Đêm sông Hàn Với lễ hội bắn pháo hoa quốc tế lần 3, tháng 3 này, Đà Nẵng lại nhộn nhịp đón du khách từ khắp nơi đổ về; ồn ào và náo nhiệt. Nhưng tôi biết dù thế nào đêm sông Hàn vẫn luôn là một trải nghiệm thầm lặng và rất riêng. Đêm sông Hàn – Ảnh: Nguyen Không biết đã bao lần dừng chân ở Đà Nẵng, lúc thong thả, khi vội vàng… nhưng cái cảm giác khi đi từ Bắc vào Nam và vượt qua đèo Hải Vân trong tôi vẫn luôn không thay đổi, nhẹ nhõm và bồi hồi. Từ đỉnh Bàn Cờ trên bán đảo Sơn Trà nhìn xuống, dòng sông Hàn thơ mộng vắt ngang lòng TP như một dải lụa mềm. Con đường ven biển hút tầm mắt về phía xa – nơi Hội An và cửa Đại, gần hơn ở góc bên này là ba hòn đảo nhỏ – cù lao Chàm nổi bật trong ráng chiều. Không chỉ là một trạm trung chuyển để du khách khám phá miền Trung, bản thân Đà Nẵng thôi đã là một dấu hỏi bí ẩn. Nhất là khi đêm thành phố đầy sao! Lần đầu tiên tới Đà Nẵng, tôi được bạn dắt đi xem cầu quay sông Hàn. Nửa đêm, chúng tôi lang thang trên con đường Bạch Đằng dọc bên bờ sông. Những chiếc đèn đường vàng hiu hắt. Gió từ dưới sông thốc lên lồng lộng, dăm ba con thuyền chạy rì rầm trên mặt sông loang loáng nước. Giữa lao xao bạn bè, đột nhiên tôi cảm nhận sự tĩnh lặng của TP. Dòng sông như đang trôi trong giấc ngủ, những con đường hướng về phía bờ sông đã tắt đèn, vài bóng người bước đi im lìm trên vỉa hè hay đang đứng tựa lưng vào lan can. Một sự im lặng thật ấn tượng và đáng giá… Ngày trở lại Đà Nẵng, vẻ bề ngoài của TP dường như đã đàng hoàng, to đẹp hơn. Những chiếc đèn dọc bờ sông, đèn trang trí trên cầu không còn một màu vàng quen thuộc. TP rực rỡ và nhiều màu sắc hơn, lóng lánh và bắt mắt hơn, giống như một cô gái trẻ biết điệu đàng trong bộ trang phục hợp thời. Nhưng khi đêm về, TP của năm nào lại trở về, yên tĩnh và trầm lặng đến nao lòng. Cây cầu quay vẫn không lỗi nhịp hằng đêm, vẫn mở ra nối sông và biển, tạm thời chia cắt hai bờ đông tây trong bốn giờ tính từ lúc nửa đêm. Cầu quay lúc 0 giờ Cầu quay sông Hàn là cầu quay dây văng duy nhất ở VN hiện nay. Khánh thành ngày 29-3-2000, cầu dài 456m, rộng khoảng 14m. Hằng ngày khoảng 0g đêm, phần giữa của cây cầu sẽ quay quanh trục một góc vuông 90 độ, nằm song song với dòng chảy để tàu bè lớn có thể chạy từ sông ra biển và ngược lại. Sau khi “mở” khoảng bốn giờ, cây cầu sẽ được xoay về vị trí cũ. Thời gian vận hành cầu quay mất 15-20 phút. Hiện cầu quay sông Hàn là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của TP Đà Nẵng, đặc biệt vào ban đêm, bởi màn trình diễn ấn tượng của dàn ánh sáng đèn màu hiện đại có khả năng thay đổi màu sắc theo sự biến động của âm thanh. Những đêm triền miên trên cầu quay sông Hàn, tôi đã đến – đi – và trở lại, chỉ có những cuộc điện thoại ở hai đầu nỗi nhớ là không giống nhau. Tôi kể về câu chuyện với người gác cầu đêm bình dị, về đội kỹ thuật đang ở trên trục quay giữa dòng sông, những người mở đường thủy mỗi ngày cho thuyền bè ra vào cảng. Những câu chuyện bình thường nhưng cho tôi hiểu và thấy thêm yêu cuộc sống thanh bình, yên ả với những người dân hiền lành của TP biển này. Đôi lúc tôi cũng gặp những nhóm khách du lịch đi lang thang hay những cặp tình nhân về muộn tới ngắm nhìn khoảnh khắc cây cầu chầm chậm ngắt ra làm ba khúc. Tôi kể về cảm xúc choáng ngợp khi đứng giữa cây cầu ngay sát với mép nối, mà cầu thì bắt đầu quay… . Đêm sông Hàn Với lễ hội bắn pháo hoa quốc tế lần 3, tháng 3 này, Đà Nẵng lại nhộn nhịp đón du khách từ khắp nơi đổ về; ồn ào và náo nhiệt. Nhưng tôi biết dù thế nào đêm sông Hàn vẫn. ẩn. Nhất là khi đêm thành phố đầy sao! Lần đầu tiên tới Đà Nẵng, tôi được bạn dắt đi xem cầu quay sông Hàn. Nửa đêm, chúng tôi lang thang trên con đường Bạch Đằng dọc bên bờ sông. Những chiếc. từ lúc nửa đêm. Cầu quay lúc 0 giờ Cầu quay sông Hàn là cầu quay dây văng duy nhất ở VN hiện nay. Khánh thành ngày 29-3-2000, cầu dài 456m, rộng khoảng 14m. Hằng ngày khoảng 0g đêm, phần