về máu, nhưng kỳ thực là do bệnh chaga’s gây nên. Ở Việt Nam, theo phản ánh từ Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật cho thấy, người bị bệnh đầu tiên là do đi nghỉ mát ở Tam Đảo. Sau khi về nhà người này thấy mệt mỏi, ngủ triền miên từ 16 - 18h/ngày. Ngày càng nhiều khu vực xuất hiện bọ xít hút máu Ở Hà Nội hiện nay, càng ngày danh sách khu vực xuất hiện bọ xít hút máu người càng dài hơn. Như khu Nghĩa Đô (Cầu Giấy), Gia Lâm, các khu phố dọc sông Hồng, các khu phố dọc sông Tô Lịch thuộc Hà Đông Đặc biệt, bọ xít hút máu người có nhiều ở các nhà nghỉ, khách sạn do điều kiện vệ sinh không được tốt. Ở Nghĩa Đô, nhóm làm nghiên cứu đã thu được 5 cá thể trưởng thành và 7 cá thể ấu trùng. Điều chắc chắn là loài bọ xít này vẫn đang sinh sôi ở trên gác xép nhà nhưng vì chưa có điều kiện vệ sinh, sắp xếp nên chủ nhà vẫn phải chấp nhận sống chung với chúng. Ban ngày loài bọ xít này chủ yếu chui vào khe tủ, khe giường hay khe tường. Tối đến chúng bò ra tìm mồi để đốt. Vì thế, ban ngày rất khó khăn để tìm được loài này. Khi đã đốt máu no say, con bọ xít có thể lớn bằng nửa ngón tay cái. Loài này không chỉ sống ở những nơi dân cư có điều kiện sống thấp mà có ở ngay cả những khách sạn sang trọng hay nhà 3 - 4 tầng. Khả năng sống của chúng cũng rất đáng sợ, vì có thể sống trong quyển sách dày kẹp chặt, 1 - 2 tuần sau vẫn sống. Hay chúng có thể nhịn ăn từ 6 - 7 tháng mà không bị chết. Loài này phát triển nhiều vào mùa nắng nóng. Hiện loài bọ xít hút máu người ở Việt Nam chưa được tiến hành thí nghiệm tổng thể. TS Trương Xuân Lam là người đầu tiên nghiên cứu về loài này. Thời gian sắp tới, ông phải chuyển mẫu sang Mỹ để xét nghiệm. . Bọ xít hút máu người Bọ xít hút máu người đang ngày càng xuất hiện nhiều ở Hà Nội. Người bị bọ xít cắn sẽ ngủ sâu 18 tiếng. Ngủ triền miên. xuất hiện bọ xít hút máu người càng dài hơn. Như khu Nghĩa Đô (Cầu Giấy), Gia Lâm, các khu phố dọc sông Hồng, các khu phố dọc sông Tô Lịch thuộc Hà Đông Đặc biệt, bọ xít hút máu người có nhiều. Achentina, Brazil có khoảng 65% lãnh thổ bị loài bọ xít này truyền bệnh. Theo nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, loài bọ xít hút máu người có mặt trên tất cả các nơi, kể cả các khu phố