1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Cải thiện chứng chóng quên pps

5 101 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 130,66 KB

Nội dung

Cải thiện chứng chóng quên Nhiều bậc phụ huynh than phiền về chứng chóng quên của con cái. Thực tế, có không ít bậc cha mẹ phải dùng thuốc "tăng trí nhớ" cho con với hy vọng kết quả học tập tốt hơn, nhưng đâu lại vào đó. Chị Hà Xuyên (41 tuổi, Dĩ An, Bình Dương) phàn nàn: "Con bé mới 10 tuổi mà học đâu quên đó. Sáng đến lớp nghe cô giáo giảng bài, chiều đi học thêm cũng học lại những kiến thức đó. Vậy mà, tối đến, ba mẹ kiểm tra là diễn mãi điệp khúc: "Mẹ ơi, sao con vắt óc hoài mà không thể nhớ bài học hôm nay". Thế nhưng, nội dung của bài hát nào trong mấy bộ phim chiếu vào giờ vàng trên tivi thì con đều thuộc. Không hiểu vì sao cái cần nhớ thì con lại mau quên!". Bé Hòa Minh (14 tuổi, Thủ Dầu Một, Bình Dương) thì nhớ rất nhanh những nội dung mới đọc, thầy cô giảng một lần đã nắm được bài, ba mẹ nói chưa hết câu đã hiểu được ý toàn bộ câu chuyện. Vậy mà hôm sau hỏi lại là Hòa Minh lại lắc đầu "con không thể nhớ nổi". Bệnh mau quên còn biểu hiện qua sự đãng trí. Đãng trí xảy ra có thể do quá tập trung chú ý vào một điều gì đó mà lãng quên cái khác; khi mải mê xem phim, thì thường quên ăn, quên lời hứa với bạn bè, quên cả những môn học mà trẻ cho là không quan trọng Đãng trí có thể xảy ra do bệnh lý: những người ốm lâu ngày, cơ thể mệt mỏi, thần kinh suy nhược, căng thẳng Ảnh: Gettyimages.com Theo các chuyên gia tâm lý, quên không chỉ phụ thuộc vào khả năng ghi nhớ, biện pháp ghi nhớ và giữ gìn tài liệu của từng người mà còn phụ thuộc vào sự hiểu biết, vốn kinh nghiệm, tình cảm và hứng thú với việc cần nhớ. Dưới góc độ tâm lý học, quên là một hiện tượng tâm lý bình thường của trí nhớ. Quên không phải là do trẻ kém thông minh. Thậm chí có nhiều trường hợp chóng quên lại là biểu hiện cần thiết để thuộc lòng những nội dung mới. Nhất là những vấn đề đòi hỏi cách thức giải quyết mới, cần phải suy nghĩ, tính toán, phải có óc sáng tạo để có thể nắm vững nội dung kiến thức. Các bậc phụ huynh cần biết, trẻ hay quên không phải là yếu kém, có nhiều em thực sự thông minh, sáng tạo, rất linh hoạt nhưng trí nhớ lại không được tốt. Điều kiện để nhớ nhanh, nhớ nhiều, nhớ chính xác, nhớ lâu là các em phải thật sự hứng thú về nội dung môn học. Tuy nhiên, có khi chóng quên là do các em tập trung học quá mức, đuối sức. Vì thế, để không bị quên những vấn đề quan trọng, các bậc phụ huynh cần: - Giúp trẻ ôn tập bằng hình thức ôn xen kẽ, không nên ôn liên tục một loại tài liệu, một môn học, hoặc ôn tập trung trong một thời gian dài. - Cần ôn tập một cách tích cực, chủ động nhớ lại và tư duy khi ôn tập, vận dụng nhiều giác quan vào ôn tập (mắt xem tài liệu, miệng đọc, tay viết ). Cha mẹ cùng con thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập để có thể đạt kết quả cao hơn. - Ôn tập kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý. Trong quá trình học ở trên lớp cũng như ở nhà, cứ sau 40 - 50 phút cần phải tạm ngừng. Vì như thế, chẳng những để các em được nghỉ ngơi mà còn làm cho việc ghi nhớ được tốt hơn. Giấc ngủ là rất cần thiết cho trí nhớ. Cha mẹ phải quản lý chặt chẽ và tạo điều kiện cho trẻ được ngủ đủ giấc để học bài mau thuộc hơn. - Kết hợp ôn từng phần với ôn toàn bộ. Thực nghiệm khoa học chỉ ra rằng: cùng một khối lượng nội dung, sau hai ngày ôn, nếu ôn toàn bộ tài liệu một lúc, phải mất bảy lần, mỗi lần tám phút mới thuộc. Ngược lại, nếu ôn từng phần tài liệu, thì mất bảy lần, mỗi lần mất 16 phút mới thuộc. Nhưng nếu biết kết hợp cả ôn từng phần với ôn toàn bộ tài liệu thì chỉ cần hai lần, mỗi lần sáu phút là nắm vững, nhớ lâu. Ngoài ra, một nguyên tắc để ghi nhớ là ghi vào sổ tay những vấn đề cần thiết. Tranh thủ lúc nào rảnh rỗi lấy ra đọc và có thể dùng hình thức đố vui để học cùng bạn bè, người thân. Chúng ta đừng kỳ vọng vào các loại thuốc để tăng trí nhớ cho con, hiện nay y học chưa có loại thuốc nào được chứng minh là tăng cường trí nhớ, chỉ có những loại thuốc dùng để điều trị bệnh suy giảm trí nhớ. Có thể nói, giúp con vượt qua bệnh chóng quên là một quá trình khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì của các bậc phụ huynh. Chỉ biết cách sắp xếp hợp lý và tạo hứng thú cho trẻ mới có thể khắc phục hiệu quả chứng hay quên. Theo PN . Cải thiện chứng chóng quên Nhiều bậc phụ huynh than phiền về chứng chóng quên của con cái. Thực tế, có không ít bậc cha mẹ phải dùng. nổi". Bệnh mau quên còn biểu hiện qua sự đãng trí. Đãng trí xảy ra có thể do quá tập trung chú ý vào một điều gì đó mà lãng quên cái khác; khi mải mê xem phim, thì thường quên ăn, quên lời hứa. nhớ. Dưới góc độ tâm lý học, quên là một hiện tượng tâm lý bình thường của trí nhớ. Quên không phải là do trẻ kém thông minh. Thậm chí có nhiều trường hợp chóng quên lại là biểu hiện cần thiết

Ngày đăng: 01/08/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w