1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH: A 9 docx

6 1,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 135,49 KB

Nội dung

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH: A 9 6. Hệ thống chống sét: Trình tự thi công từ dưới đất lên trên mái. Thi công hệ thống chống sét chúng tôi thi công kim thu sét #16, h=0,5m, các cọc tiếp địa l63x63x5, l=2,5m đóng ngập trong đất bằng búa, nối giữa các cọc là thép bản 30x4 tiếp địa được chôn ngập dầây 0,8m trước, sau đó mới thi công dây dẫn sét #16 và dây thu sét #10 (đã nối với dây tiếp địa) từ dưới đất lên đến mái. Dây thu sét được đặt cách bề mặt đặt dây 8cm và được liên kết với khung mái, tường bằng các chân bật, khoảng cách giữa các chân bật là 1m. dây thu sét thép #10 được đặt kẹp tường hoặc cột, được cố định bằng các chân bật. Các chi tiết lộ ngoài trời như kim thu sét, dây thu sét được sơn chống rỉ 2 nước, các bộ phận ngầm như dây tiếp địa, cọc tiếp địa tuyệt đối không sơn. 7. Các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thi công: - Các thiết bị điện như Aptomat, cầu dao, công tắc phải để nơi thuận tiện, an toàn khi sử dụng, có hộp kín bao che và biển báo hiệu. Các thiết bị máy móc có sử dụng điện phải nối đất bảo vệ an toàn và phải được bảo vệ đoạn mạch và quá tải. Chỉ có công nhân điện đã qua huấn luyện an toàn mới được làm công tác về điện. Thực hiện đúng quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng(TCVN 5308-91) có đủ lực lượng và phương tiện phòng cháy chữa cháy. V. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ : 1. Yêu cầu chung Tất cả các loại vật tư sử dụng cho công trình phải có lý lịch rõ ràng của sản xuất hoặc nhà cung cấp , bao gồm : - Chứng chỉ của nhà sản xuất - Bản thuyết minh về tính năng kỹ thuật của vật liệu - Bản thuyết minh về qui trình lắp đặt và sử dụng. - Bản kết quả kiểm nghiệm của cơ quan kiểm nghiệm về các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu. - Thời hạn sử dụng và bảo hành. Vật liệu đến công trường phải được kiểm tra, nghiệm thu chất lượng trước khi nhập kho. tất cả các chứng chỉ, biên bản, kết quả mẫu thử phải được cung cấp cho chủ đầu tư 1 bộ. 2. Xi măng : - Tiêu chuẩn xi măng theo tiêu chuẩn tcvn 2683-1992 - Sử dụng xi măng pooclăng - Xi măng đưa vào công trường phải có giấy chứng nhận về nguồn gốc, trong đó phải ghi rõ : + Tên nhà máy + Tên gọi, ký hiệu mác và chất lượng xi măng theo tiêu chuẩn tương ứng. + Loại và hàm lựơng phụ gia + Số hiệu lô, ngày sản xuất - Bao ximăng khi đưa đến công trường phải còn nguyên vẹn, không bị rách ẩm. trên vỏ bao ngoài nhãn hiệu, tên gọi, số hiệu lô, ký hiệu mác phải phù hợp với giấy chứng nhận. 3. Cát : - Cát dùng cho bê tông phải phù hợp với chỉ định vật liệu đấu thầu và theo tiêu chuẩn tcvn 1770- 1986. - Cát khi vận chuyển đến công trường không được lẫn tạp chất, bùn đất - Bãi tập kết cát phải được dọn sạch, đầm nén kỹ. 4. Đá : - Đá dùng cho bê tông phải phù hợp với chỉ định vật liệu đấu thầu và theo tiêu chuẩn tcvn 1771- 1986. - Đá dùng để trộn bê tông phải đúng kích cỡ, sạch không lẫn bùn đất. - Mẫu thử được lấy theo tiêu chuẩn tcvn 1173-1987 5. Nước : - Nước dùng để trộn bê tông và bảo dưỡng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn tcvn 4506-1987. - Nếu sử dụng giếng khoan, nước phải được đưa vào hồ lắng lọc và xử lý phèn và được kiểm nghiệm các chỉ tiêu lý hoá trước khi đưa vào sử dụng. 6. Hỗn hợp bê tông : - Cấp phối bê tông được xác định sau khi tiến hành thiết kế cấp phối bằng phương pháp thí nghiệm trên 6 mẫu vuông 15x15x15cm do trung tâm đo lường chất lượng 3 thực hiện. - Hỗn hợp bê tông trộn trên công trường bằng trạm trộn và được lấy mẫu thử , dưỡng hộ và thí nghiệm thực hiện theo các tcvn 3105-79, tcvn 3118-79. - Kiểm tra độ sụt tại chỗ theo tiêu chuẩn tcvn 3106-1993 - Công tác thi công theo tcvn 4453-1995. - Bảo dưỡng bê tông theo tcvn 5592-1991. 7. Sắt thép : - Cốt thép trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm tra bằng thí nghiệm kéo với số lượng mẫu tương ứng với từng lô hàng nhập về công trường và theo tiêu chuẩn tcvn 8874 - 91 - Công tác gia công và lắp đặt cốt thép theo tcvn 4453-1995 8. Các vật tư khác : - Các loại vật tư khác trước khi đưa vào sử dụng phải trình mẫu để bên a phê duyệt, vật tư đưa vào công trình phải có giấy chứng nhận và bảo hành của cơ sở sản xuất hoặc nhà cung cấp, giấy xác nhận kiểm nghiệm của cơ quan chuyên ngành đối với các loại vật tư thiết bị đặc biệt. - Chất lượng của vật liệu được đánh giá chủ yếu trên cơ sở tiêu chuẩn Việt Nam. VI. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH 1. Sử dụng vật tư vật liệu Mọi vật tư,vật liệu, thiết bị đưa vào sử dụng cho công trình phải đảm bảo đúng chủng loại, qui cách, nguồn gốc và chất lượng theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và phải được đệ trình cho chủ đầu tư phê duyệt trước. Những vật tư chủ yếu như: xi măng, gạch xây, cát, đá, trước khi đưa vào sử dụng đều phải qua thí nghiệm về các chỉ tiêu nén, kéo, độ sạch, cỡ hạt các chỉ tiêu này phải đạt kỹ thuật cho phép mới được sử dụng. Các loại vật tư thi công được sử dụng tại công trình bao gồm: Xi măng pooclăng theo tiêu chuẩn tcvn 2682-1992 do các liên doanh trong nước sản xuất 2. Xe, máy móc phục vụ thi công và thiết bị thí nghiệm, kiểm tra: Xem bảng phụ lục kèm theo 3. Biện pháp quản lý và kiểm tra chất lượng trên công trường Qua thực tế thi công các công trình, nhà thầu đã đúc rút kinh nghiệm và hình thành hệ thống quản lý chất lượng công trình gồm 3 cấp: Các tổ đội sản xuất, đại diện là tổ trưởng, đội trưởng đồng thời là người trực tiếp chỉ huy thi công có trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng trong quá trình thi công. Ban Chỉ Huy công trình và các cán bộ kỹ thuật giám sát thi công là những người chịu trách nhiệm chính về chất lượng từng phần việc trong lĩnh vực mình phụ trách và cả công trình, tiến hành kiểm tra các công việc hàng ngày của tổ đội thi công trên cơ sở các tiêu chuẩn hiện hành và các yêu cầu cụ thể của công trình, phối hợp với chủ đầu tư và kỹ sư tư vấn tiến hành làm các thủ tục nghiệm thu từng phần việc trong quá trình thi công . Cán bộ chuyên trách về quản lý chất lượng của công ty là người có kinh nghiệm và năng lực sẽ thường xuyên theo dõi và kiểm tra chất lượng công trình, nhắc nhở và yêu cầu chủ nhiệm công trình có biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại, có quyền đình chỉ thi công khi thấy chất lượng không đảm bảo. cán bộ chuyên trách có thể phối hợp cùng chủ nhiệm công trình chuẩn bị các điều kiện và đề nghị nghiệm thu hai bên a và b nghiệm thu các giai đoạn thi công và tổng nghiệm thu bàn giao hạng mục và toàn bộ công trình . 4. Tiến độ thi công: Căn cứ vào nhu cầu của bên a, vào năng lực của nhà thầu và thực tế thi công trên công trình, thời gian thi công công trình nhà thầu thể hiện trong bản vẽ tiến độ thi công. Để thực hiện tốt tiến độ thi công đặt ra, nhà thầu sẽ cố gắng thi công cuốn chiếu theo phân đoạn, phân đợt, sẽ tăng cường quan hệ với tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát để giải quyết nhanh chóng các vấn đề nảy sinh trong quá trình thi công đồng thời nhà thầu sẽ tính toán để dự trữ nhân lực, thiết bị và vật tư đủ để đáp ứng kịp thời cho tiến độ. Suốt quá trình thi công nhà thầu luôn có kế hoạch lập tiến độ 2 tuần, từ đó có những điều chỉnh kịp thời để không ảnh hưởng đến tiến độ tổng của công trình. Trong trường hợp có những sự cố như mưa bão làm chậm tiến độ, nhà thầu sẽ làm tăng ca, tăng thiết bị máy móc và tăng nhân công để bù vào thời gian chậm. . BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH: A 9 6. Hệ thống chống sét: Trình tự thi công từ dưới đất lên trên mái. Thi công hệ thống chống sét chúng tôi thi công kim thu sét. cầu c a bên a, vào năng lực c a nhà thầu và thực tế thi công trên công trình, thời gian thi công công trình nhà thầu thể hiện trong bản vẽ tiến độ thi công. Để thực hiện tốt tiến độ thi công. theo các tcvn 3105- 79, tcvn 3118- 79. - Kiểm tra độ sụt tại chỗ theo tiêu chuẩn tcvn 3106- 199 3 - Công tác thi công theo tcvn 4453- 199 5. - Bảo dưỡng bê tông theo tcvn 5 592 - 199 1. 7. Sắt thép :

Ngày đăng: 01/08/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w