tổng quát nông nghiệp

12 189 1
tổng  quát nông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nền nông nghiệp việt nam

Ngành Nông nghiệp Việt Nam và giải pháp phát triển thị trường tài chính nông thôn (30/12/2010) Trong những năm qua với sự nỗ lực cao của Chính phủ và các bộ, ngành, kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định, nhất là giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia,…Tuy nhiên mặc dù đến nay đã là năm cuối thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2010, nhưng phát triển kinh tế nông nghiệpnông thôn vẫn chậm, nhất là nông nghiệp tăng trưởng kém bền vững, năng lực cạnh tranh yếu, chất lượng nông sản thấp, lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn chậm phát triển, thể chế nông thôn chậm đổi mới…Thực tế đó đòi hỏi cần phải có các giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệpnông thôn. Để thảo luận và xem xét về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo miền tây Nam Bộ, Thành ủy-Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ và Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức hội thảo “Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn” tại Thành phố Cần Thơ vào ngày 10/12/2010. Hội thảo đã có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài ngành với nhiều tham luận khác nhau về vấn đề nông nghiệp nông thôn Việt Nam hiện nay. Trong bài viết này chúng tôi xin tổng hợp các ý kiến đó nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng thể về thực trạng ngành nông nghiệp hiện nay, những giải pháp phát triển nông nghiệp và đặc biệt là các giải pháp phát triển thị trường tài chính nông thôn. I. Những nét chính của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, khu vực nông thôn việt nam đã có sự thay đổi rõ nét. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, hoạt động dịch vụ phát triển mạnh, hình thành và phát triển các mô hình kinh tế mới (khu công nghiệp, trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân) hoạt động có hiệu quả thu hút nhiều lao động nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm cho nền kinh tế. Kết cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn có nhiều thay đổi, hệ thống điện, đường trường trạm, cơ sở y tế, nước sạch, môi trường được quan tâm và đẩy mạnh. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt thành tựu đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Mặc dù việc xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển đối với một số ngành nông nghiệp mới được tiến hành trong thời gian chưa lâu nhưng kết quả đã cho thấy tốc độ phát triển nhanh, đạt hiệu quả cao và cùng lúc đạt được nhiều mục tiêu như cải thiện đời sống nông thôn, tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc v.v… Ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển khá với nhiều thành điểm đáng chú ý như: - Mức tăng trưởng sản xuất duy trì ở mức 4,8% liên tục trong 10 năm. Nhiều lĩnh vực sản xuất được mở rộng về diện tích cũng như tăng trưởng về sản lượng như gạo, cà phê, chế biến thủy hải sản, tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn phục vụ cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ví dụ như ngành lúa gạo, từ một nước nhập khẩu gạo Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Sản lượng gạo tăng liên tục từ mức 16 triệu tấn/năm (1986) lên mức 19,2 triệu tấn/năm (1990) và 38,9 triệu tấn/năm (2009), tăng gấp 2,4 lần sau hơn 20 năm đổi mới. Tính riêng trong các năm 2008 và 2009, sản lượng và giá trị các loại cây trồng, đặc biệt là những cây tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu như: cà phê tăng 40,4%, cao su tăng 37%, chè tăng 33,3% điều tăng 28,3% so với năm 2005. Tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP luôn chiếm trên 30% trong giai đoạn 1986 – 1990 và giảm dần trong các giai đoạn tiếp sau theo xu hướng tích cực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu với giá trị xuất khẩu tăng bình quân trên 10% năm. Nếu như năm 1995, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản của khu vực nông nghiệp chỉ đạt 2,5 tỷ USD thì đến cuối năm 2009, ước đạt 13,2 tỷ USD, cao gấp 5 lần so với năm 1995. Trong 24 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước thì nông lâm thủy sản đã đóng góp tới 11 mặt hàng, chiếm gần ½ số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có những mặt hàng được xem là hàng chủ lực như gạo, cà phê, cao su, gỗ, với kim ngạch trên 1 tỷ USD. Cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, nhiều mặt hàng nông sản gia tăng thị phần và chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới, như hạt điều, hạt tiêu chiếm vị trí thứ nhất, lúa gạo, cà phê đứng thứ hai, cao su đứng thứ tư, chè đứng thứ năm và thủy sản đứng thứ bảy trong nhóm các nước sản xuất mặt hàng này. - Khu vực nông nghiệp đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, tiếp tục là ngành chính tạo ra thu nhập cho người nghèo. Tính đến cuối năm 2009, khu vực nông nghiệp, nông thôn có 15,57 triệu hộ gia đình (chiếm 69,37% tổng số hộ gia đình của cả nước) và dân số là 60,41 triệu người (chiếm 70,37% tổng số dân cả nước), có trên 24 triệu lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tỷ trọng gần 60% tổng số lao động đang làm việc trong các khu vực kinh tế của cả nước. - Một nền nông nghiệp hướng vào sản xuất hàng hóa đã bước đầu hình thành. Diện tích gieo trồng các loại cây trồng mà sản phẩm tạo ra dành nhiều cho xuất khẩu hoặc phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng trong nước đã tăng lên như diện tích các loại cây rau, quả, cây công nghiệp ngắn ngày có hướng tăng nhẹ khoảng 2- 4%/năm. Diện tích các cây lâu năm tăng gần 80 nghìn ha riêng trong năm 2009 do giá xuất khẩu một số nông sản này tăng. Những dịch chuyển này đã tạo ra sự hình thành các vùng chuyên canh, đặc biệt là vùng sản xuất các loại cây rau, quả xuất khẩu như vải, bưởi, sầu riêng, na, xoài, thanh long,… cùng với sự hình thành các mô hình sản xuât hàng hóa nông sản lớn. Bên cạnh đó thì những cây trồng có định hướng phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm chỉ tiêu dùng nội địa thể hiện sự khó khăn, không có năng lực phát triển như cây mía đường, bông, cây thức ăn gia súc,… - Một nét mới trong phát triển nông nghiệp là đã xuất hiện một số mô hình tổ chức sản xuất kiểu mới như kinh tế trang trại, cao su tiểu điền, cà phê nhân dân, tổ hợp tác tự nguyện, hợp tác xã kiểu mới làm dịch vụ cho kinh tế hộ. Tính đến năm 2009, cả nước đã có 135.437 trang trại, trong đó có 39.769 trang trại trồng cây hàng năm, 23.880 trang trại trông cây lâu năm, 20.809 trang trại chăn nuôi và 35.489 trang trại nuôi trồng thủy sản, tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Kinh tế hợp tác và hợp tác xã dịch vụ trong nông nghiệp cũng là một nét mới đáng ghi nhận trong tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện nay. Trong điều kiện toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, khủng hoảng lương thực và năng lượng đã trở thành các vấn đề nghiêm trọng như hiện nay, khu vực nông nghiệp nông thôn nhất là tại các quốc gia có số dân sống dựa nhiều vào nông nghiệp như Việt Nam tiếp tục được xác định là có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Đảng ta vẫn xác định: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch…; Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X ngày 25/4/2006). Những hạn chế của nông nghiệp Việt Nam hiện nay: Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cần phải thấy rằng ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn chỉ đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển dịch từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang một nền nông nghiệp hàng hóa. Vì vậy, vẫn tồn tại nhiều yếu tố bất cập có thể kể đến như: - Cơ cấu nông nghiệp chậm chuyển dịch, còn tồn tại nhiều yếu tố mất cân đối. Năm 1990, cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta (tính theo giá trị sản xuất theo giá thực tế) bao gồm trồng trọt chiếm 79,3%, tiếp đó là chăn nuôi 17,9% và dịch vụ 2,8% thì đến năm 2009, ước tính sơ bộ, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt vẫn chiếm tới 71,4%, chăn nuôi có tăng lên 26,9% nhưng dịch vụ giảm xuống còn 1,7% (theo số liệu từ tổng cục thống kê). Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ngành nông nghiệp thuần là các nông sản do phân ngành trồng trọt làm ra như gạo, cà phê, cao su. Sản phẩm chăn nuôi hầu như chưa xuất khẩu hoặc rất ít. Cơ cấu nông, lâm nghiệp thủy sản năm 2000 lần lượt là 79%, 16% và 5% thì đến năm 2009, nông nghiệp vẫn chiếm 74%, thủy sản tăng lên 23% và lâm nghiệp giảm xuống còn 3%. Sự mất cân đối còn thể hiện trong mối quan hệ giữa nguyên liệu sản xuất và nhà máy chế biến. Như đối với ngành hạt điều, từ chỗ chỉ có vài chục ngàn ha với sản lượng đáp ứng tiêu dùng nội địa, đến nay cả nước đã có trên 400.000 ha điều, tuy nhiên công suất của các nhà máy chế biến đã vượt quá xa khả năng cung ứng nguyên liệu điều thô trong nước. Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong lĩnh vực thủy sản. Trong 3 năm trở lại đây, năng lực chế biến của các nhà máy chế biến thủy sản tăng tới 20% trong khi sản lượng khai thác và nuôi trồng chỉ tăng 7,6%. - Quy mô sản xuất nhỏ, hoạt động sản xuất còn manh mún. Ví dụ như đối với ngành sản xuất cà phê, cho tới nay, cà phê thuộc các gia đình nông dân quản lý đã chiếm trên 90% tổng diện tích cà phê cả nước, trong đó có tới 53% chủ vườn có diện tích cà phê dưới 1 ha và 85% chủ vườn có diện tích cà phê dưới 2ha. Diện tích cà phê của các nông trường nhà nước đã ngày càng thu hẹp do chính sách khoán đến hộ công nhân và bán vườn cây của các nông trường. Đối với cây cao su, đến năm 2009, diện tích cao su tiểu điền chiếm khoảng 50,2% tổng diện tích cao su cả nước, tương đương 338.480ha. Do quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít, điều kiện kinh tế nhiều hộ nông dân còn nghèo nên công nghệ sau thu hoạch như phơi sấy, chế biến và bảo quản còn nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp. - Cơ cấu giống cây trồng và con vật nuôi còn nhiều điểm chưa hợp lý dẫn tới cơ cấu sản phẩm nông nghiệp chưa hợp lý theo cả cung và cầu. Ví dụ như diện tích cà phê vối hiện nay chiếm tới 92,9% chủ yếu trồng bằng hạt, diện tích cà phê chè chỉ đạt trên 31 nghìn ha, chiếm khoảng 7% trong khi nhu cầu tiêu dùng thì chủ yếu tập trung vào cà phê chè. Hiện tượng này diễn ra tương tự với nhiều loại cây trồng và vật nuôi khác. Cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi còn thiếu đa dạng, tồn tại nhiều giống cây cho hiệu quả và năng suất còn thấp, nhiều giống vật nuôi có chất lượng kém hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước. - Năng suất lao động chưa cao, chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng cạnh tranh yếu do đó chưa hình thành được các chuỗi giá trị nông sản mạnh và bền vững. Mặc dù năng suất lao động của ngành nông nghiệp có tăng trong nhiều năm trở lại đây, tuy nhiên, theo báo cáo khoa học ngành nông nghiệp Việt Nam 2011- 2015 (Bộ NN và PTNT) thì năng suất lao động bình quân của ngành nông nghiệp nước ta chỉ bằng 0,16% đến 0,22% so với ngành công nghiệp từ năm 2006 đến nay. Chất lượng sản xuất thấp cũng là một trong những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Do chất lượng sản xuất thấp dẫn đến giá trị xuất khẩu không cao, làm giảm thu nhập cũng như hiệu quả lao động của người nông dân, làm giảm hiệu quả khai thác đất đai và các tài nguyên khác. Theo thông báo mới nhất của ICO (tổ chức cà phê thế giới) tỷ lệ cà phê dưới chuẩn CQP của Việt Nam lên đến 75% trong khi Indonesia chỉ ở mức 9%. Đây cũng là lý do khiến tỷ lệ cà phê của Việt Nam bị loại ở sàn giao dịch Liffe năm 2008 lên tới 60%. Mặc dù là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa xuất khẩu gạo có thương hiệu mạnh, giá gạo của Việt Nam vẫn luôn duy trì ở mức thấp hơn so với giá gạo tương đương của Thái Lan. Người nông dân phần lớn vẫn chú trọng nâng cao năng suất hơn là chất lượng sản phẩm. Khi giá lên cao, để đạt được năng suất tối đa, người trồng cà phê sẵn sàng sử dụng phân hóa học, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật với mức cao hơn mức khuyến cáo, tiết giảm các loại cây che bóng mát, hái cà phê quả xanh hoặc hái lẫn quả xanh quả chín để tăng cao sản lượng. Cà phê hái về ủ đống chờ đủ lượng mới đổ ra phơi trên sân đất gây nên tình trạng cà phê bị ủ, phơi lâu khô, nhiễm nấm mốc trong khi phơi,… Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với các loại cây trồng khác. - Thị trường thiếu ổn định, còn nhiều yếu tố bất ổn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ đặc biệt là vấn đề giá cả. Bên cạnh những yếu tố rủi ro về thời tiết, mùa vụ, trong một nền nông nghiệp hàng hóa thì người nông dân lại phải đối mặt nhiều hơn với các rủi ro về thị trường giá cả, cung cầu cả đầu vào và đầu ra. Do các yếu tố về cung cầu không ổn định, dẫn đến sự biến động về giá trở nên phức tạp và khó đoán trước, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người nông dân. Đặc biệt là đối với trường hợp của Việt Nam, khi các mặt hàng nông sản của chúng ta chưa làm chủ được thị trường thì sự thụ động về mặt cung cầu càng tăng lên, đồng nghĩa với việc rủi ro về giá cả càng trở nên nghiêm trọng đối với người nông dân. Sự khó khăn về vốn, sự yếu kém về kỹ thuật trong các khâu phơi sấy, bảo quản dẫn đến người nông dân không làm chủ được thời điểm tiêu thụ, buộc phải bán ngay cả vào thời điểm giá thấp. Sự bất ổn về giá còn có nguyên nhân xuất phát từ chính người nông dân. Khi giá một loại nông sản tăng lên trong một năm thì ngay mùa vụ sau, người nông dân lại đổ xô đi trồng hoặc chăn nuôi loại nông sản đó, dẫn đến nguồn cung tăng đột biến, giá thành lập tức hạ xuống. Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay: Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa được thực hiện tốt, thiếu những chiến lược và giải pháp nhằm quy hoạch ổn định, lâu dài đối với từng cây, con, sản xuất phần nào còn mang tính phong trào tự phát gây ảnh hưởng tiêu cực đối với các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước. Ví dụ như đối với cây cà phê, mặc dù Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 150/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp và thủy sản cả nước đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, quy mô cà phê cả nước duy trì từ 450.000 đến 500.000 ha, nhưng thực tế hiện nay cả nước có khoảng trên 525.000 ha, nhiều diện tích trồng mới không nằm trong vùng quy hoạch, chủ yếu là trồng trên những nơi không thích hợp với đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây cà phê, do đó không những không đủ bù đắp sản lượng thiếu hụt của những diện tích ca phê già cỗi mà còn đe dọa trực tiếp đến tính bền vững của những diện tích cà phê còn lại do môi trường bị hủy hoại. Theo số liệu của ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, diện tích cà phê ở đây có lúc lên tới 270.000ha, trong đó có đến hơn một nửa phải tưới bằng nguồn nước ngầm. Tình trạng khai thác nước ngầm quá mức để phục vụ tưới nước cho cây cà phê, không tuân thủ theo đúng quy trình đã dẫn đến hiện tượng chẩy tầng, tụt mạch nước ngầm. Theo điều tra, khảo sát của Đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước 704 thì lượng nước ngầm hiện đã sụt xuống từ 3 đến 5m, những địa bàn có nguồn nước ngầm giảm mạnh đều rơi vào các địa phương đã “cơ bản phá xong rừng”. Ngay cả đối với ngành chế biến nông sản, tuy phát triển nhanh nhưng chủ yếu là tự phát thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, phân tán, thiếu liên kết, chưa tiếp cận đầy đủ nhu cầu thị trường để quyết định sản xuất chế biến. Việc thiếu quy hoạch hợp lý trong sản xuất cũng dẫn đến hoạt động sản xuất mất cân đối, chạy theo thị trường nhiều hơn là đón trước thị trường, do đó, rủi ro về giá cả, tiêu thụ đối với người nông dân lại càng tăng lên. Cũng do thiếu công tác quy hoạch nên quy mô sản xuất manh mún, khó hình thành các vùng sản xuất tập trung, do đó, việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại cũng trở nên khó khăn hơn. Điều kiện khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất nông nghiệp vẫn ở mức thấp. Các biện pháp canh tác, thu hoạch còn nhiều bất cập. Điều kiện phơi sấy, sơ chế, chế biến và bảo quản còn nhiều hạn chế. Trong quá trình sản xuất vẫn còn nhiều khâu người nông dân thực hiện một cách thủ công dẫn đến năng suất lao động không cao. Việc nghiên cứu đưa vào sản xuất các giống cây, con mới cho năng suất chất lượng cao vẫn còn hạn chế. Chưa hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản và vật tư nông nghiệp. Tình trạng tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh trong nông sản vẫn đang tồn tại phổ biến mà chưa có các biện pháp xử lý. Thiếu các biện pháp kiểm soát chất lượng dẫn đến chất lượng nông sản bị thả nổi, tỷ lệ sản phẩm có chất lượng thấp còn rất cao, không được phân loại dẫn tới giá thành sản phẩm thấp và khó chiếm lĩnh được thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, khi các hàng rào thuế quan hầu như không còn được áp dụng theo các quy định về bảo hộ thương mại của WTO, các hàng rào về tiêu chuẩn chất lượng lần lượt được các nước dựng lên như một biện pháp bảo vệ hữu hiệu sản xuất nông nghiệp trong nước. Việc chưa hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản hiệu quả vừa gây khó quản lý và nâng cao chất lượng nông sản trong nước vừa gây thiệt thòi cho ngành nông nghiệp trong nước do không được áp dụng biện pháp bảo hộ hợp lý. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển sản xuất nông sản quy mô lớn, nhất là ở các vùng miền núi, đặc biệt là giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc… Vẫn còn 5% số xã chưa có đường ô tô, 28% xã chưa có trạm bưa điện và 17% trụ sở xã chưa có điện thoại, 11% xã chưa có điện và 90% xã chưa có trường phổ thông, 40% dân sống ở nông thôn chưa có nước sạch sinh hoạt. Ngay cả đối với hệ thống thủy lợi được đầu tư lớn, nhưng hiệu quả sử dụng thấp và quản lý yếu. Cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn chậm được xây dựng và nâng cấp gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nông thôn. Có tới 21% doanh nghiệp nông thôn cho rằng chất lượng giao thông nông thôn còn rất kém và là vấn đề nghiêm trọng cản trở phát triển. Khó khăn về vốn cho phát triển sản xuất. Trong khi đa số hộ nghèo tập trung ở nông thôn và hầu hết người dân sống ở nông thôn có thu nhập thấp thì vốn cho phát triển sản xuất là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Do không có vốn, người nông dân không thể mở rộng sản xuất cũng như không thể đầu tư áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến, từ đó dẫn tới không thể nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất. Việc thiếu vốn cũng dẫn tới người nông dân bị thụ động trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bị thương lái ép giá. Tính tới cuối năm 2008, tổng dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt 248.000 tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm 2007 nhưng chỉ chiếm 20% so với tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Người nông dân không tiếp cận được với nguồn vốn từ khu vực tài chính chính thức do thủ tục vay ngân hàng còn rườm rà trong khi giá trị khoản vay thấp, dẫn tới chi phí vay cao. Hơn nữa, các yêu cầu cho vay từ phía các ngân hàng là khá chặt chẽ, thông thường đòi hỏi có tài sản thế chấp (mà chủ yếu là bất động sản) nên người nông dân không thể vay được do không có tài sản thế chấp. Do đó, người nông dân thường phải chấp nhận vay từ khu vực phi chính thức với lãi suất cao hơn là tiếp cận các ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của hệ thống ngân hàng cũng chưa có một hệ thống đánh giá rủi ro hợp lý để có thể tiến hành các hoạt động cho vay vi mô, bản thân các ngân hàng cũng không muốn mở rộng cho người nông dân vay do hoạt động sản xuất của họ mang nhiều yếu tố rủi ro dẫn tới nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trình độ văn hóa và mặt bằng dân trí ở khu vực nông thôn còn thấp. Đây là một rào cả đáng lo ngại. Thực tế cho thấy tình trạng đói nghèo đi liền với trình độ dân trí thấp do đó một phần nguyên nhân hạn chế sản xuất nông nghiệp phát triển xuất phát từ chính người nông dân, do họ không chịu sử dụng các giống cây trồng vật nuôi mới, bảo thủ và chậm tiếp cận đối với các phương thức canh tác, chăn nuôi, chậm tiếp nhận các quy luật cung cầu thị trường dẫn tới sản xuất hàng hóa chất lượng thấp, không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu thụ còn yếu. Gắn liền sản xuất với tiêu thụ chính là yêu cầu cơ bản của một nền sản xuất hàng hóa. Người nông dân hiện nay hầu hết vẫn thụ động trong khâu tiêu thụ sản phẩm mà phụ thuộc chủ yếu vào thương lái dẫn tới thường xuyên bị ép giá. Cũng do không có sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ, dẫn tới khâu sản xuất không nhận được các tín hiệu về nhu cầu của thị trường mà thông thường do quá trình tiêu thụ mang lại nên sản xuất không đúng cái thị trường cần, quá trình tiêu thụ sản phẩm càng trở nên khó khăn hơn. Vấn đề thúc đẩy mối liên kết “4 nhà” (Nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp và Nhà nước) đã được đặt ra nhưng chưa đạt được hiệu quả. Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn tồn tại nhiều yếu tố vĩ mô gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp như: sự biến động của kinh tế thế giới dẫn tới cầu tiêu thụ giảm sút mạnh mẽ, diện tích đất đai cho sản xuất nông nghiệp giảm do quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hóa, thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu,… Có thể thấy các khó khăn đang tồn tại đối với sản xuất nông nghiệp có mối quan hệ đan xen, tác động lẫn nhau. Do khả năng tiếp cận vốn khó khăn, không có đủ vốn cho sản xuất, người nông dân không thể mở rộng sản xuất cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao. Điều này lại đẩy người nông dân tới chỗ phải chịu thiệt thòi trong tiêu thụ sản phẩm, không thu lại được tiền đầu tư cũng như không có lợi nhuận sản xuất, từ đó càng trở nên khó khăn hơn về vốn. Cũng do không có vốn, người nông dân phải bán sản phẩm đi ngay khi thu hoạch. Do nhiều người bán cùng một lúc dẫn tới nguồn cung tăng đột biến, giá nông sản giảm và người nông dân dễ bị thương lái ép giá. Những lý do đó tạo thành một vòng quay luẩn quẩn khiến cho việc giải quyết những khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay trở nên khó hơn và không chỉ nằm trong tay người nông dân. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay: 1. Chính phủ cần sớm xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể đối với các phân ngành nông nghiệp, đặc biệt là đối với các ngành có ưu thế, tạo ra nhiều giá trị xuất khẩu như sản xuất gạo, cà phê, cao su, chè, nuôi trồng và chế biến thủy sản, trên cơ sở đó từng địa phương phải chỉ đạo kiên quyết, không để tồn tại các hiện tượng phát triển ngoài quy hoạch. Đồng thời Chính phủ cũng cần có các biện pháp hỗ trợ người nông dân thông qua các ưu đãi về sử dụng đất, tín dụng đầu tư,… 2. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn. Đặc biệt cần chú trọng đầu tư vào hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch. Bên cạnh việc sử dụng vốn nhà nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn, còn có thể kêu gọi sự tài trợ từ các tổ chức, dự án quốc tế, đặc biệt là cần huy động sức mạnh từ trong chính cộng đồng người dân sống ở nông thôn, kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nông thôn. 3. Tăng cường công tác trồng rừng và bảo vệ rừng. Việc duy trì diện tích rừng có ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo tồn các điều kiện thiên nhiên khí hậu và đất đai cho sản xuất nông nghiệp. 4. Đầu tư cho nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật, tăng cường các giải pháp kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp. Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển giống cây trồng vật nuôi, phát triển các biện pháp thâm canh, nuôi trồng mới cho năng suất, chất lượng cao hơn. Đặc biệt hoạt động nghiên cứu phải gắn liền với sản xuất, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết khoa học và hoạt động sản xuất thực tế. 5. Tăng cường công tác khuyến nông để có thể đưa giống cây trồng và vật nuôi mới có năng suất chất lượng cao hơn đi vào sản xuất. Phổ biến các phương pháp canh tác, chăn nuôi, các biện pháp thu hoạch bảo quản hiện đại, hiệu quả đến người nông dân để nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế sinh thái VACR để cải thiện đời sống nông dân. 6. Nâng cao dân trí cho vùng nông thôn. Phát triển thêm hệ thống trường học, nâng cao chất lượng trường lớp tại các vùng nông thôn. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, hướng dẫn và đào tạo ngắn hạn cho người nông dân. Tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ khuyến nông và nâng cao chất lượng hệ thống cán bộ quản lý tại các vùng nông thôn. 7. Đẩy mạnh tạo lập thương hiệu cho hàng hóa nông sản Việt Nam. Đối với các ngành sản phẩm tạo ra giá trị xuất khẩu cao, đã chiếm lĩnh được vị thế trên thị trường thế giới, cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì và nâng cao thương hiệu hàng hóa. Nhà nước và doanh nghiệp cùng phối hợp trong việc quảng bá hình ảnh nông sản Việt Nam đến người tiêu dùng thế giới, có thể lồng ghép trong các hoạt động quảng bá du lịch. Tăng cường tham gia các sàn giao dịch nông sản quốc tế. Người nông dân cũng phải tham gia quá trình tạo lập thương hiệu bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chỉ những sản phẩm có chất lượng thực sự tốt mới có hình thành thương hiệu và định vị lâu dài trên thị trường quốc tế. Việc tạo lập thương hiệu cho hàng hóa nông sản cần có sự tham gia phối hợp của cả người nông dân, doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề và các cơ quan quản lý Nhà nước. 8. Hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy hơn nữa mối liên kết “4 nhà”, đặc biệt là mối liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp. Cần xây dựng các mô hình tổ chức quản lý từ khâu trồng trọt, chăn nuôi đến khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ tạo thành một chu trình khép kín hợp lý, giúp người nông dân có thể liên minh với doanh nghiệp, sử dụng nhiều biện pháp như ký gửi để có thể tiêu thụ theo kế hoạch, lưu trữ sản phẩm để bán khi có giá cao. 9. Xây dựng và phát triển các sàn giao dịch hàng hóa nông sản tập trung là đầu mối để người nông dân tiếp cận thị trường cũng như các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn sản xuất, giảm thiểu các khâu trung gian. Trên cơ sở phát triển của các sàn giao dịch tập trung còn có thể hình thành thị trường các tài sản phái sinh như hợp đồng giao sau, tăng cường cơ hội lựa chọn cũng như tính ổn định trong khâu tiêu thụ hàng hóa cho người nông dân. 10. Tạo điều kiện tiếp cho người nông dân tiếp cận vốn thông qua phát triển thị trường tài chính nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính nông thôn, phát triển mạng lưới các tổ chức tài chính cung cấp sản phẩm tín dụng nông nghiệp nông thôn, xây dựng và phổ biến các tiêu chuẩn đánh giá, thẩm định trong quá trình cấp tín dụng nông nghiệp, nông thôn từ đó giảm thiểu các yêu cầu, thủ tục cho người nông dân. Phát triển các sản phẩm tài chính như là chứng chỉ lưu kho, hợp đồng giao sau để cho phép người nông dân có tài sản thế chấp khi tiếp cận nguồn chính thức. Tăng cường vốn cho vay nông nghiệp bằng cách huy động nguồn tiền tiết kiệm từ chính khu vực nông thôn thông qua đa dạng hóa các loại tiền gửi tiết kiệm. 11. Nâng cao vai trò của các hiệp hội và của hội nông dân Việt Nam. Các hiệp hội ngành nghề (hiệp hội cao su, hiệp hội cà phê,…) đóng vai trò quan trọng làm cầu nối giữa người nông dân với các cơ quan chức năng, phản ánh nhu cầu của người nông dân đến cơ quan quản lý, đồng thời định hướng người nông dân phát triển theo định hướng chung của Chính phủ. Hội nông dân cần tăng cường bảo vệ lợi ích cho người nông dân, và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. II. Phát triển thị trường tài chính nông thôn, tạo nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn Từ những nghiên cứu trên cho thấy, những khó khăn đối với phát triển khu vực nông nghiệp hiện nay có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó, nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề quan trọng cần có sự quan tâm giải quyết nhanh chóng. Việc tháo gỡ nút thắt về vốn còn có thể là đầu mối để giải quyết nhiều vấn đề khác như: người nông dân chủ động được vốn trong sản xuất kinh doanh nên họ có thể áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tốt hơn từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, đồng thời họ có thể chủ động thời điểm tiêu thụ hàng hóa, tránh tình trạng “bán lúa non” để trang trải nợ, từ đó giảm thiểu các rủi ro về giá,v.v… Cơ cấu luồng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay bao gồm: vốn từ ngân sách nhà nước, vốn từ các định chế tài chính hoạt động trên thị trường tài chính nông thôn, vốn đầu tư nước ngoài, vốn tự có của các doanh nghiệp người nông dân. Vốn đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 17% nhu cầu của khu vực nông nghiệp và chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chưa tương xứng với tỉ trọng đóng góp vào GDP của ngành này. Vốn tự có của các doanh nghiệp và người nông dân thì quá nhỏ so với tổng nhu cầu vốn. Do đó, nguồn vốn từ các định chế tài chính đóng vai trò chủ lực thúc đẩy khu vực nông nghiệp nông thôn phát triển trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, dòng vốn này hiện có suất đầu tư thấp, chưa phù hợp với nhu cầu vốn của một đơn vị diện tích cây, con dẫn tới việc đầu tư còn manh mún phân tán. Cơ chế tín dụng, thanh toán, sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khu vực nông nghiệp nông thôn còn thiếu sự linh hoạt, năng động, chưa đa dạng, phong phú, cơ chế bảo đảm tiền vay chưa thực sự thuận lợi đối với người vay. Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng cho khu vực này còn rất nhỏ so với nhu cầu và tiềm năng phát triển. Xét trên bình diện toàn xã hội thì lượng vốn đầu tư đổ vào khu vực nông nghiệp kinh tế nông thôn hiện còn rất hạn chế, và một điểm đáng lưu ý là tỷ trọng vốn đầu tư cho khu vực này đang có xu hướng giảm dần từ năm 2007 cho tới nay, trong khi vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng tăng. Luồng vốn đầu tư dành cho khu vực nông nghiệp nông thôn là chưa tương xứng nhu cầu và khả năng tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế của khu vực này. Chính vì vậy, để phá vỡ các rào cản, khơi thông các dòng vốn cho kinh tế nông nghiệpnông thôn Việt Nam thì cần thiết phải có những định hướng tổng thể trong việc phát triển thị trường tài chính nông thôn hiệu quả và lành mạnh. Thị trường tài chính nông thôn Việt Nam hiện nay vẫn ở giai đoạn phát triển sơ khai trên cơ sở gắn kết các đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực nông nghiệp nông thôn và thị trường tài chính Việt Nam với các biểu hiện như: chủ thể tham gia thị trường còn hạn chế, các hoạt động dịch vụ còn đơn điệu, chưa có sản phẩm thiết kế chuyên biệt cho khu vực nông thôn, năng lực tài chính và mức độ bền vững về hoạt động còn nhiều bất cập, mức độ ảnh hưởng và tính chuyên nghiệp của các tổ chức tài chính vi mô còn hạn chế. Việc phát triển thị trường này hiện nay cũng gặp phải không ít rào cản như: Kinh tế khu vực nông thôn kém phát triển, trình độ dân trí thấp,… Củng cố và phát triển hệ thống tài chính khu vực nông thôn để nâng cao [...]... chính đang hiện hữu tại thị trường nông thôn hiện nay cần có những đổi mới mạnh mẽ, trong quản trị điều hành, không ngừng cải thiện năng lực tài chính, năng lực hoạt động, để tạo khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình trên địa bàn nông thôn 7 Khuyến khích các TCTD mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ khâu sản xuất đến khâu... nên chăng thực hiện thêm một số giải pháp để khắc phục các rào cản trên, cụ thể là: 1 Chính phủ hỗ trợ mua bảo hiểm rủi ro nông sản cho nông dân: Chính phủ hỗ trợ cho ngươi nông dân mua bảo hiểm rủi ro giá cả, mất mùa, thiên tai cho các sản phẩm nông nghiệp, thay vì hỗ trợ người nông dân vay với lãi suất thấp 2 Một thị trường tài chính phát triển, nguồn vốn chỉ có thể phân bổ hợp lý khi chi phí vốn... suất hợp lý trên địa bàn nông thôn 3 Củng cố, phát triển thị trường tài chính cần dựa trên cơ sở tích tụ và tập trung vốn của các chủ thể kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn một cách tự nguyện Do vậy, cần phát triển đa dạng các định chế tài chính, nhất là các định chế tài chính vi mô Khuyến khích các NHTM ở rộng các hoạt động tài chính vi mô để bao phủ toàn bộ khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng... vững cho các tổ chức tín dụng trên thị trường tài chính nông thôn cũng là những thách thức lớn Tuy nhiên, những khó khăn và rào cản đó không thể cản trở xu hướng phát triển ngày càng sôi động của thị trường tài chính nông nghiệp Trên thực tế, trong thời gian qua Chính phủ và NHNN đã có rất nhiều các giải pháp để thúc đẩy thị trường tài chính nông thôn phát triển Bên cạnh các giải pháp đang thực hiện,... vi mô Khuyến khích các NHTM ở rộng các hoạt động tài chính vi mô để bao phủ toàn bộ khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; đưa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp với tâm lý và đặc điểm kinh tế nông nghiệp nông thôn 4 Phát triển và từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin, đảm bảo cho các hoạt động của thị trường tài chính được vận hành thông suốt, đáp ứng được các yêu cầu về thông... Khuyến khích các TCTD mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để có những tư vấn hướng dẫn cho khách hàng trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo được hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như hiệu quả đồng vốn vay của chính TCTD... phát triển các mô hình hoạt động có hiệu quả cũng như các sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro cho các chủ thể kinh tế, các TCTD và các định chế tài chính khác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Nguyễn Thùy Linh Viện Chiến lược NH . công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2010, nhưng phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn vẫn chậm, nhất là nông nghiệp. được trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Đảng ta vẫn xác định: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm

Ngày đăng: 18/03/2013, 22:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan