10 tiêu chuẩn kiểm chứng sức khỏe tâm thần Như thế nào mới được xem là người có sức khỏe tâm thần tốt? Cùng tìm hiểu nhé! 1 Cảm giác an toàn Cảm giác an toàn là một trong những lý do cơ bản nhất của con người. Bởi tâm lý lo lắng, bất an sẽ khiến cho chức năng của hệ tiêu hóa bị mất cân bằng. 2 Hiểu cơ thể của mình Đơn giản như có thể phán đoán được tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu như quá lười vận động hoặc làm việc quá tải sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. 3 Mục tiêu sống phải thực tế Nếu mục tiêu đặt ra quá cao so với năng lực bản thân, sẽ dẫn đến cảm giác thất vọng khi mục tiêu không thành. 4 Tiếp xúc với thế giới bên ngoài Tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ giúp cho đời sống tinh thần thêm phong phú, cơ thể được cân bằng, đồng thời dễ thích nghi hơn với môi trường xung quanh. 5 Duy trì cá tính vẹn toàn và hài hòa nhân cách Điều này được thể hiện ở sự kết hợp hài hòa và thống nhất giữa năng lực bản thân, tâm trạng vui vẻ và tính cách hòa đồng. 6 Có năng lực học tập nhất định Trong xã hội hiện đại, người nào có học vấn càng cao thì cơ hội phát triển bản thân càng lớn, vì vậy cần phải nỗ lực học tập không ngừng, để có thể gặt hái nhiều thành công trong tương lai. 7 Duy trì mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh Trong quan hệ giữa người với người, có những mối quan hệ tích cực, xong cũng không tránh được những mối quan hệ tiêu cực. Vấn đề là bạn cần phải có sự phối hợp hài hòa giữa các mối quan hệ, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần. 8 Có thể biểu đạt hoặc khống chế cảm xúc cá nhân Mỗi người đều có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Tâm trạng không vui cần được giải phóng, để cho tâm lý được cân bằng. Nhưng không nên thái quá, tránh gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. 9 Phát huy tài năng và sở thích cá nhân ở mức độ nhất định Tài năng và sở thích cá nhân nên được phát huy triệt để, nhưng không nên vì thế mà không quan tâm đến cảm giác của người khác, không nên làm tổn thương đến lợi ích của tập thể. 10 Không vi phạm đạo đức xã hội, đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản của bản thân. 10 kiêng kị cho sức khoẻ ngày Tết Tuy nhiên, các chuyên gia nhắc nhở nên sinh hoạt điều độ, không quên phòng bệnh bảo vệ sức khoẻ, để có một cái Tết bình an, vui vẻ. 1. Người bị bệnh gan nên kiêng rượu Người mắc bệnh gan uống rượu sẽ trực tiếp làm tổn hại đến tế bào gan, thậm chí có thể làm các tế bào gan bị biến tính hoặc hoại tử. Từ đó sẽ khiến bệnh tình càng nặng thêm. 2. Người bị bệnh túi mật nên kiêng dầu mỡ Dịp lễ Tết thực phẩm thường nhiều chất béo, những người bị bệnh túi mật nếu ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu, sẽ tạo thêm gánh nặng cho túi mật, gây nguy cơ bị viêm nang túi mật. Do đó, nên kiêng kị các thực phẩm có dầu mỡ. 3. Người bị cảm nên kiêng tụ tập Thời tiết dịp Tết lạnh, cơ thể con người dễ bị cảm. Khi đi thăm họ hàng, bạn bè dịp năm mới, sẽ là cơ hội tốt cho vi khuẩn "giao lưu". Do đó, những người bị cảm lạnh không nên đi ra ngoài, nên ở nhà nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Như vậy, vừa có lợi cho việc hồi phục sức khoẻ, vừa tránh không lây bệnh cho người khác. 4. Người bị bệnh tuyến tuỵ kiêng ăn no Các thức ăn ngày Tết thật phong phú và hấp dẫn nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ kích thích tuyến tuỵ bài tiết ra lượng lớn dịch, tạo áp lực cho mao mạch, thậm chí làm vỡ mao mạch, gây ra guy cơ viêm tuyến tuỵ cấp tính. 5. Ngưòi bị cao huyết áp nên kiêng ồn ào Dịp lễ Tết, qua lại thăm bạn bè họ hàng, không khí thường vui vẻ náo nhiệt, sẽ khiến bộ não ở trạng thái hưng phấn. Từ đó làm cho hàm lượng các catecholamine tăng cao, dẫn đến nhịp tim tăng nhanh, tăng tốc độ lưu thông máu, khiến huyết áp tăng. Như vậy dễ gây ra nguy cơ phát tác các bệnh tim mạch. 6. Người bị bệnh tim mạch vành nên kiêng mệt Lo lắng quá nhiều cho dịp lễ Tết hay vui chơi quá độ cũng sẽ khiến nhịp tăng tăng nhanh, tăng gánh nặng cho quả tim, làm tăng huyết áp. Từ đó dẫn đến các nguy cơ bị trúng gió nặng, đau tim… 7. Người bị tiểu đường nên kiêng ngọt Trong dịp Tết, người bị bệnh tiểu đường nên kiêng đồ ngọt, để tránh tạo gánh nặng cho cơ thể, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 8. Người bị viêm mạch hoại tử nên kiêng hút thuốc Dịp lễ Tết, bạn bè ngưòi thân thường qua lại mừng năm mới, những người bị viêm mạch hoại tử nếu vui chuyện hút điều thuốc, sẽ khiến máu bị tụ lại, gây nguy cơ khiến bệnh trầm trọng hơn. 9. Người có vấn đề về tiêu hoá nên kiêng thức đêm Chúng ta có thói quen thức qua đêm Giao thừa để đón năm mới. Những người mắc bệnh dạ dày nếu thức cùng gia đình, hay thức cả đêm xem ti vi sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, giấc ngủ không đủ. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát tác, thậm chí trầm trọng hơn. 10. Người có bệnh hô hấp mãn tính nên kiêng lạnh Dịp Tết nhiệt độ tương đối thấp, những người bị bệnh phế quản hay phổi mãn tính…cần chú ý giữ ấm, không để bị lạnh, tránh không cho bệnh cũ tái phát. 10 thói quen giúp niềm vui nhân lên gấp bội Không khó lắm đâu, chúng mình cùng thử nghiệm nhé! 1. Mỗi ngày chụp vài bức ảnh Ví dụ như chụp cái cây ngoài cửa sổ, bông hoa nhỏ trên đường, người bạn bên hàng xóm… Đó sẽ là những ký ức đáng quý về những gì đã xảy ra quanh ta. Khi có thời gian lấy ra ngồi xem lại, bạn sẽ thấy từng chi tiết nhỏ bé ấy đều là những hồi ức tốt đẹp. Lúc ấy, dù buồn đến mấy bạn cũng phải mỉm cười cho mà xem. 2. Xem phim 'buồn' Một bộ phim thật cảm động, khiến bạn không kìm chế được mà bật khóc là một cách không tồi chút nào để "vực dậy niềm vui". Bởi sau khi xem xong, hãy an ủi bản thân rằng, may quá, đó chỉ là trong phim chứ không có thực ở ngoài đời. Đây được xem là một biện pháp tư duy ngược, thường vận dụng trong tâm lý học, giúp mọi người thay đổi tâm trạng bản thân. 3. Nằm mơ mộng vào mỗi sáng cuối tuần Cuối tuần không có nghĩa là bạn phải thức dậy thật sớm, bắt tay vào dọn dẹp phòng, làm tất bật ngay từ lúc tinh mơ. Thay vì thế, bạn có thể tự thưởng cho mình bằng cách nằm lười thêm chút xíu, đón chào ngày mới bằng một bản nhạc vui nhộn chẳng hạn. Rồi thức dậy làm việc "hăng say" vẫn chưa muộn mà. 4. Viết thư định kỳ Có người viết nhật ký, đơn giản để lưu lại những xúc cảm hàng ngày; có người lại chọn hình thức viết thư cho những người bạn thân phương xa Cách nào cũng tốt cả, bởi nó sẽ giúp bạn trải lòng mình, cởi mở hơn với mọi người. 5. Đi dạo quanh sông, hồ gần nhà Đi dạo ven bờ sông, hồ sẽ giúp bạn lấy lại trạng thái cân bằng, đặc biệt là những khi có chuyện không vui. Bởi khi tiếp xúc với không gian có nhiều cây xanh, nhiều nước, nó sẽ giúp bạn gạt tất cả phiền muộn sang một bên để hưởng thụ những giây phút yên bình, thư thái. 6. Tự thưởng cho mình một bữa ăn thịnh soạn Thỉnh thoảng thôi nhé, nó sẽ giúp bạn nhận ra, bạn biết quan tâm chăm sóc cho ít nhất là chính bản thân mình, giống như bạn vừa nhận được một món quá vô cùng đặc biệt và ý nghĩa vậy. 7. Mỗi tuần làm đẹp một lần Đừng để mình mỗi lúc soi gương lại phải nhăn mặt vì khó coi nhé! Mỗi tuần nên "tút lại nhan sắc" một lần bằng cách đi mát-xa, spa chẳng hạn, bạn sẽ thấy yêu đời, yêu chính mình hơn cho mà xem. 8. Tham gia các hoạt động tập thể Thay vì lúc nào cũng "lủi thủi" một mình, tại sao bạn không nghĩ đến "một đám đông" nhỉ, thú vị lắm đấy. Thỉnh thoảng, rủ nhóm bạn thân đi leo núi, đi dã ngoại, hát hò chẳng hạn. Đấy không những là "liều thuốc tinh thần" cho tình bạn thêm khăng khít, mà còn giúp bạn học được cách hòa đồng, thân thiện với mọi người xung quanh. 9. Du lịch định kỳ Sẽ rất tốt nếu bạn thực hiện và duy trì được điều này. Và tất nhiên, thú vị hơn nhiều nếu bạn tìm được "cạ cứng" cho những chuyến đi xa như thế. Đảm bảo bao mệt mỏi, phiền não sẽ phải nói lời bye bye sớm cho mà xem. 10. Vừa đi xe, vừa hát Khi đi xe, đặc biệt là những khi tâm trạng không được tốt, bạn hãy bật những bản nhạc vui nhộn, âm lượng hơi to một chút và cũng hát "nghêu ngao" theo bài hát xem sao. Đây thực sự là biện pháp vô cùng hiệu quả để giải tỏa stress. . 10 tiêu chuẩn kiểm chứng sức khỏe tâm thần Như thế nào mới được xem là người có sức khỏe tâm thần tốt? Cùng tìm hiểu nhé! 1 Cảm giác an toàn. mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. 3 Mục tiêu sống phải thực tế Nếu mục tiêu đặt ra quá cao so với năng lực bản thân, sẽ dẫn đến cảm giác thất vọng khi mục tiêu không thành. 4 Tiếp. không tránh được những mối quan hệ tiêu cực. Vấn đề là bạn cần phải có sự phối hợp hài hòa giữa các mối quan hệ, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần. 8 Có thể biểu đạt hoặc khống