1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Dấu vết tháng năm của chốn... rừng thiêng nước độc ppt

7 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 595,3 KB

Nội dung

Dấu vết tháng năm của chốn rừng thiêng nước độc Nhìn Cần Giờ ngày nay với màu xanh ngút mắt, với danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới của Unesco, với những khu du lịch, với những resort…, ít ai ngờ được vùng đất này đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Hai ngày nghỉ cuối tuần, muốn tách mình ra khỏi không gian ngột ngạt của TP.HCM, tôi chợt nhớ đến Cần Giờ - không gian xanh chỉ cách trung tâm thành phố một con phà. Phà Bình Khánh những ngày cuối tuần đông hơn hẳn với dòng người từ trung tâm thành phố đổ sang. Qua phà Bình Khánh, chạy thêm một đoạn là hai bên đường đã xanh ngắt màu rừng ngập mặn với đước, bần, mắm, dừa nước… chen chúc. Nhìn Cần Giờ ngày nay với màu xanh ngút mắt, với danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới của Unesco, với những khu du lịch, với những resort…, ít ai ngờ được vùng đất này đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Cần Giờ ngày xưa là của những con người “Từ thuở mang gươm đi mở cõi”, chiến đấu với thiên nhiên khắc nghiệt “Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”, là của những sự tích “Gia Long tẩu quốc”. Cần Giờ ngày xưa là sự tích anh hùng của Trương Định, Dương Văn Hào…, là những trận đánh chìm tàu Pháp trên sông Lòng Tàu. Cần Giờ ngày xưa là đặc công Đoàn 10 Rừng Sác với những chiến công hiển hách: đánh kho bom thành Tuy Hạ, bắn tên lửa vào trung tâm Sài Gòn, đốt kho xăng Nhà Bè… Cần Giờ ngày nay là sự vươn mình của một vùng đất trắng vì chất độc hóa học trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới… Màu xanh C ần Giờ Tôi chọn Lâm Viên Cần Giờ của Công ty Du lịch Sinh thái Cần Giờ làm điểm dừng chân đầu tiên. Nơi đây còn được gọi bằng một cái tên khác là Đảo Khỉ. Đúng như tên gọi, những đàn khỉ “chào đón” tôi ngay từ cổng vào Lâm Viên. Khỉ nơi đây thuộc giống khỉ đuôi dài, lúc trước sinh sống rất nhiều tại rừng Sác, nhưng do sự tàn phá của chiến tranh nên sau năm 1975 chỉ còn lại vài con. Đến năm 1978, rừng bắt đầu được trồng lại, cộng với sự quan tâm chăm sóc của các nhân viên Lâm Viên nên đàn khỉ phát triển nhanh chóng, đến nay số lượng đã lên hơn 1000 con. Lâm Viên C ần Giờ c òn đư ợc gọi bằng một cái t ên khác là Đ ảo Khỉ Tổ chức bầy đàn của khỉ đuôi dài khá chặt chẽ, mỗi bầy thường có một khỉ đực to khoẻ nhất giữ vai trò đầu đàn, "điều hành" mọi hoạt động chung của bầy. Vào thời kỳ động dục, khỉ đầu đàn có quyền giao phối trước với mọi khỉ cái trong bầy. Khỉ đầu đàn sẽ giữ vai trò lãnh đạo cho đến khi có một khỉ đực khác trong bầy đánh bại nó. Con khỉ đực thua trong trận đánh giành chức đầu đàn sẽ phải tách bầy, sống một mình. Nếu may mắn hơn, nó có thể kéo theo được vài khỉ cái và lập bầy mới… Ngộ nghĩnh, tinh nghịch, nhốn nháo…, các bầy khỉ dễ dàng thu hút sự chú ý và thích thú của du khách khi đặt chân vào công viên. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, các du khách, nhất là khách nữ, sẽ dễ dàng trở thành nạn nhân của những “tên cướp cạn” này. Chỉ một phút lơ đễnh thì rất có thể đồ ăn, nón, túi xách và cả máy ảnh, điện thoại di động của bạn bị một chú khỉ chớp lấy và leo lên cây nhe răng “cười” với khổ chủ hoặc chạy biến vào rừng. Lúc này, khổ chủ chỉ biết mếu… Ngoài những đàn khỉ, Lâm Viên còn có một khu nuôi cá sấu hoa cà và chương trình biểu diễn xiếc thú vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần. Đư ờng v ào khu tái hi ện Tôi đi ca – nô từ bến tàu phía ngoài Lâm Viên để đến với khu tái hiện Căn cứ Rừng Sác. Mười phút đi ca – nô để lại cho tôi cảm giác khó quên khi được chòng chành trên mặt nước, với tốc độ cao, len lỏi theo những con rạch nhỏ lẩn khuất dưới rừng đước um tùm. Căn cứ Rừng Sác ra đời từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp và tồn tại cho đến cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ. Được những cánh rừng ngập mặn và lòng dân che chở, nhiều cơ quan, đơn vị của miền Đông Nam Bộ, Sài Gòn - Chợ Lớn và các vùng lân cận tụ hội về đây, kề vai sát cánh để chiến đấu với quân thù. Giữa rừng ngập mặn, không một gò đất cao, không một giếng nước ngọt, thực phẩm thiếu thốn, kẻ thù càn quét liên tục, cộng với bệnh tật, cá sấu, muỗi mòng… nhưng các chiến sĩ rừng Sác vẫn kiên trì bám trụ, lập nên những chiến công làm run sợ kẻ thù. Khu tái hi ện chiến khu Rừng Sác Tiêu biểu cho các đơn vị chiến đấu ở đây là Đoàn 10 đặc công Rừng Sác. Đơn vị này có rất nhiều chiến công nhưng nổi bật nhất là trận đánh kho xăng Nhà Bè – chiến tích làm rung động dư luận trong nước và quốc tế. Kho xăng dầu Nhà Bè cung ứng 80% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên toàn miền Nam của chính quyền chế độ cũ, đặc biệt là nhu cầu quân sự. Bên trong kho xăng là 72 bồn, chứa trên 200 triệu lít xăng dầu, được bao bọc và canh chừng cẩn mật với 12 lớp kẽm gai các loại dày hàng trăm mét, giữa các lớp kẽm gai còn có chó săn và ngỗng, bên trong là bãi mìn và đường tuần tra. Ngoài ra, kho xăng còn được yểm trợ bởi lực lượng tàu chiến và trực thăng. Được canh phòng cẩn mật như vậy, nhưng vào ngày 2/12/1973, hai mũi đặc công của Đoàn 10 đặc công Rừng Sác vẫn đột nhập thành công, để đến rạng sáng ngày 3/12/1973, kho xăng Nhà Bè trở thành một biển lửa. Vụ cháy kéo dài 9 ngày đêm, thiêu hủy 200 triệu lít xăng dầu, một khu chứa khí đốt, hai nhà máy trộn nhớt, 2 nhà máy phát điện, một tàu dầu 12.000 tấn… Tám chiến sĩ đặc công tham gia trận đánh ấy, nhưng chỉ có sáu người trở về. Hai liệt sĩ Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm trên đường rút lui bị địch phát hiện và bắt sống, hai anh đã rút chốt lựu đạn để cùng chết với địch… Tái hi ện cảnh chiến sĩ rừng Sác chiến đấu với cá s ấu N ồi nấu n ư ớc mặn th ành nư ớc ngọt Để tưởng nhớ đến công lao, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ Rừng Sác, công ty Du lịch Sinh thái Cần Giờ đã phối hợp cùng các cựu chiến binh Rừng Sác tái hiện lại gần như nguyên bản căn cứ Rừng Sác năm xưa. Khu tái hiện bao gồm: nhà cảnh vệ, nhà đón tiếp, hội trường, nhà thông tin cơ yếu, nhà bếp, nhà quân y, nhà quân nhu… Du khách đến đây có thể hình dung được cuộc sống thường nhật gian khổ của các chiến sĩ rừng Sác qua mô hình bồn chứa nước mưa, nồi nấu nước mặn thành nước ngọt, cảnh chiến sĩ rừng Sác đánh nhau với cá sấu… Du khách cũng trầm trồ trước khẩu vị lạ lẫm của cơm nắm, của ba khía… - những món ăn ngày xưa của chiến sĩ rừng Sác. M ột góc Cần Giờ resort Sau một ngày tham quan mệt nhoài đầy cảm xúc, tôi rời Lâm Viên, đến với Cần Giờ resort. Khu resort 3 sao nép mình sau hàng phi lao của bãi biển 30/4 – bãi tắm chính của huyện Cần Giờ. Cảm giác thật tuyệt vời khi mở cửa sổ phòng, trong bóng tối thăm thẳm của biển khơi trước mặt, nghe tiếng phi lao xào xạc, tiếng sóng rì rào, và cả hương rừng Sác xa xa… . Dấu vết tháng năm của chốn rừng thiêng nước độc Nhìn Cần Giờ ngày nay với màu xanh ngút mắt, với danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới của Unesco, với những khu. khổ của các chiến sĩ rừng Sác qua mô hình bồn chứa nước mưa, nồi nấu nước mặn thành nước ngọt, cảnh chiến sĩ rừng Sác đánh nhau với cá sấu… Du khách cũng trầm trồ trước khẩu vị lạ lẫm của cơm. sống rất nhiều tại rừng Sác, nhưng do sự tàn phá của chiến tranh nên sau năm 1975 chỉ còn lại vài con. Đến năm 1978, rừng bắt đầu được trồng lại, cộng với sự quan tâm chăm sóc của các nhân viên

Ngày đăng: 01/08/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w