giáo trình hình thành ý nghĩa của kế toán kiểm toán trong doanh nghiệp p1 potx

10 328 0
giáo trình hình thành ý nghĩa của kế toán kiểm toán trong doanh nghiệp p1 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kế toán – là một trong những chuyên ngành phức tạp nhất, cẩn thật nhất và thật sự là có khá nhiều người quan tâm đến chuyên ngành này Chế độ kế toán doanh ngjiệp được Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006 và đựơc áp dụng trong các doanh nghiệp nhà nước từ năm 2006 đến nay Thực tế, khi tra cứu các tài khoản trong các ngiệp vụ thực tế, thì việc tra cứu khônh nhanh chóng vì không phải bất cứ kế toán viên nào cũng đủ tiền mua 02 quyến chế độ kế toán với trị giá 250.000 đ Do vậy, với mục đích giảm chi phí cho các kế toán viên,cũng như cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện tra cứu, hạch toán nhanh chóng và chính xác, Tôi đã sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau để tạo nên cuốn ebooks này Cuốn sách này được tham chiếu từ các trang web sau: - www.chinhphu.vn - www.thuychung.vn - Vbpq.mof.gov.vn Cuốn sách này đựơc tạo ra từ một ngày rất buồn và thật nhiều nỗi buồn … Thời gian bắt đầu tạo e-book” Chế độ kế toán doanh ngiệp” : 20/01/2009 và kết thục biên dịch sách lúc 0h32’ ngày 21/01/2009 Thời gian hoàn thành: 20/01/2009. Cuốn sách này là cuốn sách điện tử thứ 4 để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 39 của tôi. Trong quá trình biên soạn, chắc chắn có nhiều thiếu sót về mặt kỹ thuật trình bày, do thời gian có hạn, mong sự giúp đỡ thêm của các đồng nghiệp. Mọi sự liên hệ xin gửi về: - Nguyễn Anh Khường – Phòng Tài Chính kế Toán Điện lực Kiên Giang- Lô A10-2, Cô Bắc, Phường Vĩnh Bảo, TP Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang - Điện thoại: 0918584010- 077.2210830- 077.2210840 - Fax: 077.3876111 - Địa chỉ email: + khuongna.kg@pc2.vn, +Nguyentrannhatkhanh_vn@yahoo.com.vn ; + nguyenanhkhuong.dlkg@yahoo.com.vn Xin chân trọng cám ơn mọi sự góp ý của các đồng nghiệp và bất kỳ ai quan tâm đến cuốn sách này. Tác giả: Nguyễn Anh Khường Designed by Nguyễn Anh khường BÀI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa của kế toán kiểm toán trong doanh nghiệp Kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào, như:  Theo dõi tình hình biến động (tăng, giảm) của lượng tiền mặt, tiền gửi của doanh nghiệp.  Theo dõi biến động của tài sản cố định  Theo dõi lượng vật tư hàng hoá  Theo dõi tình hình sản xuất qua các con số kế toán  Theo dõi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận sau một chu kỳ kinh doanh…. Kế toán kiểm toán còn là công cụ hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp hoạt động đúng nguyên tắc và pháp luật của nhà nước. 2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản: Kế toán doanh nghiệp thông qua hệ thống tài khoản kế toán (TK tài sản và TK nguồn vốn) Các nguyên tắc kế toán cơ bản:  Tổng tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn  Tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng và ngược lại  Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + phát sinh tăng trong kỳ - phát sinh giảm trong kỳ 3. Hệ thống tài khoản sử dụng trong kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ: Hệ thống TK kế toán được chia làm các loại sau: Loại 1: Tài sản lưu động Gồm 14 Tk cấp1 và 9 Tk cấp 2 (Tiểu khoản) phản ánh toàn bộ TS hiện có của doanh nghiệp. Loại 2: TSCĐ Gồm 5 TK cấp 1 và 9 TK cấp 2. Loại này phản ánh toàn bộ giá trị TSCĐ và các khoản đầu tư tài chính hiện hành tại DN Loại 3: Nợ phải trả: Loại này gồm 10 TK cấp 1 và 17 Tk cấp 2, 2 Tk cấp 3. Các TK này phản ánh các khoản nợ phải trả cũng như tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả. Loại 4: Nguồn vốn chủ sở hữu Gồm 6 Tk cấp 1 và 7 Tk cấp 2 Loại này phản ánh nguồn hình thành và tình hình biến động của các nguồn vốn chủ sở hữu Loại 5: Doanh thu Loại này gồm 2 Tk cấp 1 và 3 Tk cấp 2, được dùng để phản ánh toàn bộ doanh thu từ bán hàng và doanh thu từ hoạt động tài chính cùng các khoản ghi giảm doanh thu. Loại 6: Chi phí SXKD Loại này gồm 4 TK cấp 1, được sử dụng để tập hợp và kết chuyển các khoản thuộc hoạt động SXKD và HĐ tài chính (Loại này Ckỳ không có số dư) Loại 7: Thu nhập khác: Loại này có 1 Tk cấp 1 phản ánh các khoản thu nhập khác thực tế phát sinh trong kỳ của DN Loại 8: Chi Phí khác: Gồm 1 TK cấp1. Loại này dùng để tập hợp và kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác thực tế phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Loại 9: Xác định kết quả kinh doanh. Gồm 1 TK cấp 1 dùng để xác định KQ các hoạt động KD mà DN tiến hành Loại 0: Tài khoản ngoại bảng: Gồm 8 TK cấp 1, sử dụng để theo dõi 1 số chỉ tiêu mà các Tk từ 1 đến 9 chưa phản ánh được hoặc phản ánh chưa chi tiết. Loại 0 thuộc loại TK ghi đơn khi tăng ghi nợ, khi giảm ghi có, số dư nằm bên nợ của TK. Cách sử dụng các TK cho dễ nhớ:  Các TK loại 1, 2, 6, 8: Khi PS tăng ghi Nợ, PS Giảm ghi có.  Các TK loại 3,4, 5, 7: Khi tăng ghi Có, khi giảm ghi Nợ  Các TK có chữ số cuối cùng là 8: Tk khác thuộc loại đó  Các TK có chữ số cuối cùng là 9: TK dự phòng.  Riêng TK 214, 129 … và một vài TK đặc biệt được hạch toán khác với TK cùng loại.  Phản ánh các phát sinh trên TK theo cấu trúc nợ có, hoặc theo Tk chữ T Nợ Tên TK Có Dư đầu (xxxx) (xxxx) PS trong kỳ Dư cuối (xxxx) (xxxx) Trong đó:  Số dư đầu kỳ: thể hiện giá trị hiện có tại thời điểm đầu kỳ của TK  Phát sinh trong kỳ: Các phát sinh làm tăng hoặc giảm TS  Số dư cuối kỳ: Giá trị hiện có tại thời điểm cuối kỳ Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + phát sinh tăng trong kỳ - phát sinh giảm trong kỳ Source: www.sara.com.vn - Designed by Nguyễn Anh Khường TÀI KHOẢN KẾ TOÁN I. TK kế toán. Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán là công cụ để thu thập những thông tin cần thiết từ các số liệu trên chứng từ kế toán và xử lý chúng để cung cấp những thông tin kế toán theo nhu cầu của người sử dụng. Tài khoản là công cụ phản ánh (ghi lần 2), phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã được phản ánh trên chứng từ kế toán, theo bản chất kinh tế của chúng và phù hợp với các chỉ tiêu kế hoạch, với nhiệm vụ kiểm tra sự vận động của các loại tài sản và nguồn hình thành tài sản, tình hình các quan hệ thanh toán. Như vậy: Tài khoản kế toán là tài liệu (công cụ) phản ánh, phân loại và hệ thống hoá (lần thứ hai) các nghiệp vụ kinh tế tác động tới sự tuần hoàn và chu chuyển vốn kinh doanh (sự vận động của các tài sản và nguồn vốn) là đối tượng ghi nhận của kế toán. Cho nên, tất cả sự biến đổi về tài sản và nguồn vốn (nguồn hình thành tài sản) được phân loại và tổng hợp (phản ánh) trong hệ thống tài khoản kế toán, để cung cấp số liệu về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và việc phân chia kết quả này, cho việc lập các Báo cáo tài chính. Kết cấu và nguyên tắc ghi các tài khoản kế toán Kết cấu của tài khoản kế toán Tài khoản kế toán được dùng để tổng hợp sự tăng, giảm của từng loại tài sản, nguồn vốn do ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức đơn giản của tài khoản kế toán có dạng chữ T được chia thành 2 bên: Bên trái và bên phải, và một chỗ để ghi tên tài khoản và ký hiệu tài khoản. Tài khoản được sử dụng để ghi sự tăng, giảm của từng loại nguồn vốn được gọi tà tài khoản nguồn vốn. Mỗi tài khoản được sử dụng để ghi lại sự tăng và giảm của một loại tài sản hoặc nguồn vốn. Mức tăng tài sản hay nguồn vốn được ghi về một bên tài khoản, mức giảm của chúng được ghi về phía bên kia. Trong kế toán thì bên trái tài khoản được gọi là bên NỢ, bên phải được gọi là bên CÓ. Chênh lệch của tổng bên NỢ và bên CÓ của tài khoản gọi là chênh lệch phát sinh của tài khoản . Lấy tổng( Số dư đầu kỳ + tổng phát sinh tăng ) trừ đi tổng phát sinh giảm sẽ được số dư cuối kỳ của tài khoản đó. Chú ý: Có những tài khoản không có số dư( tài khoản loại 0). Nguyên tắc ghi NỢ, CÓ trên tài khoản kế toán Thông suốt quá trình hoạt động của kế toán được thể hiện bằng công thưc cơ bản , hay còn gọi là phương trình kế toán: TÀI S ẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU. Sau mỗi ảnh hưởng của nghiệp vụ kế toán phát sinh tới sự tăng, giảm của tài sản và nguồn vốn, vẫn luôn được giữ nguyên. Cách sử dụng tài khoản cũng được dựa trên phương trình này: Số dư của các tài khoản tài . góp ý của các đồng nghiệp và bất kỳ ai quan tâm đến cuốn sách này. Tác giả: Nguyễn Anh Khường Designed by Nguyễn Anh khường BÀI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa của kế toán kiểm toán trong doanh. khoản kế toán Kết cấu của tài khoản kế toán Tài khoản kế toán được dùng để tổng hợp sự tăng, giảm của từng loại tài sản, nguồn vốn do ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức. sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận sau một chu kỳ kinh doanh . Kế toán kiểm toán còn là công cụ hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp hoạt động đúng nguyên tắc và pháp luật của nhà nước.

Ngày đăng: 01/08/2014, 02:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan