Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
488,61 KB
Nội dung
Sín Chéng mến thương Khuất ở tít lưng trời biên ải, Sín Chéng là một xã nghèo, tận cùng xa xôi của “vừng trán nhô cao của Tổ quốc” Si Ma Cai, Lào Cai. Không dữ dằn khốc liệt với đá núi và rừng sâu, cũng không tân thời để nhoài theo sự phát triển bằng mọi giá mà mai một bản sắc văn hóa. Sín Chéng lúc này giữa bồng bềnh mây và sậm sùi rét sương. Cũng như nhiều vùng khác, muốn hiểu Sín Chéng thì hãy ra chợ. Tuy mưa rét, lấm lem bùn đất, mộc mạc như cây rừng, thơ ngây như những bông hoa không ai biết tên gọi là gì dọc lối đi, nhưng Sín Chéng sẽ ngấm vào bạn với bao nhiều ảo diệu. Rau chất đống trên lưng ngựa thồ, chuẩn bị về bản muối dưa ăn qua cả cái mùa tết nhất nhiều sương muối này Đêm và ngày lang thang ở Sín Chéng, các gương mặt thân thương đã ám ảnh tôi. Nụ cười nào cũng hiền, không có cảnh bỏ chạy khi khách giương máy ảnh lên, cũng không (tuyệt đối không!) có cảnh sỗ sàng “không có tiền tao không cho chụp ảnh” như Sa Pa. Phiên chợ nghèo, có đôi chút xót xa, hiu buồn nhưng buồn đấy mà thương mến đấy. Đó là cái nghèo không nên có (cần phải khắc phục), nhưng đó cũng là cái giản dị miền rừng rất lành lẽ. Nó lành lẽ như mái tranh hay chút khói lam chiều, rất êm đềm và ám ảnh. Những đứa trẻ đi chân đất sục sạo trong khu chợ lầy thụt rét buốt, đôi khi còn phải dựng lều tre nứa ngoài sườn núi để tự nổi lửa, kê vài hòn đá nấu cơm ăn với rau muối để theo đòi con chữ. Nhưng chúng hiền, ngoan, lễ phép (đôi lúc) hơn rất nhiều trẻ em miền xuôi. Phiên chợ, các cháu tràn ra chợ rồi lại về trường, đợi ở đó. Mẹ đi qua lều, thả vào ít muối, ít gạo hoặc vài thứ hoa quả rẻ tiền rồi lại ngược tít lên đỉnh núi về bản. Sín Chéng lôi cuốn tôi bởi những gương mặt ngồ ngộ, gương mặt nào cũng khả ái. Những đứa trẻ khăn mũ len kín mít, những người đàn bà khấp khểnh răng bịt vàng, “nạ dòng” rồi vẫn hớp hồn khách lạ; những bà cụ gánh đụn rau xanh như gói trọn cả núi cả rừng về chợ, nụ cười dăn deo mà tươi tỉnh như cánh rừng ủ trong sương trắng ngoài bìa núi. Có cảm giác, dù nghèo nhưng nơi này không có nỗi buồn, dù rét mướt và lấm lem, không có sự tê tái nào trong xúc cảm… Cảm xúc ấy đang ngày càng khó tin và khó thấy trong mỗi lữ khách chúng ta chăng? Rau xếp xanh rì một góc chợ Gương mặt thơ ngây và hồ hởi khi được theo mẹ vào khu bán phở. Ăn phở, bao giờ cũng là một trong những thứ đáng hoan hỉ nhất ở chợ vùng cao Êm ả và ngon lành trên lưng mẹ Món ăn khá nhiều, món nào cũng giản dị. Chảo gang, kê đá, nổi lửa, ngào bột từ nhà, ra chợ chỉ dàn bánh ra chảo và nướng Hai con chó này bị buộc cổ dắt xuống chợ khi còn đòi bú mẹ. Nhưng bà chủ cẩn thận lắm, bà lót lá khoai rừng ra góc chợ để chó đứng lên đó đỡ bẩn chân. Chẳng gì cũng sắp phải chia tay nhau rồi, hai con vật thân mến chuẩn bị về nhà người ta ở rồi Có bé em đã lấy phần (làm quà) được cả hai cây mía vác về bản rồi Cô bé này đã chớm biết làm duyên, ăn mặc diêm dúa cầu kỳ lắm, cười còn hồn nhiên lắm, cũng lân la đến hàng quần áo với những vuôn thổ cẩm Đằng phía tây, những người hàng xóm của cháu đã mua được cả con lợn đen trũi, buộc dây vào cổ, kéo thẳng về nhà. Con lợn bướng lắm, cứ nằm ăn vạ ra mặt đường đầy bùn đất . Sín Chéng mến thương Khuất ở tít lưng trời biên ải, Sín Chéng là một xã nghèo, tận cùng xa xôi của “vừng trán nhô cao của. triển bằng mọi giá mà mai một bản sắc văn hóa. Sín Chéng lúc này giữa bồng bềnh mây và sậm sùi rét sương. Cũng như nhiều vùng khác, muốn hiểu Sín Chéng thì hãy ra chợ. Tuy mưa rét, lấm lem bùn. Sín Chéng sẽ ngấm vào bạn với bao nhiều ảo diệu. Rau chất đống trên lưng ngựa thồ, chuẩn bị về bản muối dưa ăn qua cả cái mùa tết nhất nhiều sương muối này Đêm và ngày lang thang ở Sín Chéng,