1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Không gian nghệ thuật trong một áng ca dao ppsx

7 407 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 175,52 KB

Nội dung

Không gian nghệ thuật trong một áng ca dao Gặp lời ca dao trên có không ít người đã cho rằng tác giả dân gian vay mượn Truyện Kiều. Đã hẳn là không có căn cứ gì nhưng theo lẽ thường ai cũng nghĩ: Nguyễn Du là bậc thiên tài trong văn giới, vậy một câu thơ hay như thế hẵn phải là do ông sáng tác. Điều đó thật bất công bởi chính ông, khi sáng tác ra Truyện Kiều bất hủ, đã phải mượn một thể thơ được hoàn thiện bởi bàn tay sáng tạo tài tình của các tác giả dân gian. Cũng thật không đúng khi đem một tác phẩm dân gian so tài với những câu thơ của Nguyễn bởi chính ông đã từng “xăm xăm đè nẻo Lam Kiều(2)” tham gia vào những sáng tác dân gian, tham gia vào những cuộc hát phường vải để rồi duyên nợ với nhị nữ đất Trường lưu(3). Từ những lẽ trên khi phân tích bài ca dao này một mặt chúng tôi muốn chỉ ra tài năng của tác giả dân gian trong sáng tạo nghệ thuật, mặt khác để nếu có ai nghĩ rằng tác giả dân gian đã học Nguyễn Du sẽ thấy họ là bậc “học trò” tài nghệ bởi câu ca dao đã sử dụng không gian nghệ thuật vượt trội cả “thầy”. Đấy cũng là lý do để bạn đọc lượng thứ cho chúng tôi bởi cái việc so sánh không nên có như trong bài viết này. Trước tiên chúng ta hãy bắt đầu bằng không gian nghệ thuật trong câu Kiều đã dẫn. Sau khi được Thúc ông cho làm lễ cưới, Thúc Sinh từ biệt Kiều về báo với Hoạn Thư. Cuộc giã biệt của họ đầy quyến luyến nhưng không ít lo âu bởi “Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm”. Nỗi niềm đó thấm đượm cả đất trời. Vầng trăng xưa đã từng chứng kiến những phút giây ân ái “bầu tiên chuốc rượu” nay lại chứng kiến “người lên ngựa, kẻ chia bào”. Cả rừng phong, cả vầng trăng, cả cái không gian vũ trụ bao la rộng lớn đó như chứa đầy nỗi buồn ly biệt. Một cuộc biệt ly không “Chia nửa vầng trăng” cho nhau như của những người đi chiến đấu để bảo vệ hạnh phúc cho cả dân tộc bởi quanh họ còn có cộng đồng. Cuộc biệt ly của Kiều với chàng Thúc là cuộc biệt ly chỉ của hai người. Giữa cái không gian bao la rộng lớn vắng lặng lạnh lẽo đến rợn người, giữa ngút ngàn trời đất “dâu xanh” “bụi cuốn” chỉ lẻ loi “người về chiếc bóng”, “kẻ đi một mình”. Nỗi đau của họ như xé cả vầng trăng, như trải cùng trời đất. Miêu tả được một cuộc chia ly như thế hẵn đã mấy người. Tuy nhiên xét cho cùng cái không gian nghệ thuật mà cụ Nguyễn sử dụng để biểu thị cuộc chia ly ở đây chỉ là một không gian hiển thị, không gian đó dù rộng lớn vượt tầm trường thị của con người, dù nó được trải ra cả trên trời lẫn dưới đất thì cũng chỉ là một không gian mà một nghệ sĩ nhiếp ảnh có thể khuôn vào một bức ảnh phẳng. Chính vì lẽ đó sau câu lục người ta có thể đặt một dấu hai chấm (:) và câu bát chỉ là sự triển khai tiếp theo cái không gian đã được vẽ ra trong câu lục mà thôi. Vầng trăng ai xẻ làm đôi (:) Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường ở những câu tiếp theo của truyện Kiều, Nguyễn Du đã chuyển sang cảnh khác, cảnh Thúc Sinh về đến nhà gặp vợ cả. Còn nếu ngược lên phần trên của truyện Kiều chúng ta cũng thấy Nguyễn Du tuy sử dụng nhiều cảnh khác nhau để diễn tả cuộc chia ly này nhưng tất cả đều chỉ là những toạ độ khác nhau của cùng một không gian mà thôi. Như vậy rõ ràng để thể hiện cuộc chia ly này Nguyễn Du chỉ sử dụng một không gian - không gian vũ trụ - không gian đó phẳng và đơn điệu. Dù là chốn rừng phong, là nẻo dặm hồng bụi cuốn, là mấy ngàn dâu xanh thì vẫn là trời là đất, là không gian hiển thị. Nghĩa là khi sử dụng không gian nghệ thuật để thể hiện cuộc chia ly đầy đau xót, đầy quyến luyến, nhớ nhung giữa Thuý Kiều và Thúc Sinh Nguyễn Du chỉ mới sử dụng một không gian. Trong khi đó không gian trong bài ca dao có thăm thẳm trời cao, có bao la trần thế, có nhỏ bé một quảng đường; có hiển thị một vầng trăng chia nửa, có ảo ảnh một trần thế ngược xuôi; có gần, có xa, có tả thực, có ước lệ biến hoá khôn lường. Hệt như câu Kiều, bài ca dao cũng mở ra trong câu lục một không gian vũ trụ bao la rộng lớn và mục tiêu của tác giả dân gian cũng nhằm thể hiện nỗi buồn của một cuộc chia ly: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi” . Thế nhưng với cách làm như khi khảo sát câu Kiều, chúng ta hãy dấu hai chấm (:) sau câu lục đầu tiên cho bài ca dao thử xem. Điều đó không thể thực hiện được bởi lẽ câu bát kề sau không phải là sự triển khai cái không gian đã được thiết lập ở câu lục. Sang câu bát trong lời ca dao đã chuyển sang một không gian khác - không gian trần thế: “Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?” Cái khác của không gian thứ hai trong bài ca dao này không phải là ở một toạ độ mới. Cái không gian “đường trần' mà tác giả dân gian thiết lập trong câu bát này trần trụi giữa nhân thế nhưng lại không nhìn thấy được như không gian vũ trụ ở câu lục của bài ca dao hay như trong câu thơ cụ Nguyễn. Không gian này chỉ được người nghe(4) cảm nhận, cảm thấy, nó thấm thía trong gan ruột con người, nó vô hình mà con người không thể tránh được. Cái đường trần mà ai vẽ ra để đôi lứa càng đi càng cách xa nhau bởi hai vectơ chuyển động ngược chiều đó đã đẩy nhanh hơn sự xa cách của đôi bạn tình. Một bức tranh không chỉ có sự chia đôi của một vầng trăng, mà còn có sự ngược xuôi của đường đời, sự cắc cớ của mối duyên tình. Không gian đó tưởng tĩnh mà động, không chỉ có cái hiển thị mà còn có cả cái hàm ẩn, có cả tầng nổi lẫn tầng chìm, có gần, có xa nhưng bao trùm lên cả là nỗi buồn ly biệt. Đưa vào đây không gian thứ hai - không gian trần thế - tác giả dân gian đã cho ta một bức tranh khái quát hơn, sâu hơn, thấm thía hơn về một cuộc chia ly đầy lưu luyến. Thêm vào nữa, nếu trong câu thơ của mình Nguyễn Du chỉ sử dụng một câu hỏi tu từ “ai xẻ?' thì trong bài ca dao tác giả dân gian lại sử dụng thêm câu hỏi tu từ thứ hai: “ai vẽ?”. Tác dụng của câu hỏi này một mặt nhằm nhấn mạnh thêm nhiều lần cái nghịch lý, cái cắc cớ của cuộc đời nhưng mặt khác lại vẽ được một bức tranh hoàn chỉnh về những thế lực đối lập với hạnh phúc của con người. Nếu trong câu Kiều chủ thể gây chia lìa đôi lứa chỉ là đối tượng ám chỉ: là trời đất, là con người thì ở câu ca dao, khi câu hỏi thứ hai xuất hiện chủ thể gây biệt ly cho đôi lứa lại được xác định: đó dù là ai thì hẳn vẫn là con người. Như vậy với hai câu hỏi tu từ tác giả dân gian đã khẳng định rằng trong cuộc đời, trời đất hay con người đều có thể gây nên ly biệt nhưng trong đó thế lực chủ yếu chính là con người, đáng trách nhất cũng chính là con người. Con người đã vẽ nên nghịch lý đó để tự làm khổ chính mình, bởi chính cái không gian trần thế ấy do con người tự vẽ ra. Con người đã biết qui tội lỗi về cho chính mình nhưng kẻ đó là ai, dĩ nhiên không phải là cô gái, cũng không hẳn đã là chàng trai. Câu hỏi ở đây không phải để trả lời, để nhận thức, mà hỏi để thấm thía, để xót xa, để cam chịu. Nỗi đau như thể không thành sẹo để hiển thị ra ngoài mà chứng kiến, mà xuýt xoa cho người khác sẻ chia, nỗi đau chìm sâu trong gân cốt để “tự mình mình biết, tự mình mình hay” và nhức nhối suốt đời. Nhưng vẫn chưa hết, nếu với hai câu thơ Nguyễn Du chỉ sử dụng một không gian thì trong bốn câu ca dao tác giả dân gian đã sử dụng đến ba không gian. Thật bất ngờ khi giữa cái bao la rộng lớn của không gian vũ trụ, không gian trần thế bổng xuất hiện một không gian vô cùng bé nhỏ: chỉ khuôn trong một bước trên đàng giữa cỏ xanh hai dãy. Nhưng giữa cái khoảng không bé nhỏ được khung lại bốn bề đó lại thấm đầy nước mắt chia ly: Đưa nhau một bước lên đàng Cỏ xanh hai dẫy mấy hàng châu sa Rõ ràng đây là một ý đồ nghệ thuật được thể hiện bằng tài năng sáng tạo tuyệt vời. Từ giữa bao la rộng lớn của trời, của đất bổng co về một không gian chật hẹp, nỗi buồn chia ly của con người cũng như theo đó mà cô lại thành giọt, rồi thành hàng, thành mấy hàng, thành vô hạn Mới một bước chia ly đã mấy hàng lệ rỏ, hỏi suốt cả quãng đường, suốt cả đường đời thì sao? Không gian co lại mà nỗi buồn, mà tình người thì mênh mông. Rõ ràng một sự dồn nén, một sự co nén để có sức bật phi thường. Cả trời cao, đất dày cả nhân thế mênh mông như cùng chứng giám cuộc chia ly đẫm lệ đó, như sẽ chìm trong dòng lệ chia ly đó. Soát xét lại toàn bộ bài ca dao với hai cặp lục bát vẻn vẹn chỉ có 28 chữ vậy mà có tới 24 chữ dành để nói không gian của cuộc chia ly, chỉ còn 4 chữ để nói tình người, vậy mà lệ tuôn lai láng, vậy mà tình người bao la. Hỏi có nỗi buồn đau nào lớn hơn? Hẵn sẽ có bạn đọc cho rằng tôi suy diễn khi nói về tài năng sử dụng không gian nghệ thuật để sáng tác thơ ca của tác giả dân gian. Dĩ nhiên khi làm ra những câu ca dao này tác giả dân gian không hề biết tới cái gọi là thi pháp, cũng không hề nghĩ tới việc sử dụng không gian nghệ thuật để sáng tạo văn chương nhưng nỗi lòng của chính họ thì họ hiểu còn cảm hứng nghệ thuật là hành vi tiềm năng ở họ thì một khi đủ trí tuệ kiểm soát được mình những cảm xúc đó có thể xuất thần trở thành những tác phẩm nghệ thuật. Điều đó có từ lâu lắm vậy mà đến thế kỷ thứ IV trước Công nguyên Aristôt mới chỉ ra đặc trưng thi pháp của văn chương. Vậy nghĩa là thi pháp đã có trong sáng tạo nghệ thuật của con người, còn thi pháp học là khoa học chúng ta mới biết từ sau Aristôt. Tác phẩm văn chương có thể có được từ những giây phút thăng hoa của những xúc cảm thầl kỳ, nó không hẳn và càng không nhất thiết phải là sản phẩm có ý thức của những lý thuyết sáng tạo. Cái giá trị bất ngờ có được trong những sáng tạo nghệ thuật của quần chúng nhân dân không có gì đáng bất ngờ chính là chỗ đó. Và điều bất ngờ còn lại chính là ở sự khẳng định “chỉ có dân gian học tập Truyện Kiều”, dẫu Truyện Kiều luôn luôn là một kiệt tác. . Không gian nghệ thuật trong một áng ca dao Gặp lời ca dao trên có không ít người đã cho rằng tác giả dân gian vay mượn Truyện Kiều. Đã hẳn là không có căn cứ gì nhưng. giả dân gian trong sáng tạo nghệ thuật, mặt khác để nếu có ai nghĩ rằng tác giả dân gian đã học Nguyễn Du sẽ thấy họ là bậc “học trò” tài nghệ bởi câu ca dao đã sử dụng không gian nghệ thuật. sang một không gian khác - không gian trần thế: “Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?” Cái khác của không gian thứ hai trong bài ca dao này không phải là ở một toạ độ mới. Cái không gian

Ngày đăng: 01/08/2014, 11:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w