Thành phố ương bướng doc

7 119 0
Thành phố ương bướng doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thành phố ương bướng Đó là thành phố mà mỗi lần đến thăm tôi đều nhớ Việt Nam, da diết. Không phải bởi nó giống Việt Nam, mà ngược lại, nó… tương phản. Cách Paris 120 cây số hướng Tây Bắc, Rouen là thành phố vùng Normandie với dòng sông Seine uốn lượn nên thơ… Lập nên thời đế chế La Mã, Rouen từng bị bom đạn tàn phá lúc Chiến tranh Thế giới lần II, nhưng may mắn vẫn sót lại vài trăm ngôi nhà ở, một số đài kỷ niệm, tất cả nhà thờ với tháp chuông cao vút để từ đó văn hào Victor Hugo gọi Rouen là Thành phố trăm gác chuông. Rouen – kim cổ giao duyên Nổi bật nhất trong trăm gác chuông là nhà thờ lớn Notre-Dame được xây dựng từ thế kỷ XII, với chóp tháp cao hơn 150 mét – kỷ lục nước Pháp. Trong những năm 80 và 90 của thế kỷ XIX, họa sĩ Claude Monet, từ ngôi biệt thự vườn ao ở làng Giverny cách Rouen vài mươi cây số, đã thường xuyên đến đây để vẽ nhà thờ Rouen với những góc nhìn, sắc sáng khác nhau. Hai mươi cái nhìn về nhà thờ Rouen là tên bộ sưu tập nổi tiếng của nhà danh họa. Ngoài trăm nóc chuông, Rouen còn nổi tiếng với nhiều di sản độc đáo, như đồng hồ thiên văn Gros Horloge thế kỷ XIV với một kim duy nhất nhưng lắm huyền thoại. Rouen cũng nổi tiếng nhiều bảo tàng, trong đó thú vị nhất có lẽ là bảo tàng nghệ thuật Musée des Beaux-Arts de Rouen. Người ta nói Rouen là thành phố nghệ thuật và lịch sử, bởi nơi đây hàng loạt danh nhân kiệt xuất đã từng sinh sống: văn hào Gustave Flaubert – tác giả tiểu thuyết Madame Bovary diễm tuyệt, kịch tác gia Pierre Corneille, họa sĩ Theodore Gericault – tác giả bức tranh Chiếc bè Méduse, vận động viên xe đạp Jaques Anquetil năm lần giải nhất Tour de France, Jacques Rivette, đạo diễn phong trào Làn sóng mới trong điện ảnh… Quan trọng hơn, nơi đây, trong bối cảnh cuộc chiến 100 năm giữa Anh và Pháp, nữ thánh Jeanne d’Arc đã bị tòa án giáo hội giam giữ và thiêu sống năm 1431, mà dấu tích còn lại hôm nay là quảng trường Vieux Marché – nơi được lập giàn thiêu, đài tưởng niệm và ngôi nhà thờ hình khoang tàu lật ngược mang tên bà. Đầu những năm 1980, để khôi phục “những bến tàu xưa một thời nhộn nhịp”, thành phố cảng Rouen quyết định tổ chức lễ hội Armada – lễ hội tàu thuyền thường niên thu hút nhiều triệu du khách. Trên một đường phố Rouen Đọc tới đây bạn sẽ hỏi: Vậy Rouen… bướng chỗ nào? Thưa, đó là sự riết róng giữ gìn di tích. Giống như kiến trúc chung của vùng Normandie, nhà cổ ở Rouen cũng được xây theo kiểu tường dứng gỗ (pan de bois). Theo thống kê hiện nơi đây vẫn còn khoảng 2.000 ngôi nhà giữ được phong cách này, trong đó phần lớn đã được trùng tu lại. Đây mới là sự thích thú phong cách xây dựng truyền thống thôi, chỉ khi bạn có dịp đến thăm trường mỹ thuật, đi lướt qua tòa án, qua các nhà hàng McDonald’s trên phố…, bạn sẽ phải xuýt xoa trước sự bảo tồn: Nếu yếu bóng vía, chắc chắn bạn sẽ rợn người khi bước vô trường mỹ thuật, bởi khu nhà gỗ Aire Saint – Maclou mấy ngàn mét vuông này đã từng là hố chôn tập thể bệnh nhân dịch hạch trong thế kỷ XIV, sau đó trở thành kho chứa cốt với chi chít tranh khắc đầu lâu trên vách. Thay vì háo hức tìm lý do – xem ra chính đáng – xóa sổ khu nhà ám khí, tận dụng “đất vàng” như cách tính khôn ngoan của các nhà địa ốc xứ ta, Rouen đã cố tình giữ nguyên di tích, biến nơi đây thành trường mỹ thuật. Sự ương bướng của Rouen còn nhìn thấy khắp nơi trên phố. Đó là các nhà hàng McDonald’s với hai màu vàng, đỏ hiên ngang khắp chốn, phải khép nép tuân phục phong sắc Rouen bé nhỏ. Đó là ngôi tòa án đồ sộ, nơi người ta cương quyết không… trám lại các vết đạn lem nhem trên vách – cái lem nhem khiến ta phải bật cười, nhói đau. Bảng trường Mỹ thuật hiện nay Trại dịch hạch cũ McDonald’s khép nép Có ai đó sẽ nói như vậy là phản động, bảo thủ! Thưa không, Rouen vẫn phát triển, xây dựng. Bạn sẽ gặp ở đây rất nhiều kiến trúc giao thoa kim – cổ, trong đó dấu tích hôm qua, dù nhỏ, vẫn kiêu hãnh tồn tại, hội nhập vào hôm nay đằm thắm, đáng yêu. Là thành phố du lịch, với hơn 100 ngàn dân, với miên man quán xá nhưng Rouen vẫn cho ta cảm giác ung dung, quý phái. Cảm xúc này có thể do trung tâm có nhiều phố đi bộ, nhưng thẳm sâu hơn, có lẽ từ nỗi đam mê bảo tồn di tích của con người. Tương truyền từ năm 1914, toàn bộ bản thảo tiểu thuyết Madame Bovary 4.456 trang của Gustave Flaubert – gồm các đề cương, nháp gạch xóa – đã được cháu gái ông là Caroline Franklin Groult chuyển cho tòa thị chính Rouen. Và suốt 87 năm nhiều thế hệ chính quyền tiếp nối đã cẩn thận gìn giữ di sản này trong thư viện thành phố, cho đến khi (2001) trường đại học Rouen đề xuất đưa chúng vào khai thác, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của độc giả toàn cầu. Sau nhiều năm chuẩn bị, trang web Bà Bovary hoàn thành tháng 4-2009 đã ghi thêm một kỳ công văn hóa nữa của Rouen. Một nhà văn, tám mươi bảy năm, bốn ngàn bốn trăm năm mươi sáu trang bản thảo… Những con số khiến ta phải rung động. Như tựa bài đã viết, tôi thích gọi Rouen gọi là thành phố ương bướng. Nếu bạn có dịp tới đây, thấy lố nhố đầu lâu xương xẩu trên vách trường mỹ thuật, ngang qua dấu tích chiến tranh, ngang qua những ngôi nhà dứng gỗ, những McDonal’s lép vế nhập gia tùy tục…; tôi tin bạn sẽ nhớ Việt Nam, ức nhớ những ào ạt đam mê… đập phá! Đài tưởng niệm Cổng tòa án . Thành phố ương bướng Đó là thành phố mà mỗi lần đến thăm tôi đều nhớ Việt Nam, da diết. Không phải bởi nó giống Việt Nam, mà ngược lại, nó… tương phản. Cách Paris 120. phải rung động. Như tựa bài đã viết, tôi thích gọi Rouen gọi là thành phố ương bướng. Nếu bạn có dịp tới đây, thấy lố nhố đầu lâu xương xẩu trên vách trường mỹ thuật, ngang qua dấu tích chiến tranh,. xứ ta, Rouen đã cố tình giữ nguyên di tích, biến nơi đây thành trường mỹ thuật. Sự ương bướng của Rouen còn nhìn thấy khắp nơi trên phố. Đó là các nhà hàng McDonald’s với hai màu vàng, đỏ hiên

Ngày đăng: 01/08/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan