Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
577,93 KB
Nội dung
HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TIÊU CHẢY CẤP TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tiêu chảy cấp năm 2007 đã nhanh chóng xuất hiện và lan rộng ra các tỉnh thành trên cả nước đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Điều kiện sống mất vệ sinh trong các khu dân cư, thói quen sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, thói quen dùng phân và chất bẩn, nguồn nước bẩn để tưới rau của các hộ nông dân sản xuất… chính là những nguyên nhân gây phát tán dịch. Bên cạnh đó, năng lực phòng chống và đáp ứng dịch của cán bộ y tế cũng rất quan trọng. Vì vậy, tìm hiểu về thực trạng và hoạt động phòng chống dịch của cán bộ y tế và người dân là rất cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ một số các hoạt động ứng phó đối với dịch tiêu chảy cấp của cấp tỉnh, huyện, xã và xác định tỷ lệ kiến thức và thực hành người dân về phòng chống tiêu chảy cấp. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu: 15 cán bộ YTDP tuyến tỉnh, 15 cán bộ YTDP tuyến huyện, 15 trưởng trạm y tế tuyến xã, 746 hộ gia đình. Kết quả: Có 40% cán bộ y tế tuyến tỉnh và 6,6% cán bộ y tế tuyến xã nhận biết được ca bệnh tả, không có trạm y tế xã nào có dụng cụ lấy mẫu và chuyên chở bệnh phẩm, trên 60% đã có đội phòng chống dịch. Thiếu hệ thống báo cáo giám sát ca bệnh của hệ thống y tế tư nhân. 52,8% hộ gia đình sử dụng cầu tiêu không hợp vệ sinh; 73,2% chưa có kiến thức về Khử khuẩn môi trường khi có dịch, 10,7 % hộ chưa biết các biện phòng chống tiêu chảy cấp. Kết luận: Những kết quả thu được từ nghiên cứu sẽ cho thấy những điểm cần khắc phục trong công tác phòng chống dịch để từ đó hoạch định các chương trình hoạt động phòng chống tiêu chảy cấp lâu dài và phù hợp. ABSTRACT EVALUATION ACTIVITIES IN THE PREVENTION OF ACUTE DIARRHOEA OUTBREAK AT 15 SOUTHERN PROVINCES Le Hoang Ninh, et al. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 128 - 134 Background: The acute diarrhoe outbreak in 2007 appeared and spread rapdily especially in many provinces of the North. People live in the bad environment sanitation, the habit of usage unsafety food, use dirty water in cultivate vesgetables…are the reasons which make the outbreak disperse. Beside that, the capacities of the heath wokers in response and prevent outbreaks are almost important. So, study about the reality and prevention outbreak of people and health workers are nessesery. Objectives: Identify percentages some activities in response diarrhoea outbreak of heath wokers at provinces, district,and commune. Identify percentages the knowlegdes and practises of people who live in there about the prevention diarrhoea outbreak. Materials and methods: A cross-sectional study was designed and conduct investigation in 15 health workers in each province , district and commune and 746 families. * Viện Vệ sinh - Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh Results: 40% health workers at province and 6.6% health workers at commune known the definition of cholera diarrhoea case. None of communal health has the carry medical waste samples equipments. Lack of the report about the number of cases from private heath systems. 52.8 families use the insanitary lautrins. 73.2% families did not know how to sterilize the environment in the outbreaks. Conclusion: The results gained from this study will show the weak points of the preventive activities for acute diarrhea. Since then long-term and appropriate programmes for preventing accute diarrhea will be developed. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chảy cấp nguy hiểm (hay còn gọi là bệnh tả) năm 2007 đã nhanh chóng xuất hiện và lan rộng ra các tỉnh thành trên cả nước đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Tiêu chảy cấp có những triệu chứng điển hình như: tiêu chảy liên tục có khi hàng chục lít một ngày; phân toàn nước, trắng đục như nước vo gạo Bệnh tả do vi khuẩn hình dấu phẩy Vibrio cholerae gây ra, gây mất nước và điện giải trầm trọng, dẫn đến sốc nặng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời (1) . Bệnh tả vẫn xuất hiện thường xuyên trên thế giới, mỗi năm có 100.000-300.000 ca mắc tại 40-80 nước, khoảng 2% trong số đó tử vong. Tả từng gây các đại dịch làm chết hàng triệu người, đến nay vẫn còn xảy ra dịch ở châu Phi và một số nước châu Á. Ở Việt Nam vẫn có các trường hợp tản phát, thường vào mùa hè ở các tỉnh ven biển. Tuy nhiên, chính điều kiện sống quá mất vệ sinh trong các khu dân cư, thói quen sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, thói quen dùng phân và chất bẩn, nguồn nước bẩn để tưới rau của các hộ nông dân sản xuất (2) … chính là những nguyên nhân gây phát tán dịch một cách nhanh chóng và nghiêm trọng. Tại Việt Nam, nguy cơ dịch tái phát rất cao do mầm bệnh tả vẫn tồn tại khá lâu trong môi trường và người lành mang bệnh, nhất là tại các vùng lũ của miền Nam và trong dịp cuối năm, người dân đi lại nhiều. (4) Chính vì vậy, tìm hiểu về tình hình phòng chống dịch của người dân, về phòng chống dịch tiêu chảy cấp, khả năng ứng phó của cán bộ y tế các tuyến là hết sức quan trọng và có ý nghĩa phòng bệnh lớn lao trong cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ các hoạt động ứng phó đối với dịch tiêu chảy cấp của cấp tỉnh, huyện, xã Xác định tỷ lệ kiến thức và thực hành người dân về phòng chống tiêu chảy cấp. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả Địa điểm nghiên cứu 15 tỉnh thành phía Nam (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau). Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ phụ trách chương trình VSATTP, phòng chống dịch tuyến tỉnh. Cán bộ phụ trách chương trình VSATTP, phòng chống dịch tuyến huyện. Trưởng trạm y tế xã. Hộ gia đình: chủ hộ. Cỡ mẫu Theo công thức ước lượng một tỷ lệ: Z 2 1- /2 P(1-P) N= d 2 Với: Z: trị số từ phân phối chuẩn : xác suất sai lầm loại I P: trị số mong muốn của tỷ lệ (0,5) d: độ chính xác mong muốn (0,05) Hệ số thiết kế =2 Ta có, N = 768 Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn để phỏng vấn các đối tượng. Phương pháp xử lý và phân tích Sử dụng phần mềm Epidata và Stata 8.0 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Năng lực đối phó với dịch của cán bộ y tế Tuy ến tỉnh (N=15) Tuy ến huyện (N=15) Tuyến x ã (N=15) Năng lực/Nguồn lực T ần suất T ần số(%) T ần suất T ần số T ần suất T ần số(%) Biết v ề định ngh ĩa ca bệnh tả 6 40,0 4 26,7 1 6,6 Có báo cáo t ừ h ệ thống y tế tư nhân v ề s ố ca bệnh tả 2 13,3 0 0 0 0 Đội phòng chống dịch 14 93,3 10 66,6 9 60,0 Đư ợc hu ấn luyện l ấy bệnh phẩm 12 80,0 12 80,0 2 13,3 D ụng cụ lấy v à chuyên ch ở bệnh phẩm 15 100 8 53,3 0 0 Kế ho ạch huấn luyện trư ớc dịch 15 100 15 100 15 100 Kế hoạch truy ền thông về dịch 15 100 15 100 13 86,6 Qua khảo sát 15 tỉnh và 15 huyện, xã trực thuộc cho thấy năng lực và nguồn lực phòng chống dịch của các địa phương còn yếu và thiếu nhiều trang thiết bị cần thiết và hầu như các tuyến dưới thì năng lực và nguồn lực càng mỏng. Ngay trong thời điểm khảo sát là thời điểm có dịch xảy ra nhưng tỷ lệ số cán bộ nhận biết được ca bệnh khá thấp tuyến xã chỉ có 6,6%; tuyến tỉnh cũng chỉ có 40,0%. Cán bộ y tế là bộ phận trực tiếp xử lý dịch nhưng chưa có đầy đủ kiến thức thì sẽ khó có thể đáp ứng được với dịch khi có dịch xảy ra. Hệ thống y tế tư nhân ngày càng phát triển rộng rãi về số lượng, tuy nhiên báo cáo từ hệ thống này chưa được kiểm soát và có những thông báo chính thức với y tế địa phương, ở tuyến xã và tuyến huyện không có địa phương nào nắm giữ được số liệu báo cáo từ hệ thống tư nhân về các ca bệnh, ngay tại tuyến tỉnh cũng có tỷ lệ rất thấp (13,3%). Điều này, có thể gây nên sự thiếu sót trong việc thống kê số liệu ca bệnh, ảnh hưởng đến tình hình kiểm soát dịch bệnh. Đa số các tỉnh, huyện, xã đã có đội phòng chống dịch riêng (> 60%) tuy nhiên, trang thiết bị như dụng cụ lấy và chuyên chở bệnh phẩm cho các tuyến vẫn còn rất thiếu nhất là ở tuyến xã (0%). Nếu có dịch xảy ra thì cán bộ y tế tại tuyến xã không thể tự lấy mẫu mà phải chờ tuyến trên làm chậm trễ quá trình nhận biết và xử lý dịch.Vì vậy, cần lưu ý nhiều hơn đến việc hỗ trợ thêm các dụng cụ phòng chống dịch,việc huấn luyện lấy bệnh phẩm nhất là cho các tuyến xã, huyện - nơi phải phụ trách một lượng dân cư lớn và việc huấn luyện này nên được duy trì thường xuyên. Hầu hết các tỉnh, huyện, xã đều có kế hoạch huấn luyện trước dịch và kế hoạch truyền thông, một số xã không tự lập kế hoạch riêng nhưng dựa trên kế hoạch của tỉnh để thực hiện triển khai phòng chống dịch. Hộ gia đình Nguồn nước sinh hoạt Bảng 1: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các nguồn nước sinh hoạt. (Một hộ có thể dùng nhiều nguồn nước khác nhau) [...]... dân ít sử dụng có lẽ do có nguồn thông tin nhiều ca bệnh tiêu chảy cấp là do ăn mắm (10,8%) Kiến thức người dân về phòng ngừa tiêu chảy cấp Bảng 10: Kiến thức người dân về phòng ngừa tiêu chảy cấp Kiến thức Nội dung Có Không Thông 12,4 tin về tiêu chảy 87,6% % cấp Nhân thức tiêu chảy 90,7 9,3 % cấp là nguy % hiểm Các biện phòng chống tiêu chảy cấp (ăn chín uống sôi, 89,3 giữ vệ sinh cá % 10,7 % nhân,... cho người dân cách phòng chống dịch tiêu chảy cấp Tỷ lệ người dân sử dụng cầu tiêu không hợp vệ sinh khá cao (>50%) Người dân còn thiếu kiến thức trong việc phòng chống tiêu chảy cấp: xử lý và đun sôi nước trước khi sử dụng, súc rửa lu vại 1 tuần/lần, khử khuẩn môi trường khi có dịch, vệ sinh cá nhân… KHUYẾN NGHỊ Tiếp tục củng cố hệ thống y tế dự phòng đảm bảo công tác dự báo, phòng chống, xử lý và quản... tiêu chảy cấp Bộ y tế hỗ trợ thêm các loại trang thiết bị phòng chống dịch cho các tuyến huyện, xã như dụng cụ lấy mẫu và chuyên chở bệnh phẩm đồng thời thường xuyên tập huấn công tác phòng chống dịch sẵn sàng cho các tuyến Hệ thống y tế các cấp phối hợp với các cơ quan truyền thông hướng dẫn cho người dân các kiến thức để nhận biết tiêu chảy cấp, cách xử trí và quan trọng nhất là các phương pháp phòng. .. thông tin về tiêu chảy cấp đa số người dân đã có nhận thức về tiêu chảy cấp là nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không cứu chữa kịp thời (90,7 %) và từ đó có những nhận thức về biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp cho bản thân và gia đình như ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh cá nhân, không đi cầu ra kênh rạch…(89,3%), cũng như ý thức rửa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng và nước... nêu ở trên, tại cả 3 tuyến tỉnh, huyện, xã thì việc quản lý báo cáo về ca bệnh từ các phòng khám tư là rất thấp có khi là 0% gây khó khăn cho việc kiểm soát dịch KẾT LUẬN Nhìn chung các hoạt động phòng chống tiêu chảy cấp của các địa phương còn nhiều thiếu sót và bất cập: Cán bộ y tế vẫn còn thiếu kiến thức và chưa được tập huấn thường xuyên trong việc nhận định ca bệnh và cách xử trí với tỷ lệ khá cao... cũng chỉ là kiến thức còn trên thực tế những hoạt động trên có được người dân thực hiện một cách thường xuyên không cũng khó có thể giám sát được Chỉ có 26,8% người dân có kiến thức đúng về việc khử khuẩn môi trường trong khi đây là một kiến thức rất quan trọng có thể khi thực hiện khảo sát chưa có công bố phác đồ chính thức về xử lý và điều trị tiêu chảy cấp nên người dân cũng chưa được phổ biến những... giám sát chặt chẽ Các loại cầu tiêu Bảng 7: Loại cầu tiêu được sử dụng Loại cầu tiêu Tỷ lệ Tự hoại, dội 47,2 % thấm Chôn đất 19,7 % Cầu ao cá 20,1 % Đi ra sông 13,0 % Qua khảo sát cho thấy tỷ lệ người dân sử dụng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh rất thấp chỉ có 47,2% tập trung ở các khu trung tâm của tỉnh hay thị xã, thị trấn Có đến 52,8% hộ gia đình sử dụng các loại hình cầu tiêu không hợp vệ sinh như đi... 10,7 % nhân, không đi cầu ra kênh rạch…) Ý thức 67,8 32,2 % rửa tay trước khi % ăn Ý thức rửa tay sau khi 90,6 đi vệ sinh bằng 9,4 % % xà phòng và nước sạch Khử khuẩn môi trường khi có 26,8% 73,2% dịch (xử lý phân, nước thải của người bệnh, ) Trong khi có dịch tiêu chảy cấp xảy ra, mặc dù miền Nam chỉ phát hiện 1 vụ nhưng người dân cũng đã biết được một số thông tin xảy ra về vụ dịch (87,6%) thông qua... tế 22,9 % Bệnh viện 38,1 % Phòng khám tư 32,4% Tự chữa bệnh 6,6 % Đa phần người dân sẽ lựa chọn bệnh viện, trạm y tế là nơi đến để khám bệnh đầu tiên Trong đó, phòng khám tư cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ người dân lựa chọn là nơi đến khám chữa bệnh đầu tiên khi bị bệnh Tuy nhiên như đã nêu ở trên, tại cả 3 tuyến tỉnh, huyện, xã thì việc quản lý báo cáo về ca bệnh từ các phòng khám tư là rất thấp có... vậy hệ thống y tế cần phải tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền và vận động người dân trong việc xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh và xử lý các loại phân và chất thải đúng cách Điều này có ý nghĩa thiết thực to lớn trong việc góp phần phòng các bệnh lây lan qua đường tiêu hóa Thực phẩm Bảng 8: Cách rửa trái cây,rau thông dụng Cách xử trí Nguồn gốc rau sống, Thuốc Nước Ngâm Nước trái cây tím . định tỷ lệ một số các hoạt động ứng phó đối với dịch tiêu chảy cấp của cấp tỉnh, huyện, xã và xác định tỷ lệ kiến thức và thực hành người dân về phòng chống tiêu chảy cấp. Phương pháp nghiên. cứu Xác định tỷ lệ các hoạt động ứng phó đối với dịch tiêu chảy cấp của cấp tỉnh, huyện, xã Xác định tỷ lệ kiến thức và thực hành người dân về phòng chống tiêu chảy cấp. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG. HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TIÊU CHẢY CẤP TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tiêu chảy cấp năm 2007 đã nhanh chóng xuất hiện và lan rộng ra các tỉnh