Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 47 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
47
Dung lượng
147,28 KB
Nội dung
NGHIÊN CỨU SÁN LÁ TRUYỀN QUA CÁ TÓM TẮT Sán lá truyền qua cá phân bố rộng rãi ở nhiều tỉnh trong cả nước, trong đó có Nam Định và Hà Nội. Nghiên cứu đánh giá tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, thành phần loài ấu trùng sán lá trong 4 loài cá chính được nuôi tại 2 hồ nước thải Thanh Trì (Hà Nội) và Vị Xuyên (Nam Định) được thực hiện năm 2005 . Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, thành phần loài ấu trùng sán lá trong 4 loài cá chính được nuôi tại 2 hồ nước thải Thanh Trì (Hà Nội) và Vị Xuyên (Nam Định). Phương pháp: Xét nghiệm cá theo phương pháp tiêu cơ và 2 thời điểm: mới nuôi và khi thu hoạch. Kết quả: Xét nghiệm 4 loài cá chủ yếu (cá mè, cá chép, cá trắm, cá rô phi) nuôi tại 2 hồ nghiên cứu cho thấy: vào thời điểm lúc mới nuôi, cả 2 hồ đều chỉ tìm thấy cá chép nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ với tỷ lệ thấp. Tỷ lệ nhiễm chung ở hồ Thanh Trì là 2%, trên cá chép là 8%, cường độ chung 0,025 ấu trùng/cá; nhiễm chung ở hồ Vị xuyên là 2,4% và 10% ở cá chép, cường độ nhiễm chung 0,038 ấu trùng/cá. Ấu trùng cả 2 điểm đều được xác định là Haplorchis pumilio. Vào thời điểm thu hoạch (sau 7 tháng) cả 4 loài cá nuôi chủ yếu được xét nghiệm đều nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ. Tại hồ Thanh Trì, tỷ lệ nhiễm chung là 6,5% và trên cá mè là 13%, cường độ nhiễm trung bình 0,423 ấu trùng/cá (1-50). Tại hồ Vị Xuyên, tỷ lệ nhiễm chung là 5,72% và trên cá chép là 16,67%, cường độ nhiễm trung bình 0,246 ấu trùng/cá (1-20). Thành phần loài của ấu trùng thu được là Haplorchis pumilio và Centrocestus formosanus ở hồ Thanh Trì; Haplorchis pumilio và Haplorchis taichui ở hồ Vị Xuyên. Kết luận: Lúc mới nuôi cả 2 hồ nghiên cứu đều chỉ có 1 loài cá nhiễm sán lá ruột nhỏ với tỷ lệ thấp; lúc thu hoạch, cả 4 loài cá đều nhiễm sán lá ruột nhỏ với mức độ cao. ABSTRACT Fishborne trematode is distributed in many province including Hanoi and Nam Dinh. Investigation of the infection rate, intensity and species of trematode metacercaria of 4 main species of fish, which feeded by sewage-water in Hanoi and Nam Dinh fish ponds was done in 2005. Objectives: To assess infection rate, intensity and species of metacercaria in common fish in Hanoi and Nam Dinh fish ponds. Methods: Fish examination for metacercaria in silver carp, common carp, grass carp and Tilapia by digestive muscular. Results: In the first sampling (the early stocking fish) at both study sites, one species of fish (common carp) was positive with Heterophyidae metacercaria with infection rate of 2.00% in average for all 4 fish species and 8.00% for common carp, and 2.4% in average for all 4 fish species and 10.00% for common carp in Thanh Tri fish ponds and Vi Xuyen pond, respectively. The infection intensity of 0.025 metacercaria in average (1-2) in Thanh Tri fish ponds and 0.038 metacercaria in average (1-4) in Vi Xuyen fish pond. Metacercaria collected from fish were identified as Haplorchis pumilio. In the second sampling (the latest stocking fish), all 4 species of fish in a both study sites were positive with fishborne trematode metacercaria with infection rate of 6.5% in average and of 13.0% for silver carp in Thanh Tri fish ponds, and 5.72% in average and of 16.67% for common carp in Vi Xuyen fish pond. The infection intensity of 0.423 metacercaria in average (1-50) in Thanh Tri fish ponds and 0.246 metacercaria in average (1-20 metacercaria) in Vi Xuyen fish pond. Metacercariae collected from fish were identified as Haplorchis pumilio and Centrocestus formosanus in Thanh Tri fish ponds, and as Haplorchis pumilio and Haplorchis taichui in Vi Xuyen fish pond. Conclusions: In the first sampling at the both study sites, one species of fish (common carp) was positive by Heterophyidae metacercaria with low infection. In the second sampling all 4 species of fish in a both study sites were positive by fishborne trematode metacercaria with high infection. ĐẶT VẤN ĐỀ Sán lá truyền qua cá (fishborne trematode) ký sinh ở người phổ biến tại nhiều nước trên thế giới chủ yếu gồm 7 loài sán lá gan nhỏ thuộc họ Opisthorchidae (gồm Clonorchis sinensis, Opisthorchis felineus, Opisthorchis viverrini, Amphimerus norverca, Amphimerus pseudofelineus, Metorchis conjunctus và Pseudamphistomum trancatum) và 69 loài sán lá ruột nhỏ chủ yếu thuộc họ Heterophyidae và Echinostomatidae(3,11). Clonorchis sinensis phân bố ở Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam và phía Đông nước Nga. Opisthorchis viverrini phân bố ở Đông Nam Châu Á, gặp trên người Thái Lan, Lào, Malaysia, Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc. Opisthorchis felineus phân bố ở Nga, Ukraina, phía Tây Xiberi, Belaruscia, Kazakhstan (gần hồ Baikal), các nước Châu Âu (như Italia, Albani, Hy Lạp, Balan, Thụy Điển, Đức, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ (WHO 1995)(2,6). Sán lá ruột nhỏ phân bố ở Ai Cập, Sudan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, Israel, Tây Ban Nha, Siberia, vùng Balkan, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Lào, Bangladesh, Hawaii, Brazil, Mỹ, Greenland(11). Ấu trùng sán giai đoạn phát triển trong cá còn gọi là nang ấu trùng (metacercaria) của các loài sán rất giống nhau về hình thái học. Trong đó có ấu trùng của các loài sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ ký sinh trên người và ấu trùng các loài sán không gây bệnh cho người: sán trưởng thành chỉ ký sinh ở động vật. Vì các nang ấu trùng này rất giống nhau nên không thể phân biệt chính xác loài ấu trùng sán khi chỉ sử dụng kính hiển vi có độ phóng đại thấp. Tại Thái Lan, điều tra năm 1997-1998 tại tỉnh Chiêng Mai, phát hiện 6 giống nang ấu trùng sán trong cá nước ngọt, trong đó chỉ có 3 loài nang ấu trùng sán gây bệnh cho người và động vật, các loài còn lại mới chỉ thấy báo cáo sán trưởng thành ký sinh ở chim, cá và bò sát. Tại Lào, trước năm 1990 các điều tra về nang ấu trùng sán trong cá chỉ phát hiện một loài nang ấu trùng sán lá nhỏ là Opisthorchis viverrini. Năm 1990, Ditrich và cộng sự điều tra về ấu trùng sán trong cá phát hiện sự có mặt 4 hình thái giống nhau của ấu trùng sán Opisthorchiidae và ấu trùng sán Heterophyidae. Trong đó, có 3 loài gây bệnh cho người (1 loài sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini, 2 loài sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui, Haplorchis pumilio) và 1 loài không gây bệnh cho người (ấu trùng sán H. mehrai) cùng nhiễm trên cá cyprinid tại hồ Nam Ngum Dam(3). Tại Việt Nam, Lê Văn Châu và cs, 1992(4); Nguyễn Văn Đề và cs, 1998, 2003 thông báo10 loài cá nước ngọt tại vùng dịch tễ sán lá gan nhỏ lưu hành có 7 loài (cá mè, cá rô, cá chép, cá diếc, cá trôi, cá trắm, cá rô phi) mang ấu trùng sán lá nhỏ(6,7,10). Nguyễn Văn Đề và cs năm 2002-2003, điều tra xét nghiệm 10 loài cá nước ngọt tại chợ Hà Nội, có 7/10 loài nhiễm ấu trùng sán lá nhỏ(5). Nguyễn Văn Đề và cs, 2005,2006 thông báo có 13 tỉnh đã phát hiện sán lá ruột nhỏ ký sinh ở người thuộc 2 họ Heterophyidae và Echinostomatidae(8). Haplorchis taichui, H. pumilio, H. yokogawai, Procerovum varium, Stellantchasmus falcatus thuộc họ Heterophyidae và Echinostoma spp thuộc họ Echinostomatidae(7,9). Việt Nam là một nước nông nghiệp có nghề nuôi cá từ lâu đời và tập quán ăn gỏi cá phổ biến ở nhiều nơi, là yếu tố thuận lợi cho bệnh giun sán truyền qua cá lưu hành và gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ cộng đồng. Việc nuôi cá bằng ao chứa nước thải khá phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Hệ thống hồ ao nuôi cá bằng nước thải ở Thanh Trì phía Nam Hà Nội rộng khoảng 800 ha đã cung cấp 5-15% cá nước ngọt cho Hà Nội. Nước thải được bơm vào ao hồ nuôi cá từ sông nơi có các rãnh nước thành phố chảy ra. Tình trạng cá nhiễm ấu trùng sán ở đây chưa được biết đến. Hồ Vị xuyên là hồ lớn nhất thành phố Nam Định với diện tích 70.000 m2 là hồ chứa nước thải của thành phố và cung cấp số lượng lớn cá cho thành phố. Việc đánh giá tình hình nhiễm sán lá truyền qua cá tại các hồ này là góp phần nghiên cứu về an toàn thực phẩm và khuyến nghị nuôi cá sạch trong lĩnh vực ký sinh trùng. Do vậy, điều tra sự có mặt của ấu trùng các loài sán trong cá tại các ao hồ nước thải là rất cần thiết. Nghiên cứu này nhằm mục đích: Đánh giá tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, thành phần loài ấu trùng sán lá trong 4 loài cá chính được nuôi tại 2 hồ nước thải Thanh Trì (Hà Nội) và Vị Xuyên (Nam Định). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập mẫu Thu 4 loài cá nuôi chính tại hồ Thanh Trì và hồ Nam Định (cá mè, cá chép, cá trắm, cá rô phi) vào 2 thời điểm: mới nuôi (vào tháng 10/2005) mỗi loài 50 con và lúc thu hoạch (vào tháng 5/2006) mỗi loài 100 con. Phương pháp xét nghiệm Xét nghiệm cá sử dụng kỹ thuật tiêu cơ nhân tạo theo quy trình của FIBOZOPA (Fishborne Zoonotic Parasite) gồm các bước sau: Định danh loài cá - Cân đo và ghi lại kích cỡ trọng lượng từng cá thể - Lấy 1 phần thịt từ các phần khác nhau của cơ thể cá để xét nghiệm (như đầu, mang, cơ, vây, vẩy). Tất cả các phần này của 1 cá được kiểm tra cùng 1 lúc. - Nghiền thịt cá từng con một bằng máy xay điện. Nghiền 20g các phần của cá. - Chuyển mẫu đã nghiền sang cốc thuỷ tinh 100ml chứa 50ml dịch tiêu cơ nhân tạo (tỷ lệ p/v = 1:5 tới 1:10) (công thức pha dịch tiêu cơ nhân tạo: HCl 8 ml + pepsin 1:10.000 6g + 1.000 ml nước cất). - Chắt bỏ phần nước phía trên một cách cẩn thận và để lại phần chất lắng. - Quan sát ấu trùng dưới kính lúp điện. - Xác định loài metacercaria sử dụng kính hiển vi dựa trên kích thước và các đặc điểm đặc trưng riêng. Hình 1: Cách đo chiều dài cá KẾT QUẢ Kết quả xét nghiệm cá Hồ Thanh Trì Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán trên cá tại hồ Thanh Trì, Hà Nội Thời điểm Loài cá Số lượng cá Trong lượng TB Chiều dài TB Lo Chiều dài TB L Số (+) % (+) Mới nuôi (10/2005) Cá mè 50 407,0 22,40 28,04 0 0 Cá chép 50 111,50 10,46 [...]... trùng.) 0 Cá trắm 50 0 0 Cá rô phi 50 0 0 Tổng 200 4 cá (+) với 5 ấu trùng 0 Lúc thu hoạch (5/2006) Cá mè 100 5 cá (+) với 34 ấu trùng 9 cá (+) với 54 ấu trùng Cá chép 100 8 cá (+) với 72 ấu trùng 0 Cá trắm 100 2 cá (+) với 5 ấu trùng 0 Cá rô phi 100 1 cá (+) với 1 ấu trùng 2 cá (+) với 3 ấu trùng Tổng 400 16 cá (+) với112 ấu trùng 11 cá (+) với 57 ấu trùng Tổng chung 600 20 cá (+) với 117 ấu trùng 11 cá. .. hoạch với 200 cá, cả 4 loài đều nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ, cá mè nhiễm cao nhất (13%), trung bình 6,5% Như vậy, tỷ lệ nhiễm sán lá trên cá lúc thu hoạch cao hơn lúc mới nuôi với p< 0.05 Bảng 2 Thành phần loài sán lá trên cá hồ Thanh Trì, Hà Nội Thời điểm Loài cá Số lượng cá Số cá nhiễm và loài ấu trùng Haplorchis pumilio Centrocestus formosanus Mới nuôi (10/2005) Cá mè 50 0 Cá chép 50 4 cá (+) với... 8,00 Cá trắm 50 196,60 17,00 20,72 0 0 Cá rô phi 50 78,00 8,70 9,62 0 0 Tổng 200 4 2,00 Lúc thu hoạch (5/2006) Cá mè 100 540,90 31,10 36,84 13 13,00 Cá chép 100 379,60 22,78 27,58 8 8,00 Cá trắm 100 1129,46 39,45 45,56 2 2,00 Cá rô phi 100 270,00 19,28 23,63 3 3,00 Tổng 400 26 6,50 Tổng chung 600 30 5,00 Nhận xét: Trước thu hoạch trong 200 cá gồm 4 loài, chỉ có 1 loài cá chép nhiễm 4 ấu trùng sán lá. .. 0,125-0,133 mm với 32 gai nhỏ xếp 2 hàng quanh giác miệng và túi bài tiết hình chữ X (hình 2 và 3) Hình 3: Sán trưởng thành Centrocestus formosanus và Haplorchis pumilio gây nhiễm trên chuột nhắt trắng từ ấu trùng thu thập ở cá hồ Thanh Trì Kết quả xét nghiệm cá Hồ Nam Định Bảng 3 Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán trên cá tại hồ Vị Xuyên, Nam Định Thời điểm Loài cá Số lượng cá Trong lượng TB Chiều dài TB Lo Chiều... TB Lo Chiều dài TB L Số (+) % (+) Mới nuôi (10/2005) Cá mè 54 419,.26 23,06 32,22 0 0 Cá chép 50 105,60 6,38 15,46 5 10,00 Cá trắm 50 261,60 17,40 21,32 0 0 Cá rô phi 54 142,59 10,65 12,62 0 0 Tổng 208 5 2,40 Lúc thu hoạch (5/2006) Cá mè 100 607,80 31,68 38,15 4 4,00 Cá chép 102 688,73 27,26 33,22 17 16,67 Cá trắm 100 1024,00 37,65 43,93 1 1,00 Cá rô phi 100 382,10 21,68 26,49 1 1,00 Tổng 402 23 5,72... 57 ấu trùng Nhận xét: Số lượng ấu trùng trên cá lúc thu hoạch so với lúc mới nuôi là cao hơn (169/400=0,423 so với 5/200=0,025) với p< 0,001 Hình 2: Centrocestus formosanus và Haplorchis pumilio trên cá tại hồ Than h Trì Thành phần loài ấu trùng gồm Haplorchis pumilio với kích thước trung bình 0,181- 0,190 x 0,142-0,182 mm và có 36-42 gai nhỏ xếp 2 hàng quanh giác bụng và tuyến bài tiết hình chữ O; . NGHIÊN CỨU SÁN LÁ TRUYỀN QUA CÁ TÓM TẮT Sán lá truyền qua cá phân bố rộng rãi ở nhiều tỉnh trong cả nước, trong đó có Nam Định và Hà Nội. Nghiên cứu đánh giá tỷ lệ nhiễm,. báo10 loài cá nước ngọt tại vùng dịch tễ sán lá gan nhỏ lưu hành có 7 loài (cá mè, cá rô, cá chép, cá diếc, cá trôi, cá trắm, cá rô phi) mang ấu trùng sán lá nhỏ(6,7,10). Nguyễn Văn Đề và cs năm. nhiễm sán lá truyền qua cá tại các hồ này là góp phần nghiên cứu về an toàn thực phẩm và khuyến nghị nuôi cá sạch trong lĩnh vực ký sinh trùng. Do vậy, điều tra sự có mặt của ấu trùng các loài sán