1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Bảo tàng cọ miền trung du pdf

8 335 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 482,14 KB

Nội dung

Bảo tàng cọ miền trung du Nhiều lúc lang thang trong rừng cọ và lắng chìm trong vẻ quyến rũ của miền trung du bạt ngàn cọ, tôi cứ nghĩ, giá mà ở nơi nhiều cọ nhất Việt Nam này, chúng ta làm được một cái bảo tàng về cọ để phát triển du lịch thì thật là vô giá, thì dứt điểm là cái lợi đầu tiên sẽ thuộc về ngành du lịch. Cái đáng nói duy nhất ở vùng “Sông Thao nước đục người đen/ Ai lên Vũ Ẻn thì quên đường về” này là cọ! Nhà văn Ngô Ngọc Bội chừng bảy mươi năm qua hầu như chỉ gắn bó với cái rốn cọ, nơi nhiều cọ nhất Việt Nam: huyện Sông Thao – Phú Thọ, thế rồi chắt chiu mãi ông cũng chỉ thốt lên một mệnh đề có vẻ khô khan mà say đắm: “Quê hương – rừng cọ”. Lá cọ Rừng cọ Sông Thao từng phủ kín mặt đất ven sông Hồng suốt bao đời. “Năm 1968, miền Bắc bị đánh phá ác liệt lại vừa có lụt lớn. Cả đất Phú Khê làm cọ cho nhà nước… Một xã hơn 2.000 dân, làm cho nhà nước 2 triệu tàu lá cọ, một năm xã có hơn 40.000 công làm lá cho nhà nước, con số ấy, chắc là không nhỏ. Những ngày ấy là ngày hội của lá cọ và của người đất lá”. Thế mà cũng rất lạ, tại sao thông Đà Lạt, sa mộc Sa Pa, rồi đến cả cái bông điên điển vàng ở miền tây Nam bộ, đến cả những triền đá tai mèo sắc và xám đến rợn người ở Hà Giang… đều được coi là bản sắc vùng đất, là “di sản”, là yếu tố tạo nên những trầm tích văn hóa riêng có của quê hương Việt Nam – trong khi ấy cọ cứ hiu quạnh với cảnh “quê em miền trung du ngày hai bữa sắn rù” mãi thế? Những rừng cọ rộng miên man, người đi trong rừng cọ, giữa trời mưa không ướt áo, trời nắng, “cọ xoè ô che nắng/ râm mát đường em đi”. Mỗi lần lang thang rừng cọ, chụp ảnh cọ, tôi đều tự hỏi, không biết có thứ cây nào già nua, hữu tình, và khi mọc thành đồi thì nó gợi cảm, nó làm người ta xao xuyến đến mức ấy không nhỉ? Rừng cọ, có những thảm, tầng đa dạng. Cây cọ cao vút tr ên những tán rừng xanh mướt, những đồi cỏ tế (cỏ giáng) rậm rạp và êm mượt như thảm nhung, mỗi thân cọ đều có rêu mốc, có các cây ký sinh um tùm đeo bám, tuyệt đẹp! Thân cọ già nua, mốc thếch, mỗi năm ra đúng 12 cái lá như một thứ lịch 12 tháng của trời đất để cây cọ nhích cao thêm một chút. Thế nên, mỗi cụ cọ giản dị này đều đã hàng trăm năm tuổi! Mỗi lá cọ tròn xoe ngơ ngác như thế này, được người trung du trân trọng gọi là một “mắt lá” (lá hình đôi mắt). Cọ lấp lóa trong nắng, bên những nếp nhà lợp lá cọ nâu trầm Con đường quê trắng đất uốn lượn bên ruộng và đồi xanh. Trên đồi, hàng nghìn cây chè được đốn gọn, phủ một lớp êm đềm, nhẵn thín, xanh tươi lên quả gò hình bát úp. Trên thảm chè, trên quả gò, là những thân cọ đứng như vũ nữ… Rừng cọ bên các hồ nước hiếm hoi của vùng trung du khô khát. Nhưng cây cọ hàng trăm năm tuổi, trong buổi cơ chế thị trường, cọ ăn cằn cả đất trung du nghèo, mà mỗi năm chỉ cho ra đời đúng 12 cái tàu lá (ứng với 12 tháng của năm!), mỗi lá bán được 1.000 đồng. Đẵn lá thì quả cọ lại đắng không ăn được. Không đẵn lá thì được bán quả, mỗi năm, cây cọ cho độ một thúng quả, bán từ đầu chợ đến cuối chợ, kể cả bán được giá thì cũng chỉ đủ tiền mua rau cỏ với vài con tép mạt. Cọ đẹp, cọ như bảo tàng về thiên nhiên trăm năm tuổi của đồng đất trung du – nhưng cọ không làm ra tiền cho người trồng cọ. Thế là người ta đổ xô chặt cọ, ủi cọ để làm kinh tế vườn ao chuồng với các loại cây “ăn liền” hấp dẫn. Một mai, cọ chỉ còn trong… những tấm ảnh. Dường như, đó là điều dường như là không thể nào khác, xót xa thay! Nhưng, trèo cọ, đốn lá, hái quả cọ là một nghề nguy hiểm. Có nhiều người đã tàn tật và thiệt mạng vì đi trèo cọ thuê. Đeo dao, dùng m ột cây tre buộc gá vào thân cây cọ (gọi là cây đà), thợ trèo cọ phải leo gần trăm mét lên “đỉnh trời”, trên bầu cọ rậm rạp đôi khi có cả ong, cả rắn độc. Vì thế, người trèo cọ tính công đẵn một tàu lá chiếm tới 1/3 giá thành bán của chính tàu lá đó! Việc bó lá lại thành đống, ngoắc vào vạy trâu kéo đi bán, cũng cực nhọc không kém Bà cụ nghèo ở quê hương cọ Phú Khê này đang đi nhặt những bẹ cọ rơi ra từ các thân cọ già về đun. Bà bảo, từ lúc tôi sinh ra, cây cọ đã lớn như thế này, và năm nay tôi gần 100 tuổi, cọ vẫn “không lớn thêm, không già đi”! Thây cây cọ ngày bị bão quật ngã, bà xót xa lắm. Bà con nghèo buộc phải ủi bỏ đồi, ủi đổ cọ cũng là vi ệc không mấy khó hiểu . Bảo tàng cọ miền trung du Nhiều lúc lang thang trong rừng cọ và lắng chìm trong vẻ quyến rũ của miền trung du bạt ngàn cọ, tôi cứ nghĩ, giá mà ở nơi nhiều cọ nhất Việt Nam. con tép mạt. Cọ đẹp, cọ như bảo tàng về thiên nhiên trăm năm tuổi của đồng đất trung du – nhưng cọ không làm ra tiền cho người trồng cọ. Thế là người ta đổ xô chặt cọ, ủi cọ để làm kinh tế. những thân cọ đứng như vũ nữ… Rừng cọ bên các hồ nước hiếm hoi của vùng trung du khô khát. Nhưng cây cọ hàng trăm năm tuổi, trong buổi cơ chế thị trường, cọ ăn cằn cả đất trung du nghèo, mà

Ngày đăng: 01/08/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w