Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
1,84 MB
Nội dung
Tiểu luận Nền kinh tế hydro 1 MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, nhiên liệu hóa thạch chủ yếu là than đá và dầu mỏ. Việc tạo ta than đá và dầu mỏ là 1 quá trình xảy ra hàng triệu năm. Đó là quá trình cây cối và các hợp chất hữu cơ khác bị vùi lấp lâu ngay phân hủy tạo nên. Vì vậy, khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch thì sẽ xảy ra việc phát thải khí CO 2 , lượng CO 2 này hàng triệu năm sau các loại thực vật mới hấp thụ hết để tạo cân bằng CO 2 . Người ta coi nhiên liệu hóa thạch là không tái tạo. Thế giới của chúng ta đang bị phụ thuộc nặng nề vào một nền kinh tế nhiên liệu hóa thạch. Nhiên liệu của đa số các phương tiện giao thông hiện tại: xe hơi, xe lửa, máy bay … là xăng dầu. Hơn nữa, một tỉ lệ khá cao các nhà máy điện là nhiệt điện dùng dầu hỏa, khí thiên nhiên hay than đá. Nếu không có nhiên liệu hóa thạch, nền kinh tế cùng với các phương tiện giao thông, liên lạc, vận tải, sẽ rơi vào khủng hoảng ngừng trệ. Toàn bộ nền kinh tế, xã hội hiện đại đã phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Trong khi nhiên liệu hóa thạch đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa xã hội đến mức phát triển như ngày nay thì nó cũng tồn tại những vấn đề nhức nhối lớn: ô nhiễm không khí, các vấn đề môi trường như tràn dầu, nguy hiểm hơn cả là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngoài ra, nhiên liệu hóa thạch không thể được tái tạo, và việc dựa trên nhiên liệu hóa thạch còn làm cho một số nước không có nhiều tài nguyên sẽ bị phụ thuộc vào những nước vốn có nguồn dầu dồi dào ở Trung Đông, từ đó dẫn đến nhiều hệ quả chính trị và kinh tế khác, thậm chí là chiến tranh giành dầu mỏ. Giữa bối cảnh đó, khái niệm về nền kinh tế hydro dựa trên nguồn năng lượng sạch, dồi dào phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của nhân loại xuất hiện như 1 giải pháp đầy tiềm năng. Nền kinh tế hydro hay nói cách khác là hệ thống lưu trữ, phân phối và sử dụng năng lượng dựa trên nhiên liệu chính là hydro hứa hẹn sẽ đẩy lùi tất cả những vấn đề do nền kinh tế dựa trên nhiên liệu hóa thạch đã gây ra. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch 1.1.1 Nguồn gốc của nhiên liệu hóa thạch Than đá có nguồn gốc sinh hóa từ quá trình trầm tích thực vật trong những đầm lầy cổ cách đây hàng trăm triệu năm. Khi các lớp trầm tích bị chôn vùi, do sự gia tăng nhiệt độ, áp suất cùng với điều kiện thiếu Ôxy nên thực vật (chứa 1 lượng lớn Cellulose) chỉ bị phân hủy 1 phần nào. Dần dần, hydro và ôxy tách ra dưới dạng khí để lại khối chất giàu C là than. Giống như than, dầu và khí thiên nhiên có nguồn gốc từ các trầm thích biển giàu xác bã động thực vật cách đây khoảng 200 triệu năm. Các trầm tích hữu cơ ở điều kiện chôn vùi thiếu ôxy, dưới nhiệt đô từ 50-250 o C, áp suất cao, theo thời gian tạo nên hỗn hợp hydrocacbon là dầu và khí. Các mỏ dầu và khí thường đi đôi với nhau, do tỉ trọng nhỏ hơn đá, chúng có xu hướng di chuyển lên phía trên qua các lỗ rỗng của đá và tích tụ thành các vũng dưới những lớp đá không thấm. Tầng đá không thấm phía trên và phía dưới tạo nên bẫy dầu hoặc khí. Có nhiều dạng bẫy khác nhau trong tự nhiên. Một khi tầng đá phủ bị mũi khoan xuyên thủng thì dầu và khí sẽ theo lỗ khoan lên mặt đất để được chế biến và phân phối. 1.1.2 Quá trình sinh năng lượng của nhiên liệu hóa thạch Ôxy là 1 trong những nguyên tố thông dụng nhất trên trái đất, chiếm tới 20.9% trong không khí. Ôxy hóa nhiên liệu nhanh sẽ mang lại lượng nhiệt lớn. Nhiên liệu rắn hoặc lỏng phải chuyển hóa thành khí trước khi cháy. Thông thường, để chuyển hóa chất lỏng hoặc rắn sang dạng khí cần phải sử dụng nhiệt, khí nhiên liệu sẽ cháy ở trạng thái bình thường nếu có đủ không khí. Phần lớn trong số 79% không khí còn lại là nitơ cùng với 1 ít các thành phần khác. Nitơ được coi là yếu tố pha loãng làm giảm nhiệt độ cần có để đạt được lượng ôxy cần cho quá trình cháy. Nitơ làm giảm hiệu suất cháy cho hấp thụ nhiệt từ nhiên liệu đốt cháy và pha loãng khí lò. Điều này làm giảm nhiệt để truyền qua bề mặt trao đổi nhiệt, nó còn làm tăng khối lượng của các sản phẩm phụ của quá trình cháy, những sản phẩm này đi qua bộ trao đổi nhiệt và thoát ra ngoài ống khói nhanh hơn để nhường chỗ cho hỗn hợp nhiên liệu - không khí mới được bổ sung. Nitơ có thể kết hợp với ôxy để tạo ra NO x , là chất gây ô nhiễm rất độc. C, S trong nhiên liệu kết hợp với ôxy trong không khí tạo thành CO 2 , SO 2 , giải phóng 8.084kcal, 28.922 kcal và 2.224 kcal nhiệt. 4 Sau đây sẽ xét đến quá trình cháy trong động cơ đốt trong (ĐCĐT), đây là quá trình hóa học giữa các phần tử nhiên liệu và không khí ở ĐCĐT có thể biểu diễn như sau: Từ phương trình 2 cho thấy, để đốt cháy hoàn toàn 1 phân tử octan cần phải có ít nhất 12.5 phân tử ôxy. Nếu tính theo khối lượng thì cần có ít nhất 15,03 kg để đốt cháy hoàn toàn 1 kg octan. Nếu sử dụng lượng không khí nhiều hơn lượng không khí lý thuyết để đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu trong điều kiện thực tế thì trong khí thải sẽ có ôxy dư. Ví dụ: Nếu lượng không khí nạp vào động cơ ít hơn lượng không khí lý thuyết thì nhiên liệu sẽ cháy không hoàn toàn và trong khí thải sẽ có thêm các sản phẩm khác như: CO, H 2 , C n H m , C, 1.1.3 Vấn đề gây ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch Quá trình cháy diễn ra kèm theo sự phát thải các chất như CO, NO x , SO 2 , là những chất trực tiếp gây ra hiệu ứng nhà kính hay mưa axit… cùng với việc khai thác than hay dầu, khí, làm xóa sổ thảm thực vật và lớp đất mặt, gây xói mòn đất. Đặc biệt là những chất thải ra trong quá trình khai thác và chế biến, gây ra không ít những tác hại về môi trường, gây ô nhiễm nguồn đất và nguồn nước cũng như gây bệnh tật đối với dân cư xung quanh khu vực sản xuất. - Hiệu ứng nhà kính: chúng ta biết rằng, bức xạ mặt trời là bức xạ sóng ngắn (năng lượng lớn) nên nó dễ dàng xuyên qua lớp khí CO 2 và tầng ozon để chiếu xuống Trái đất. Ngược lại, bức xạ nhiệt từ mặt đất phát vào vũ trụ là bước sóng dài (yếu hơn), nên nó bị hấp thụ bởi CO 2 và hơi nước trong khí quyển. Cân bằng CO 2 được duy trì nhờ sự hấp thụ của thực vật và hòa tan trong nước biển đại dương. Như vậy với một mức nào đó, lượng CO 2 trong khí quyển là cần thiết cho sự ổn định nhiệt trên trái đất cũng như cho quá trình quang hợp của thực vật. Tuy nhiên, ngày nay, con người thải CO 2 vào khí quyển vượt quá mức cân bằng bình thường của nó (chỉ tính riêng than đá, mỗi năm thải vào khí quyển 2,5.10 13 5 tấn CO 2 , điều này dẫn đến sự ra tăng nhiệt độ trên trái đất. Người ta ước tính rằng nếu nồng độ CO 2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi thì nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất sẽ tăng lên 3,6 o C, sự nóng lên toàn cầu này sẽ làm tan băng 2 cực, dâng mực nước biển, ngập lụt những vùng ven biển. Những sự biến đổi khí hậu là không lường trước được. Đốt khí thiên nhiên gây ít ô nhiễm hơn dầu và than, đây là dạng nhiên liệu hóa thạch sạch nhất. - Các khí thải từ những động cơ xe ôtô còn gây ra các khói quang hóa, hiện tượng thường xảy ra ở những thành phố lớn, với mật độ xe lưu thông cao. Không khí bình thường có ít ôxy nguyên tử và ozon. Nguyên tử ôxy sinh ra từ phản ứng quang hóa khí NO 2 dưới ánh sáng mặt trời. NO 2 + năng lượng mặt trời NO + [O] Ôxy nguyên tử lại tác dụng với các hydrocacbon sinh ra từ quá trình cháy nhiên liệu hóa thạch, qua 1 chuỗi các phản ứng trung gian để tạo NO 2 , ozon, và 1 số chất ô nhiễm thứ cấp như fhoặcmvàehit, perôxyacetuy nitrate (C 2 H 3 O 5 N), tập hợp các khí trên tạo ra khói quang hóa. Chất này gây tổn thương nghiêm trọng nhiều loại cây, phá hoại tế bào lá, cản trở quá trình trao đổi chất ở thực vật. Ở các thành phố lớn, ô nhiễm khói quang hóa giống như lớp sương mù, hạn chế tầm nhìn, gây các bệnh về phổi… - Một số vấn đề khác liên quan đến quá trình khai thác vận chuyển dầu là các sự cố tràn dầu, rò rỉ giếng khoan. Ô nhiễm dầu gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường. Dầu hỏa bị ôxy hóa rất chậm. Nơi có sự cố tràn dầu và nước thải công nghiệp chứa dầu thì có benzen, toluen rất độc, làm sinh vật chết trực tiếp polyclhoặcua diphenyl trung chuyển vào cơ thể cá rồi qua người gây ung thư. Những hợp phần nặng của dầu lắng xuống đáy biển hoặc bị sóng đánh dạt vào cửa sông sẽ tác động lâu dài đến hệ sinh thái. Dầu dạt vào bãi biển làm ngưng các hoạt động đánh bắt hải sản, du lịch. Đất đai bị ô nhiễm dầu có thể thành đất chết. dầu xâm nhập làm thay đổi kết cấu, đặc tính cơ học của đất… 1.2 Nguồn năng lượng từ biomass 1.2.1 Giới thiệu sơ lược về biomass Năng lượng sinh khối (Biomass) là vật liệu sinh học được lấy từ cơ thể sinh vật, hay vừa mới tồn tại trong cơ thể sinh vật (chất thải). Trong ngữ cảnh của ngành năng lượng, sinh chất thường được dùng để nói về các vật liệu từ cây cỏ, nhưng sinh chất có thể được áp dụng cho cả vật liệu từ động vật và thực vật. - Thành phần hóa học: 6 Năng lượng sinh khối có nguồn gốc từ cacbon và được tạo thành từ các phân tử hợp chất có chứa hidro, thường có cả nguyên tử ôxy, nitơ và cả 1 lượng nhỏ kiềm, đất kiềm và kim loại nặng. Những kim loại này thường được tìm thấy trong phân tử hoạt động như những phoặcphyrin có bao gồm chất diệp lục chứa magiê. - Vật liệu thực vật: Cacbon được dùng để tạo thành sinh chất được hấp thụ từ không khí như khí CO 2 từ các hoạt động của thực vật, sử dụng năng lượng từ mặt trời. Thực vật sau đó có thể bị dùng làm thức ăn cho các loài động vật và do đó được biến đổi thành sinh khối động vật. Tuy nhiên sự hấp thụ cơ bản được tạo thành từ thực vật. Nếu thực vật không bị dùng làm thức ăn thì thường sẽ bị phân hủy thành vi sinh vật hoặc bị đốt cháy: * Nếu bị phân hủy, nó sẽ thải cacbon lại trong không khí, chủ yếu là dưới dạng khí CO 2 hoặc CH 4 tùy thuộc vào các điều kiện và quá trình phân hủy. * Nếu bị đốt cháy cacbon được thải ra môi trường dưới dạng khí CO 2 . Những quá trình này xảy ra cho đến khi nào còn có thực vật trên trái đất và nó là 1 phần của chu trình tuần hoàn của cacbon. - Các nhiên liệu hóa thạch Các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và ga cũng tạo ra vật liệu sinh học, tuy nhiên các vật liệu đó đã hấp thụ khí CO 2 từ không khí hàng triệu năm từ trước đây. Vì là nhiên liệu chúng tạo ra mật độ năng lượng cao, nhưng để sử dụng các năng lượng đó ta phải thông qua quá trình đốt cháy nhiên liệu, với quá trình ôxy hóa của cacbon thành khí cacbonic và hidro thành nước (hơi nước). Trừ khi chúng được giữ lại, những sản phẩm cháy này thường được thải ra không khí, trở lại thành cacbon hình thành hàng triệu năm trước và do đó góp phần vào việc làm tăng nồng độ không khí. Sự khác nhau giữa năng lượng sinh khối và nhiên liệu hóa thạch: Sự khác nhau quan trọng nhất giữa năng lượng sinh khối và nhiên liệu hóa thạch là thời gian hình thành của chúng. Sinh chất lấy cacbon ra khỏi không khí khi chúng phát triển, và trả lại không khí khi nó bị đốt cháy. Nếu được kiểm soát trong sự bền vững cơ bản, sinh chất sẽ được thu hoạch như 1 phần của vụ mùa bổ sung liên tiếp. Sinh chất đến từ quá trình trồng rừng, quá trình quản lý cây, vùng trồng cây, hoặc từ 1 giai đọan của quá trình trồng lại cây liên tục. Cây phát triển lấy khí CO 2 từ không khí ngay khi khí được thải ra qua quá trình đốt cháy của vụ 7 mùa trước. Chu trình này giữ lại sự tuần hoàn khép kín của cacbon mà không làm tăng mật độ CO 2 trong không khí. - Các loại vật liệu năng lượng sinh khối: Với định nghĩa này, sinh chất cho năng lượng có thể bao gồm rất nhiều loại vật liệu. Vì mục đích kinh doanh, những vật liệu có giá trị cao trong một thị trường khác (không phải thị trường năng lượng), ví dụ như gỗ to, chất lượng tốt, thường không được sử dụng trong ngành năng lượng. Tuy nhiên có một lượng lớn từ chất cặn, phó sản phẩm và rác thải tồn tại ở Anh có tiềm năng được sử dụng với số lượng lớn với 1 giá tương đối rẻ, hoặc thậm chí giảm được chi phí ở những nơi hiện tại đang có yêu cầu trả tiền cho rác thải. - Có 5 loại vật liệu cơ bản: * Gỗ mới, lấy từ rừng, các hoạt động trồng rừng hoặc từ các quá trình làm gỗ. * Vụ mùa năng lượng: nhiều vụ mùa với năng suất cao được trồng đặc biệt để phục cho những ứng dụng về năng lượng. * Chất thải nông nghiệp: chất thải sinh ra từ quá trình thu hoạch hoặc xử lý nông nghiệp * Thức ăn thừa: từ các họat động sản xuất, chuẩn bị và xử lý thức ăn và thức uống hoặc từ rác thải sinh họat. * Chất thải công nghiệp và phó sản phẩm: từ quá trình sản xuất và các quy trình công nghiệp. 1.2.2 Việc sử dụng etanol đi từ nguồn biomas 1.2.2.1 Nguyên liệu sản xuất etanol Đó là các nguyên liệu sinh khối. Nguyên liệu sản xuất etanol thích hợp nhất là đường (từ củ cải đường, mía), rỉ đường và cây lúa miến ngọt, tinh bột (khoai tây, các loại hạt lúa, lúa mỳ, ngô, đại mạch). Năng suất etanol trung bình dao động từ 2.100 đến 5.600 lít/ ha đất trồng trọt tùy thuộc vào từng loại cây trồng. Đối với các loại hạt, năng suất etanol thu được vào khoảng 2.800 lít/ha, tức là vào khoảng 3 tấn nguyên liệu hạt sẽ thu được 1 tấn etanol. Hiện nay các hoạt động nghiên cứu và phát triển ở châu Âu về lĩnh vực etanol sinh học (bioetanol) chủ yếu tập trung vào sử dụng các nguồn nguyên liệu xenlulo (từ gỗ). Các loại cây trồng quay vòng ngắn (liễu, bạch dương, bạch đàn), các chất thải nông nghiệp (rơm, bã mía), các phế thải của công nghiệp gỗ, gỗ thải đều thích hợp để làm nguyên liệu sản xuất etanol. Cứ khoảng 2 - 4 tấn vật liệu gỗ khô hoặc cỏ khô đã có thể cho 1 tấn etanol. 8 Nguyên nhân khiến người ta chuyển sang sản xuất etanol từ sinh khối xenlulo (gỗ, thân thảo) là vì các loại này sẵn có và rẻ tiền hơn so với các loại tinh bột ngũ cốc hoặc cây trồng khác, đặc biệt là với những nguồn chất thải hầu như không có giá trị kinh tế thì vấn đề càng có ý nghĩa, tuy nhiên quá trình chuyển hóa các vật liệu này sẽ khó khăn hơn. 1.2.2.2 Ứng dụng của etanol Etanol có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. - Dùng để pha chế sản xuất các loại rượu, bia để uống, chế biến thức ăn. - Dùng làm chất sát trùng, rửa vết thương trong y tế. Dùng làm dược phẩm chữa bệnh. - Trong tổng hợp hóa học: Cồn được xem là chất trung gian để sản xuất các chất hóa học khác như: Acid axetic, Etyl Axetat… Ngoài ra người ta có thể dùng chúng làm dung môi hòa tan nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác. - Sử dụng etanol trong việc pha trộn vào xăng nhằm tăng trị số Octan và giảm ô nhiễm môi trường. - Ngoài ra, etanol còn được sử dụng trong quá trình reforming hơi nước để tạo khí hydro – là nguồn nhiên liệu thay thế mũi nhọn.là nguồn nhiên liệu sạch giảm thiểu tối đa lượng khí nhà kính phát thải cũng như các khi NO x , SO x ,… Điều này sẽ được trình bày kĩ hơn ở phần dưới đây. 1.2.3. Ứng dụng của etanol trong việc sử dụng để sản xuất hydro Chúng ta đã khá quen thuộc với hình ảnh hydro như là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp hóa học: chế tạo ammonia, methanol, lọc dầu, phân bón, luyện kim, mỹ phẩm, chất bán dẫn v.v. Thế nhưng, không chỉ có vậy, hydro còn là một nguồn nhiên liệu đầy tiềm năng với nhiều ưu điểm thuận lợi về môi trường và kinh tế. Hydro là nguồn năng lượng sạch, gần như không phát thải khí ô nhiễm mà chỉ sinh ra hơi nước. Từ nước qua quá trình điện phân ta lại có thể thu được hydro. Vì vậy, hydro là nguồn năng lượng gần như vô tận hay có thể tái 9 sinh được. Hơn nữa, xét về mặt trọng lượng, hydro có tỉ trọng năng lượng cực kỳ cao. Trên thực tế, nhờ hai đặc tính nhẹ và tỉ trọng năng lượng cao này, hydro đã được dùng làm nhiên liệu cho tên lửa từ những buổi ban đầu của công nghệ du hành không gian. Khi dùng làm nhiên liệu, hydro có thể được đốt trực tiếp trong các động cơ đốt trong, tương tự như trong các loại phương tiện giao thông chạy bằng xăng dầu phổ biến hiện nay. Hydro cũng có thể thay thế khí thiên nhiên để cung cấp năng lượng cho các nhu cầu dân dụng hàng ngày như đun nấu, sưởi ấm, chiếu sáng v.v. Mặt khác, hydro còn có thể được sử dụng làm nguồn năng lượng cung cấp cho hệ thống pin nhiên liệu, nhờ quá trình điện hóa để tạo ra điện năng. Bên cạnh những ưu điểm của hydro như đã nêu trên (sạch, tái sinh ), pin nhiên liệu còn chạy rất êm, không gây ra tiếng động, chấn động như động cơ đốt trong. Do dựa trên cơ chế của quá trình điện hóa tạo ra điện năng chứ không phải quá trình đốt như ở động cơ đốt trong, pin nhiên liệu còn đạt hiệu suất sử dụng cao hơn nhiều so với động cơ đốt trong, vì thế mà tiết kiệm năng lượng hơn. Với những ưu thế vượt trội đó, pin nhiên liệu đang ngày càng được quan tâm và dự đoán sẽ trở nên nguồn nhiên liệu đầy triển vọng, một thành phần chủ chốt của nền kinh tế hydro trong viễn cảnh tương lai. 10 [...]... thành phần có mặt trong nước đều có thể được reforming để bổ sung sản xuất H 2 Đồng thời, quá trình này không cần đến chưng cất hay sấy khô, hấp phụ để thu được etanol tinh khiết Về mặt năng lượng và kinh tế thì quá trình reforming etanol rất hiệu quả Từ các nghiên cứu của các học giả đi trước, có thể kết luận rằng etanol có khả năng tạo thành nhiều sản phẩm Việc lựa chọn sản phẩm thu được với các chất... %mol W/FAO, kg xúc tác trong 1 giờ/ kg nguyên liệu Hình 2.1 Sự biến thiên độ chuyển hóa etanol theo W/FAO Trên đây là cơ sở lý thuyết và các dữ liệu động học trong quá trình reforming etanol Trong thực tế, các thông số, độ chuyển hóa etanol, hiệu suất H 2 … đều được tính toán trong các phần mềm mô phỏng Trong chương sau sẽ đề cập đến kết quả mô phỏng quá trình reforming etanol sản xuất H2 trên Hysys... ứng đều xảy ra ở lò phản ứng này Lò phản ứng này cũng kiểm soát quá trình tạo ra H 2 và CO2 trong một phạm vi nhiệt độ nhất định Phản ứng mong muốn trong lò phản ứng là chỉ tạo ra H2 và CO2 Nhưng thực tế ở điều kiện gia nhiệt thì rất nhiều sản phẩm khác đã được tạo ra như CH3CHO, CO2, CH4, C2H4… 2 WGS (water gas shift): thiết bị phản ứng chuyển dịch nước-khí Trong phần thiết bị WGS thường có 3 lò phản... các phân tử sẽ kích thích tốc độ phản ứng và theo chiều mong muốn Việc nâng nhiệt độ phản ứng chủ yếu bằng biện pháp tăng nhiệt cho dòng nguyên liệu đầu vào Nhiệt độ cần thiết khoảng 500 – 700oC, (Thực tế trong quá trình mô phỏng nhiệt độ khoảng 375.5oC) etanol chuyển đổi thành hydro phải phản ứng với hơi nước thể hiện ở phản ứng: CH3CH2OH + 3H2O → 6H2 + 2CO2 (∆HO=174kJmol-1) CH3CH2OH + 3H2O → 4H2 + . đá. Nếu không có nhiên liệu hóa thạch, nền kinh tế cùng với các phương tiện giao thông, liên lạc, vận tải, sẽ rơi vào khủng hoảng ngừng trệ. Toàn bộ nền kinh tế, xã hội hiện đại đã phụ thuộc vào. tiềm năng. Nền kinh tế hydro hay nói cách khác là hệ thống lưu trữ, phân phối và sử dụng năng lượng dựa trên nhiên liệu chính là hydro hứa hẹn sẽ đẩy lùi tất cả những vấn đề do nền kinh tế dựa trên. Trung Đông, từ đó dẫn đến nhiều hệ quả chính trị và kinh tế khác, thậm chí là chiến tranh giành dầu mỏ. Giữa bối cảnh đó, khái niệm về nền kinh tế hydro dựa trên nguồn năng lượng sạch, dồi dào phục