Kinh Nghiệm Làm Ăn với đối tác Nhật Bản pot

4 722 0
Kinh Nghiệm Làm Ăn với đối tác Nhật Bản pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh Nghiệm Làm Ăn với đối tác Nhật Bản Người Nhật rất coi trọng vấn đề “nhập gia tùy tục”. Thế nên khi tìm kiếm đối tác ở Việt Nam, họ cũng muốn gặp được những người hiểu rõ họ. Nhân chuyến sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn hồi đầu năm nay của 20 doanh nghiệp Nhật, Ngân hàng Hợp tác và Phát triển Nhật (JBIC) đã thông báo kết quả một cuộc khảo sát đáng chú ý: Việt Nam nằm trong danh sách bốn nước được các doanh nhân Nhật ưa thích đầu tư trung hạn, chỉ sau Trung Quốc, Thái-lan và Mỹ. Tuy nhiên, trái ngược với nhận định của JBIC, mấy năm gần đây dòng vốn đầu tư của Nhật vào Việt Nam lại không khả quan về quy mô cũng như số lượng dự án. Như Đà Nẵng chẳng hạn, mấy năm liền không hề tiếp nhận thêm một dự án nào từ nước này trong khi số lượng các doanh nghiệp Nhật đang làm ăn tại đây vốn đã rất ít. Một đặc điểm rất dễ nhận ra là đa số các doanh nghiệp Nhật đều thích hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác địa phương nơi họ đầu tư. Thế nhưng một vị lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng cho rằng cái khó nhất hiện nay là tìm các doanh nghiệp địa phương có thực lực về quản lý, tài chính để liên doanh với nước ngoài, làm một đối tác kinh tế thực sự chứ không phải chỉ là “ông chủ đất. Cố vấn Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật (JICA), ông Watanabe Sadanori, đã có một số nhận xét rất thích đáng về hiện trạng các doanh nghiệp Việt Nam. Theo ông, còn rất nhiều vấn đề doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng cải thiện. Trong đó, sự yếu kém trong công tác quản lý kinh doanh là vấn đề đáng quan tâm nhất, từ đó dẫn đến các vấn đề về năng suất, chất lượng sản phẩm. Đó là những điểm yếu và là một “kho” công việc khiến cho các doanh nghiệp Nhật phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định hợp tác làm ăn. Ở một khía cạnh khác, các doanh nghiệp Nhật không quan tâm nhiều đến các đối tác thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Ông W. Sadanori giải thích: nhiều doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa đều còn non trẻ, khó có thể nói rằng họ đang suy nghĩ về một chiến lược kinh doanh dài hạn. Tất nhiên, kinh doanh trước hết là phải tìm kiếm lợi nhuận để duy trì hoạt động nhưng nếu chỉ biết đến lợi nhuận trước mắt thì khó có thể tính toán chuyện tương lai lâu dài và chính điều đó lại đi ngược với quan điểm kinh doanh của người Nhật. Một căn bệnh khác của doanh nghiệp Việt Nam là luôn thiếu thông tin nhưng lại không chú ý khắc phục. Tổng giám đốc Công ty Seiyu Việt Nam, ông Ken Arakawa, trong chuyến thăm Đà Nẵng mới đây đã rất ngạc nhiên: “Tôi không hiểu tại sao các bạn muốn làm ăn với chúng tôi nhưng chẳng quan tâm tìm hiểu xem chúng tôi là ai, và cần gì ở các bạn? Người Nhật rất coi trọng vấn đề “nhập gia tùy tục”. Thế nên khi tìm kiếm đối tác ở đây, chúng tôi cũng muốn gặp được những người hiểu rõ mình”. Phần lớn các nhà máy của Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam đều xuất sản phẩm trở lại thị trường Nhật. Các đối tác Việt Nam cần tìm hiểu thêm về phong tục, sở thích, tập quán tiêu dùng cùng các yêu cầu khác của thị trường Nhật bởi đó chính là thước đo đầu tiên và quan trọng nhất khi hợp tác làm ăn. Ông K.Arakawa cũng tỏ ra thắc mắc khi các doanh nghiệp Đà Nẵng tỏ ra không mặn mà với việc quan hệ và tiếp nhận nguồn thông tin đáng tin cậy từ các tổ chức uy tín như Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade) hoặc từ Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật (JETRO). Các nhà đầu tư Nhật Bản cũng rất nhạy cảm với việc thay đổi các chính sách. (Nguồn: Báo Nhân dân) . Kinh Nghiệm Làm Ăn với đối tác Nhật Bản Người Nhật rất coi trọng vấn đề “nhập gia tùy tục”. Thế nên khi tìm kiếm đối tác ở Việt Nam, họ cũng muốn gặp được. lượng các doanh nghiệp Nhật đang làm ăn tại đây vốn đã rất ít. Một đặc điểm rất dễ nhận ra là đa số các doanh nghiệp Nhật đều thích hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác địa phương nơi. lực về quản lý, tài chính để liên doanh với nước ngoài, làm một đối tác kinh tế thực sự chứ không phải chỉ là “ông chủ đất. Cố vấn Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật (JICA), ông Watanabe Sadanori, đã

Ngày đăng: 01/08/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan