1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức, thực tiễn áp dụng và kiến nghị

26 2,6K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 40,73 KB

Nội dung

MỤC LỤCLời mở đầuChương 1: Khái quát mở đầuChương 1: Khái quát chung về giao dịch dân sự1.Khái niệm giao dịch dân sự2.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự3.Giao dịch dân sự vô hiệu3.1.Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu3.2.Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu3.3.Các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu3.4.Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu3.5.Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệuChương 2: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức1.Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức2.Thực tiễn áp dụng pháp luật3.Một số kiến nghị để hoàn thiệnKết luậnDanh mục tài liệu tham khảoLỜI MỞ ĐẦUGiao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dung, và trong sản xuất kinh doanh. Giao dịch dân sự càng có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ttrong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức và giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu vẫn còn là một vấn đề phức tạp gây nhiều vướng mắc. Việc nắm vững và hiểu rõ giao dịch dân sự vô hiệu và đặc biệt là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giao kết hợp đồng và hoàn thiện pháp luật hợp đồng hiện nay. Vì vậy nhóm 2 xin trình bày đề tài thảo luận “ giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức, thực tiễn áp dụng và kiến nghị”.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Chương 1: Khái quát mở đầu

Chương 1: Khái quát chung về giao dịch dân sự

1 Khái niệm giao dịch dân sự

2 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

3 Giao dịch dân sự vô hiệu

3.1 Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu

3.2 Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu

3.3 Các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu

3.4 Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

3.5 Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệuChương 2: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức

1 Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân, phápnhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự nhằmthỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dung, và trong sản xuất kinh doanh Giao dịchdân sự càng có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta ttrong giai đoạn hiện nay Thực tế cho thấy việc tuyên bố giao dịch dân sự

vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức và giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch dân

sự vô hiệu vẫn còn là một vấn đề phức tạp gây nhiều vướng mắc Việc nắm vững và hiểu

rõ giao dịch dân sự vô hiệu và đặc biệt là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện

về hình thức có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giao kết hợp đồng và hoàn thiện pháp

luật hợp đồng hiện nay Vì vậy nhóm 2 xin trình bày đề tài thảo luận “ giao dịch dân sự

vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức, thực tiễn áp dụng và kiến nghị”.

Trang 4

Chương 1: Khái quát chung về giao dịch dân sự

1 Khái niệm giao dịch dân sự:

Theo quy định tại Điều 121 Bộ Luật Dân Sự 2005 ( BLDS) thì “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Trong đó hành vi pháp lý đơn phương là hành vi của một bên nhằm

làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự Còn hợp đồng là sự thỏathuận giữa các bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa cácbên với nhau Như vậy giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả Ta

có thể xác định được hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi,chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự Tùytừng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ dân sự

Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nêngiao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với mục đích

và động cơ nhất định

2 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (GDDS) là một trong những nội dung cơbản, quyết định sự ổn định, tính hợp lý, tính hiệu quả của các giao dịch trong giao lưu dân

sự nói chung và trong hoạt động thương mại nói riêng Nếu pháp luật không có nhữngquy định cụ thể, rành mạch sẽ làm cho các chủ thể hoang mang và không tự tin khi thamgia GDDS, thương mại, gây ra những hậu quả khó lường đối với nền kinh tế – xã hội và

có thể tạo ra sự tùy tiện không đáng có trong quá trình áp dụng pháp luật của các chủ thể

có liên quan Vì vậy, vấn đề về điều kiện có hiệu lực của GDDS cần phải được nghiêncứu và xem xét, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm mang lại sự ổn định và tạo đà pháttriển cho nền kinh tế

Trang 5

Theo quy định tại Điều 122 BLDS 2005, một GDDS chỉ được coi là có hiệu lực khiđáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không tráiđạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện 2 Hình thức GDDS làđiều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

3 Giao dịch dân sự vô hiệu:

3.1 Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu:

Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên vàđược nhà nước đảm bảo thực hiện Một giao dịch hợp pháp phải tuân thủ ba điều kiện cóhiệu lực của giao dịch dân sự ( trong một số trường hợp cụ thể phải tuân thủ thêm điềukiện về hình thức) Vì vậy về nguyên tắc giao dịch không tuân thủ một trong các điều kiện

có hiệu lực của giao dịch thì sẽ bị vô hiệu và cũng theo quy định tại Điều 127 BLDS, giaodịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 BLDS thì vôhiệu

3.2 Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu:

3.2.1 Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ:

Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ xảy ra khi toàn bộ nội dung của giao dịch dân sự

đó vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc một trong các bên tham giagiao dịch đó không có quyền xác lập giao dịch dân sự khi đó toàn bộ nội dung của giaodịch đó không có hiệu lực

Ví dụ: A và B giao kết với nhau một hợp đồng mua bán ma túy tổng hợp Hành vi này đã

vi phạm điều cấm của nước ta , do đó đây là một hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ

3.2.2 Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần:

Giao dịch vô hiệu từng phần là giao dịch mà trong đó chỉ có một phần hoặc một sốphần của giao dịch đó vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại.Khi đó chỉ phần vô hiệu là không có hiệu lực, các phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành

Ví dụ: công ty A và Công ty B ký kết hợp đồng giao nhận hàng hóa, địa điểm giao hàng

là cảng C nhưng người giao hàng lại đưa tới cảng D gần đó Trường hợp này hợp đồng bị

Trang 6

vô hiệu một phần do vi phạm về địa điểm giao nhận hàng hóa nhưng không ảnh hưởng tớihiệu lực của những phần khác như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng…

3.3 Các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu:

3.3.1 Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo

đức xã hội:

Điều 128 BLDS quy định giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điềucấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.Vi phạm điều cấm của pháp luật, tráiđạo đức xã hội bao gồm nội dung, mục đích của giao dịch trái pháp luật và đạo đức xãhội

Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thểthực hiện những hành vi nhất định.Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chunggiữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng

Giao dịch vi phạm quy định này đương nhiên bị coi là vô hiệu, không phụ thuộcvào ý chí của bên tham gia giao dịch

Ví dụ : A và B mua bán một chiếc xe ô tô trên lãnh thổ Việt Nam và thanh toán bằng usd.Giao dịch này sẽ vô hiệu vì: nội dung và mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật ViệtNam là cấm thanh toán ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam

Quy định này của BLDS 2005 tiến bộ hơn BLDS 1995 như sau: trước đây quyđịnh giao dịch dân sự có mục đích và nội dung không trái quy định của pháp luật thì nayquy định không vi phạm điều cấm của pháp luật như vậy đã có sự mở rộng hơn, phù hợpvới nguyên tắc pháp luật là có thể thực hiện các hành vi mà pháp luật không cấm

3.3.2 Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo:

Điều 129 BLDS quy định “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này”.

Trang 7

Ví dụ 1: A bán cho B một căn hộ, trên giấy tờ công chứng ghi rõ giá là 1 tỷ, nhưng thựcchất A đã bán cho B với giá là 1,2 tỷ Như vậy hợp đồng công chứng sẽ bị vô hiệu do giảtạo (che dấu hợp đồng thật).

“Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu”.

Ví dụ 2: A ký hợp đồng bán nhà cho B là người chị ruột để tránh phải trả nợ cho C Đây

là giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo và để trốn tránh nghĩa vụ với chủ thể khác Do

đó, hợp đồng bán nhà giữa A và B sẽ vô hiệu

Trong thực tế ta cần xác định đủ cả hai vế của quy định là có sự giả tạo và sự trốn tránhnghĩa vụ Nếu chỉ có một vế thì chưa thể quy kết giao dịch dân sự vô hiệu

Ví dụ 3: Bà A vay nợ của B số tiền một tỷ đồng Bà đã ký giấy vay nợ và đồng ý bán đứtcăn nhà cho B để trả nợ Việc mau bán này chưa được thực hiên thì bà A lại bán căn nhànày lại cho C( hợp đồng mua bán đã qua công chứng) Trong tình huống này hợp đồngmua bán giữa A với C chưa hẳn bị vô iệu do giả tạo để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ vớingười thứ 3, bởi sau khi bán nhà cho C xong thì bà A vẫn trả tiền nợ cho B nên không thểnói bà A trốn tránh nghĩa vụ Nếu như sau khi bán nhà xong bà A vẫn không chịu trả tiền

nợ cho B thì hợp đồng mua bán giữa A và C mới bị coi là vô hiệu do giả tạo nhằm trốntránh nghĩa vụ với người thứ ba

3.3.3 Giao dịch dân sự vô nhiệu do bị nhầm lẫn

Điều 131 BLDS quy định: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.Trong trường hợp một bên do lỗi

cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này”.

Trang 8

Ví dụ 1: A bán cho B một chiếc xe máy nhưng A quên không thông báo cho B biếtrằng hệ thống đèn của chiếc xe đó đã bị cháy B yêu cầu A giảm bớt giá bán chiếc xe đóhoặc thay thế hệ thống đèn mới nhưng A không chấp nhận B có quyền yêu cầu toà ántuyên bố giao dịch mua bán đó vô hiệu.

Tuy nhiên trong thực tế khi áp dụng chế độ này thì xuất hiện không ít bất cập về kháiniệm “nhầm lẫn” hay nguyên nhân gây nhầm lẫn

Ví dụ 2: A bán cho B một món đồ cổ Cả hai cùng nghĩ món đồ cổ này thuộc thế

kỷ 16 nên định giá nó là 100 triệu Một thời gian sau cả hai lại biết được món đồ cổ đó ởthế kỷ 11 và trị giá của nó là 300 triệu Rõ rang ở đây cả hai bên đều nhầm lẫn Nhầm lẫncủa A xuất phát từ chính anh ta, không hề có tác động nào từ B, tức là không hề có lỗi củabên B Vì vậy A không thể yêu cầu Tòa Án tuyên bố giao dịch này vô hiệu do nhầm lẫn

và đòi B trả đúng giá trị món đồ cổ được

3.3.4 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa:

Điều 132 BLDS quy định : “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân

sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình”.

Ví dụ1: A bán cho ông B một bầy cừu Trong bầy cừu có 30 con cụt đuôi Trong

đó có 4 con cụt đuôi thuần chủng, còn lại do bị chặt-> hành vi cố ý (muốn có lừa dối thìphải tồn tại hành vi cố ý)

Ví dụ 2:A không muốn bán xe cho B nhưng do B đe dọa nếu không bán thì sẽ bị''no đòn'' nên A phải bán

Trang 9

Lừa dối và nhầm lẫn đều là khiếm khuyết cuả sự thể hiện ý chí của các bên tronggiao kết hợp đồng và đều giống nhau ở chỗ cả hai đều liên quan đến việc trình bày mộtcách trực tiếp hay gián tiếp về những sự việc không đúng sự thật Song sự lừa dối khácvới nhầm lẫn ở chỗ: sự nhầm lẫn vốn do người ký kết hợp đồng tự mình hiểu sai còn sựlừa dối là sự hiểu sai do đối phương gây ra Sự phân biệt lừa dối và nhầm lẫn được xácđịnh bởi tính chất và mục đích của việc trình bày gian lận của một bên.

Để có thể xem xét một hành vi có phải là sự lừa dối trong giao kết hợp đồng haykhông người ta căn cứ vào các yếu tố sau đây:

 Một là, phải có sự cố ý đưa thông tin sai lệch hoặc bỏ qua sự thật của một bên

 Hai là, người nghe phải không biết đến sự sai lệch đó

 Ba là, người nghe đã tin vào sự sai lệch do một bên đưa ra mà giao kết hợp đồng

 Và bốn là, phải có thiệt hại xảy ra

3.3.5 Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng

lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập:

Điều 130 BLDS quy định: “Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện”.

Ví dụ: một người bị tâm thần, không có khả năng nhận thức được hành vi của mình

đã kí hợp đồng để bán nhà cho một người khác, giao dịch này bị coi là vô hiệu vì trongtrường hợp này người bị tâm thần không thể tự mình giao dịch được mà cần phải cóngười đại diện của họ

Các quy định về người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người

bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định tại điều 20, 21, 22, 23 BLDS

Trang 10

Người không có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi dân sự khôngđầy đủ không thể có đủ điều kiên để tự do thể hiện ý chí Vì vậy giao dịch của họ phảiđược xác lập dưới sự kiểm soát của người khác hoặc do người khác xác lập Tuy nhiêngiao dịch của những người này không bị coi mặc nhiên là vô hiệu mà chỉ vô hiệu khi cóyêu cầu của người đại diện cho họ.

3.3.6 Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm

chủ được hành vi của mình:

Theo quy định tại Điều 133 BLDS: “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.

Ví dụ: Một người có năng lực hành vi dân sự bình thường nhưng đã ký hợp đồngmua bán tài sản trong lúc say rượu, không nhận thức được hành vi của họ thì trong trườnghợp này hợp đồng bị coi là vô hiệu nếu người đó yêu cầu toà án tuyên hợp đồng đó là vôhiệu

3.3.7 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:

Theo quy định tại Điều 134 BLDS “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.

Ví dụ: : ông A bán nhà cho ông B Luật qui định việc mua bán nhà phải được lậpthành hợp đồng (văn bản), có công chứng Do vậy, nếu ông A và ông B chỉ mua bán

“miệng” với nhau hoặc làm “giấy tay” về việc mua bán thì giao dịch mua bán nhà giữahai bên xem như chưa/không có hiệu lực pháp luật (hay còn gọi là giao dịch dân sự vôhiệu)

3.4 Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

Trang 11

Theo Điều 137 BLDS thì hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là:

 Giao dịch dân sự đó không làm phát sinh bất cứ quyền dân sự và nghĩa vụ dân sựnào cho các chủ thể tham gia xác lập giao dịch dân sự

Như vậy khi giao dịch vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên không được phápluật thừa nhận và bảo vệ Nếu hợp đồng mới xác lập và chưa được thực hiện thì các bênkhông được phép thực hiện, còn trường hợp đang thực hiện thì không được tiếp tục thựchiện nữa, nếu hợp đồng đã thực hiện thì các bên xử lý tài sản

 Khi giao dịch vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu không hoàntrả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền

 Bên có lỗi trong giao dịch dân sự vô hiệu phải bồi thường thiệt hại cho bên kianhưng nếu cả hai bên đều có lỗi thì các bên không phải bồi thường cho nhau

Vd: Ông A không phải chủ sở hữu một vật nhưng lại bán vật đó cho ông B nên hợpđồng vô hiệu Ông B phải trả lại vật đó cho chủ sở hữu nên có quyền yêu cầu ông A bồithường thiệt hại do không được sở hữu vật mua Tuy nhiên, nếu ông B biết ông A khôngphải là chủ sở hữu mà vẫn mua thì không được đòi bồi thường thiệt hại

 Tài sản giao dịch vô hiệu cũng có thể bị tịch thu

Vd Tài sản giao dịch là chất ma túy hoặc chất nổ, vật liệu nổ mà nhà nước cấm mua bán,vv

3.5 Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự

vô hiệu:

Điều kiện để xác định người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu:

 Trước khi người thứ bat ham gia vào giao dịch, đối tượng của giao dịch này đượcxác lập bởi một giao dịch vô hiệu

 Phụ thuộc vào ý chí của người tham gia giao dịch Nếu trong điều kiện thôngthường họ có thể biết được tài sản đưa vào hợp đồng được xác lập bởi một hợpđồng vô hiệu trước đó và pháp luật quy định họ buộc phải biết khi họ tham gia hợp

Trang 12

đồng thì họ không phải người ngay tình Nếu họ không biết và pháp luật quy địnhkhông buộc họ phải biết, khi tham gia hợp đồng họ chiếm giữ một cách công khaiminh bạch thì họ mới là người ngay tình.

 Người ngay tình phải là người có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vidân sự, hoặc có người giám hộ đại diện hợp pháp

 Họ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và được hưởng những quyền dân sự trong giaodịch họ xác lập

 Nội dung, mục đích của giao dịch không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội

Tại Điều 138 BLDS: “Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại điều 257 của bộ luật dân sự 2005.

Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng kí quyền

sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thong qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án , quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy,sửa”.

Trường hợp của hợp đồng vô hiệu có đền bù động sản không đăng ký quyền sở hữu bịchiếm hữu ngoài ý chý của chủ sở hữu( bị mất cắp, lừa dối, đe dọa…) thì theo Điều 257BLDS , chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản khi chứng minh được đó là tài sản của mình

Trang 13

Chương 2: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức

1 Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức:

Hình thức của giao dịch dân sự là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới hình thứcnhất định của các chủ thể Thông qua cách thức biểu hiện này, người ta có thể biết đượcnội dung của giao dịch đã xác lập Hình thức của giao dịch dân sự có ý nghĩa đặc biệtquan trọng trong tố tụng, bởi đó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã và đang tồn tại giữacác bên, từ đó xác định trách nhiệm khi có vi phạm xảy ra

Điều 124 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo quy định đó”.

Tuỳ theo tính chất của đối tượng giao dịch và nhu cầu quản lý của nhà nước mà phápluật dân sự có những yêu cầu khác nhau về hình thức của giao dịch Đối với các giao dịchđáp ứng cho nhu cầu vật chất và tinh thần hàng ngày của cuộc sống và thông thường giátrị tài sản không lớn, giao dịch này thường được thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau đó,thì chỉ cần các bên thể hiện bằng lời nói, có sự tự nguyện, thống nhất ý chí của các bên làgiao dịch đó có hiệu lực

Ngày đăng: 01/08/2014, 09:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình pháp luật đại cương -trường Đại Học Thương Mại- NXB Thống Kê Khác
2. Giáo trình luật dân sự -Trường Đại Học Luật Hà Nội Khác
3. Tập bài giảng những vấn đề chung về luật dân sự- Trường Đại Học Luật TP HCM Khác
4. Tạp chí khoa học pháp lý số 4/2011 Khác
5. Baodientu.chinhphu.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w