1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Chương 2: Mạng lưới đường đô thị potx

15 7,4K 85

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 152 KB

Nội dung

Chương 2: Mạng lưới đường đô thị. Phương tiện giao thông và tổ chức giao thông. (3 tiết) 1. Vị trí của mạng lưới đường bộ trong giao thông đô thị. 2. Các mạng lưới đường trong đô thị. 3. Các chỉ tiêu đánh giá mạng lưới đường đô thị. 4.1. Hệ số gãy khúc. 4.2. Mật độ mạng lưới đường phố. 4.3. Khoảng cách giữa các đường phố chính. 4.4. Đảm bảo vận tốc giao thông. 4. Phân cấp đường trong thành phố. 5. Phương tiện vận tải và vấn đề tổ chức quản lý. **************** I. Vị trí của mạng lưới đường bộ trong giao thông đô thị: Mạng lưới đường bộ đô thị đóng vai trò là hệ thống giao thông chính của thành phố, như bộ khung kết nối tất cả các công trình dân sinh, xã hội của đô thị tạo thành thể thống nhất. Hiện trạng và mức độ phát triển của mạng lưới đường đô thị quyết định sự vận chuyển giao thông, mức độ phục vụ dân sinh. Chính vì vậy mạng lưới đường bộ đô thị cần được quan tâm đầu tư đúng mức và liên tục. Đặc biệt đối với điều kiện đô thị như ở nước ta hiện nay, khi các loại hình vận tải đường sắt, đường thủy, đường hàng không chưa phát triển, mạng lưới đường bộ đô thị đảm trách nhiệm vụ chính vận chuyển hành khách và hàng hóa. Mạng lưới đường thuận tiện, đảm bảo cho mọi nhu cầu của người dân được nhanh chóng sẽ là động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị của khu vực. II. Các mạng lưới đường trong đô thị: Kết cấu quy hoạch của mỗi thành phố được xác định bởi hình dạng mạng lưới đường đô thị, nó mang tính đặc thù riêng và phụ thuộc vào lịch sử phát triển của thành phố đó, sự phân bố trung tâm, địa hình, địa chất, thủy văn tại đó. Có thể nói kết cấu quy hoạch không thành phố nào giống thành phố nào. Tuy nhiên khi xét đến các hướng giao thông chính của mạng lưới đường đô thị có thể phân loại một số sơ đồ nguyên tắc quy hoạch như sau: 1. Sơ đồ tự do: Sơ đồ quy hoạch này đặc trưng cho các thành phố cổ với mạng lưới giao thông đô thị không theo trật tự. Hướng đi của các đường phố tùy theo điều kiện địa hình và sự phân bố dân cư, khu công nghiệp sao cho phù hợp, tiện lợi và giá thành rẻ. Các tuyến phố hẹp, không thẳng và nhiều giao cắt là những hạn chế lớn cho việc tổ chức giao thông vận tải hành khách và hàng hóa. Hiện nay sơ đồ quy hoạch này có thể ứng dụng khi thiết kế các khu dân cư có lưu lượng xe thấp, vận tốc nhỏ, cho phép xây dựng các công trình tựa theo địa hình tạo khung cảnh đẹp. Các đô thị loại này thường nằm ở các vùng trung du, đồi núi thấp (Sa Pa, Đà Lạt,…). 2. Sơ đồ xuyên tâm: Sơ đồ này thường gặp ở các thành phố cổ không lớn lắm, mạng lưới đường lấy trung tâm đô thị làm tâm. Trong sơ đồ này mối liên lạc giữa các khu vực ngoại vi tương đối phức tạp, kéo dài đáng kể quãng đường, gây tập trung giao thông vào khu trung tâm. Vì thế sơ đồ này chỉ sử dụng cho các khu dân cư không lớn lắm, và mật độ dòng xe cơ giới không cao. 3. Sơ đồ vòng tròn xuyên tâm: Đây là dạng hoàn thiện của sơ đồ xuyên tâm. Trong sơ đồ này vòng tròn vành đai đảm bảo cho sự liên lạc giữa các vùng ngoại vi mà không cần đi qua khu vực trung tâm. Sơ đồ này thường gặp nhiều ở các đô thị lớn được hình thành qua một thời gian dài (Matxcova, Paris, Beclin,…). Ưu điểm của sơ đồ này là liên hệ giữa các khu vực với nhau và giữa các khu vực với khu trung tâm thuận tiện, cự ly ngắn, thời gian di chuyển ngắn. Tuy nhiên giao thông vẫn tập trung nhiều vào khu trung tâm gây khó khăn cho tổ chức giao thông, bố trí các điểm đỗ xe. Trong sơ đồ này, nhiệm vụ của đường vành đai là phải phân tán tối đa xe cộ, tránh tập trung vào khu vực trung tâm. Để thực hiện được yêu cầu này cần phải xây dựng và tổ chức giao thông sao cho xe chạy trên đường vành đai phải nhanh hơn, tốn ít thời gian hơn khi chạy trên đường xuyên tâm. 4. Sơ đồ nan quạt: Thường gặp ở các đô thị ven biển, ven song, ven hồ. Nó là một nửa của sơ đồ vòng tròn xuyên tâm. Nó có ưu nhược điểm giống như sơ đồ vòng tròn xuyên tâm. 5. Sơ đồ hình tam giác: Sơ đồ này không được phổ biến do các góc nhọn ở những nơi giao cắt của mạng lưới đường đô thị, gây khó khăn cho việc xây dựng và chiếu sang. Ngoài ra sơ đồ tam giác này không đảm bảo cho giao thông được thuận tiện kể cả theo những hướng chính. Sơ đồ này có thể gặp ở một số khu vực cổ của London, Paris, Hà Nội. 6. Sơ đồ hình bàn cờ: Đây là dạng quy hoạch phổ biến nhất, đặc trưng cho các thành phố trẻ. Các đường phố vuông góc với nhau chia khu phố thành các hình chữ nhật, hình vuông. Sơ đồ này có hàng loạt những ưu điểm so với các loại sơ đồ khác như: thuận tiện và dễ dàng định hướng khi tham gia giao thông, khả năng thông hành của cả mạng lưới rất cao, không gây quá tải cho khu vực trung tâm, đơn giản, thuận tiện cho việc quy hoạch và xây dựng nhà cửa và tổ chức giao thông. Sơ đồ này gặp nhiều ở đô thị các nước như Chicago, NewYok, TP HCM, khu phố cổ HN. Nhược điểm chính của sơ đồ này là giao thông theo hướng chéo góc không thuận tiện, hệ số gãy khúc lớn, kiến trúc đơn điệu, khó áp dụng ở những nơi địa hình không bằng phẳng. 7. Sơ đồ bàn cờ chéo: Tương tự như sơ đồ ô bàn cờ, người ta them vào các đường chéo để giảm bớt khoảng cách đi lại giữa các khu vực với nhau và với khu trung tâm. Tuy nhiên cách làm này lại phân chia khu phố thành nhiều ô tam giác gay khó khăn cho quy hoạch, xây dựng nhà cửa. Xuất hiện các ngã 6, ngã 7 gây phức tạp cho giao thông và tổ chức giao thông tại đó. 8. Sơ đồ hỗn hợp: Thường gặp ở các khu đô thị lớn và rất lớn. Là sơ đồ kết hợp giữa sơ đồ vòng tròn xuyên tâm với sơ đồ ô bàn cờ nhằm giảm bớt lượng giao thông tập trung về khu trung tâm. III. Các chỉ tiêu đánh giá mạng lưới đường phố. 1. Hệ số gãy khúc: Hệ số gãy khúc là tỷ số giữa chiều dài thực tế với chiều dài theo đường chim bay. Chỉ tiêu này nói lên mức độ thẳng của đường phố. Hệ số gãy khúc liên quan đến chi phí khai thác vận tải và hao tốn về thời gian của các đối tượng tham gia giao thông. Vì thế nó có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế kỹ thuật của phương án xây dựng mạng lưới đường bộ. cb tt L L K = Trong đó L tt – chiều dài thực tế của tuyến phố. L cb – chiều dài của tuyến phố theo đường chim bay. Các phân tích cho thấy ở các thành phố lớn với mạng lưới đường theo sơ đồ đường tròn xuyên tâm sẽ đảm bảo các tuyến đường giao thông ít gãy khúc hơn so với sơ đồ ô bàn cờ, mặc dù trong phạm vi khoảng cách nhỏ thì cả hai sơ đồ này có hệ số gãy khúc tương đương nhau. Bảng đánh giá hệ số gãy khúc: Hệ số gãy khúc K Đánh giá <1,10 Rất nhỏ 1,10 ÷ 1,15 Nhỏ 1,15 ÷ 1,20 Trung bình 1,20 ÷ 1,25 Cao 1,20 ÷ 1,30 Rất cao > 1,30 Quá cao Khi thiết kế mạng lưới đường đô thị hệ số gãy khúc trung bình nên chọn sao cho không lớn hơn 1,2 và trong khu vực trung tâm – không lớn hơn 1,15. 2. Mật độ mạng lưới đường phố: a) Mật độ mạng lưới đường thành phố: là một trong những chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tính kinh tế của phương án quy hoạch chung đô thị, sự hiệu quả chức năng giao thông của hệ thống đường đô thị trong hiện tại và tương lai, và ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ hành khách. Được xác định bằng tỷ số giữa tổng chiều dài mạng lưới đường phố trên diện tích toàn thành phố: ∑ ∑ =δ F L (km/km 2 ) Trong đó: ΣL là tổng chiều dài của các đường trục chính. ΣF là tổng diện tích thành phố. δ hợp lý sẽ đảm bảo tốc độ giao thông cao nhất, quan hệ giao thông thuận tiện và an toàn. δ càng lớn thì việc đi lại càng thuận lợi. δ quá lớn thì hiệu quả sử dụng đất không kinh tế, chi phí đầu tư xây dựng, bảo dưỡng lớn, xuật hiện nhiều điểm giao cắt làm giảm tốc độ xe chạy và khả năng thông xe của mạng lưới đường. Mật độ mạng lưới đường chính thích hợp ở mức: 2 ÷ 2,5 km/km 2 Ở trung tâm thành phố có thể lấy lớn hơn: 2,5 ÷ 3,5 km/km 2 Ở vùng ngoại ô có thể lấy nhỏ hơn: 1,5 km/km 2 Một số trường hợp, người thiết kế có thể sử dụng mật độ mạng lưới đường nói chung, trong đó tổng chiều dài được tính là tổng tất cả các đường phố ô tô qua được. Để xác định mật độ tối ưu của mạng lưới đường đô thị cần phải xét đến cả quãng đường của khách bộ hành đi từ điểm xuất phát đến đường phố bên ngoài. Mật độ mạng lưới đường càng nhỏ thì khoảng cách này cáng lớn, thời gian đi lại cang nhiều và mức độ phục vụ càng thấp. Thời gian khách bộ hành đi từ nơi xuất phát đến đường phố bên ngoài từ 4 đến 6 giây được coi là thời gian hợp lý. Khi đó nếu khoảng cách trung bình giữa các đường phố chính thành phố khoảng 1,17 – 0,57 thì mật độ mạng lưới đường 1,7 – 3,5 km/km 2 được coi là hợp lý và 2,2 – 2,4 được coi là tối ưu. b) Mật độ diện tích đường phố: ∑ ∑ × =γ F BL (km 2 /km 2 ) Trong đó L – chiều dài đường. B – chiều rộng tương ứng của đoạn đường đó. F – diện tích đô thị mà mạng lưới đường đó phục vụ. Σ (LxB) bao gồm cả diện tích bãi đỗ xe, quảng trường. Theo số liệu thống kê gần đây nhất, mật độ diện tích đường phố của TP HCM chỉ mới đạt 2,01%. Trong khi đó theo tiêu chuẩn các nước tiên tiến, để đáp ứng nhu cầu giao thông thông suốt, mật độ diện tích đường so với diện tích chung phải đạt 10 – 20%. c) Mật độ diện tích đường tính trên một đầu người dân thành phố: ∑ ∑ × =λ n BL (m 2 /người) Trong đó n – số dân của đô thị L – chiều dài đường B – chiều rộng tương ứng của đoạn đường đó. Mật độ diện tích đường trên đầu người của TPHCM là 1,48m 2 /người. Trong khi đó ở các nước tiên tiến chỉ số này phải đạt từ 6 – 10 m 2 /người. 3. Khoảng cách giữa các đường phố chính: Khoảng cách giữa các đường phố chính nên lấy trong khoảng 400 – 500m. Ở trung tâm đô thị thì khoảng cách này có thể ngắn hơn so với ngoại vi thành phố. Mối quan hệ giữa mật độ và khoảng cách giữa chúng thể hiện ở bảng sau: Mật độ (km/km2) Khoảng cách Khoảng cách đi bộ (km) Thời gian đi bộ (phút) 1,0 2,0 0,66 9,0 1,5 1,3 0,43 6,5 2,0 1,0 0,35 5,2 2,5 0,8 0,30 4,5 3,0 0,7 0,27 4,1 3,5 0,6 0,24 3,6 4,0 0,5 0,22 3,5 4. Vận tốc giao thông. Vận tốc giao thông là một chỉ số rất quan trọng. Nó được xác định bởi các yếu tố như: sự phù hợp giữa số lượng làn xe với lưu lượng xe dự kiến, khoảng cách giữa các giao cắt của đường phố chính, lưu lượng của các dòng xe cơ giới giao cắt nhau, phương pháp tổ chức và điều khiển giao thông tại nút,… Chỉ số vận tốc được sử dụng để đánh giá chất lượng mạng lưới đường hiện tại, cũng như xác định nhu cầu và các phương pháp cải tạo nâng cấp. Thông qua vận tốc có thể đánh giá được tổn thất giao thông, thông qua đó đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương pháp nâng cấp. IV. Phân cấp đường trong thành phố: Việc phân cấp đường đô thị là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với công tác thiết kế và quản lý đường, đối với việc chuẩn bị đầu tư một con đường trong chiến lược xây dựng và phát triển quy hoạch mạng lưới giao thông. Phân loại theo chức năng của đường: là khung phân loại cơ bản, làm công cụ cho quy hoạch xây dựng đô thị. Đường phố có 2 chức năng cơ bản: chức năng giao thông và chức năng không gian. Chức năng giao thông được phản ánh đầy đủ qua chất lượng dòng, các chỉ tiêu giao thông (tốc độ, mật độ, hệ số sử dụng khả năng thông hành,…). Chức năng giao thông được biểu thị bằng hai chức năng phụ đối lập nhau là: cơ động và tiếp cận. - Loại đường có chức năng cơ động cao thì đòi hỏi phải đạt được tốc độ xe chạy cao. Đây là các đường cấp cao, có lưu lượng xe chạy lớn, chiều dài đường lớn, mật độ xe chạy thấp. - Loại đường có chức năng tiếp cận cao thì không đòi hỏi tốc độ xe chạy cao, nhưng phải thuận lợi về tiếp cận với các điểm đi – đến. Theo chức năng giao thông, đường phố được chia thành 4 loại với các đặc trưng như sau: a) Đường cao tốc đô thị. Chức năng: - Có chức năng giao thông cơ động rất cao, dùng ở các đô thị lớn, phục vụ giao thông với tốc độ xe chạy cao (80 – 100 km/h) và liên tục, không bị gián đoạn và không có giao cắt. - Nối liền các khu đô thị lớn, giữa đô thị trung tâm với các khu công nghiệp lớn ngoài thành phố, giữa thành phố với cảng hàng không, cảng biển,… nhằm rút ngắn thời gian đi lại, giảm sự căng thẳng về giao thông trong các khu đô thị. Đặc điểm: - Tốc độ xe chạy cao, dành riêng cho xe ô tô, xe mô tô bị hạn chế. - Giao cắt khác mức với đường ô tô khác, với đường sắt (giao cùng mức chỉ cho phép trong trường hợp đặc biệt). - Có dải phân cách tách biệt các dòng xe ngược chiều nhau. Các công trình hai bên đường phải cách ly với đường cao tốc một khoảng theo quy định của quy hoạch. b) Đường phố chính đô thị: b1) đường phố chính chủ yếu: Chức năng: - Phục vụ giao thông có tốc độ cao, giao thông có tính chất toàn đô thị. - Nối các trung tâm dân cư lớn, khu công nghiệp tập trung lớn và nối với đường cao tốc đô thị, đường phố chính, đường phố gom. Đặc điểm: - Lưu lượng giao thông lớn, tốc độ xe chạy cao. - Có bố trí phần đường dành riêng cho xe đạp và xe thô sơ. - Khoảng cách giữa các nút giao thông không được quá gần (< 500m). - Không gián đoạn trừ nút giao thông có bố trí tín hiệu giao thông điều khiển. Ở những đô thị lớn bố trí giao cắt khác mức. b2) Đường phố chính thứ yếu: về cơ bản có chức năng và đặc điểm giống với đường phố chính chủ yếu, nhưng lưu lượng xe và tốc độ xe chạy thấp hơn. c) Đường phố gom: c1) Đường phố khu vực: Chức năng: - Phục vụ giao thông đi lại giữa các khu nhà ở, khu công nghiệp. - Lưu thông với các đường phố chính, đường phố gom, đường nội bộ. Đặc điểm: - Lưu lượng xe chạy vừa phải, đủ các thành phần xe cộ. - Khoảng cách giữa các ngã 3, ngã 4 không nên < 400m. - Trên đường này không nên bố trí trường học, nhà trẻ, mẫu giáo. c2) Đường vận tải: Chức năng: - Là đường gom chuyên dùng cho vận chuyển hàng hóa trong khu công nghiệp tập trung và nối khu công nghiệp đến các cảng, ga và đường trục chính. - Lưu thông với các đường cao tốc, đường phố chính, đường phố gom. Đặc điểm: - Lưu lượng và vận tốc xe chạy trung bình. - Chỉ dành riêng cho xe tải, xe khách. - Trên đường này không nên bố trí trường học, nhà trẻ, mẫu giáo. c3) Đại lộ: Chức năng: - Là bộ mặt của thành phố, đảm bảo cân bằng chức năng giao thông và không gian, nhưng đáp ứng chức năng không gian ở mức phục vụ rất cao tạo nên những nét riêng về kiến trúc và thẩm mỹ cho thành phố. - Thường bố trí ở khu vực trung tâm, gắn liền với các quảng trường chính của thành phố. Nối liền với đường phố chính, đường phố gom, đường nội bộ. Đặc điểm: - Tốc độ xe chạy thấp và trung bình, lưu lượng xe chạy và khách bộ hành lớn. - Không nên có tàu điện và xe tải chạy. - Các công trình kiến trúc chủ yếu ở hai bên đường là các cơ quan lớn, nhà hát, triển lãm, bảo tàng, câu lạc bộ, nhà ở nhiều tầng. d) Đường phố nội bộ: d1) đường phố nội bộ: Chức năng: phục vụ đi lại trong các tiểu khu và nối liền đường tiểu khu với hệ thống đường bên ngoài. Đặc điểm: - Tốc độ xe chạy và lưu lượng xe thấp. - Thành phần dòng xe gồm: xe con, xe công vụ, xe hai bánh. - Thường không bố trí phương tiện giao thông công cộng trên đường này. - Các ngõ phố được nối thông qua đường này để ra mạng lưới đường ngoài phố. d2) Đường xe đạp: Dành riêng cho xe đạp, được áp dụng khi lưu lượng xe đạp lớn cần tách riêng ra khỏi dòng xe chung để đảm bảo hiệu quả sử dụng đường và an toàn giao thông. d3) Đường đi bộ: dành riêng cho người đi bộ. Phân cấp kỹ thuật đường đô thị: Mỗi loại đường trong đô thị được phân thành các cấp kỹ thuật tương ứng với các chỉ tiêu kỹ thuật nhất định. Cấp kỹ thuật thường được gọi tên theo trị số tốc độ thiết kế (20, 40 , 60,…km/h) và phục vụ cho thiết kế đường phố. Việc xác định cấp kỹ thuật chủ yếu căn cứ vào chức năng của đường phố trong đô thị, điều kiện xây dựng, điều kiện địa hình vùng đặt tuyến, và cấp đô thị. Có thể tham khảo các quy định trong bẳng dưới đây và cân nhắc trên cơ sở kinh tế - kỹ thuật: [...]... chọn cấp kỹ thuật theo loại đường, loại đô thị, điều kiện địa hình và điều kiện xây dựng Loại đô thị Đô thị đặc biệt, Đô thị loại II, Đô thị loại IV Đô thị loại V I III (*) Địa hình Đồng Núi Đồng Núi Đồng Núi Đồng Núi bằng bằng bằng bằng Đường cao tốc đô 100, 80 70, thị 60 Đường Chủ 80,70 70,6 80,70 70,6 phố yếu 0 0 70,60 60,5 70,60 60,5 70,60 60,5 chính đô Thứ yếu 0 0 0 Đường phố gom 60,50 50,4 60,50... chi phối khi xây dựng đường phố với các vấn đề về giải phóng mặt bằng, nhà cửa hoặc các vấn đề nhạy cảm khác Quy hoạch và thiết kế đường phố theo chức năng phải được gắn liền với tiêu chuẩn mức phục vụ và hệ số sử dụng khả năng thông hành: Mức phục vụ và hệ số sử dụng KNTH thiết kế của đường phố được thiết kế Loại đường Đường cao tốc đô thị Đường phố chính đô thị Đường phố gom Đường phố nội bộ Cấp... Tăng mức độ trang bị làm tăng tính tiện nghi − Nghiên cứu sử dụng các phưong tiện VTCC chạy hoàn toàn trên đường dành riêng (tàu điện ngầm, đường sắt trên cao,…) 2.3 Phương pháp phân bố mạng lưới GTCC Để bố trí mạng lưới GTCC của đô thị một cách hợp lý, người thiết kế phải căn cứ vào sơ đồ mạng lưới đường và lưu lượng hành khách trên các tuyến Thông thường mỗi thành phố đều có một trung tâm GTCC, trung... 50,40 0 0 0 Đường nội bộ 40,30,20 30,2 40,30,20 30,2 40,30,20 30,2 40,30,20 30,20 0 0 0 Ghi chú: 1 Lựa chọn cấp kỹ thuật của đường phố ứng với thời hạn tính toán thiết kế đường nhưng nhất thiết phải kèm theo dự báo quy hoạch phát triển đô thị ở tương lai xa hơn (30-40 năm) 2 Trị số lớn lấy cho điều kiện xây dựng loại I,II; trị số nhỏ lấy cho điều kiện xây dựng loại II, III (**) 3 Đối với đường phố nội... Theo sơ đồ này, các tuyến chạy tiếp cận với trung tâm và trên một số đường phố có thể bố trí nhiều tuyến GTCC, hành khách dễ dàng đổi tuyến ở trung tâm d Sơ đồ đường tang hay bàn cờ Ở các thành phố lớn, các tuyến GTCC có thể bố trí theo dạng đường tang hay đường vành đai, nếu các đường này có đủ lượng hành khách Các thành phố có đường phố theo dạng bàn cờ có thể bố trí các tuyến GTCC trên các phố chính... thường đông đúc Mạng lưới các tuyến GTCC tốt nhất là tiếp cận với trung tâm thành phố, các tuyến có sự phối hợp để hành khách dễ dàng di chuyển từ tuyến này sang tuyến khác Sơ đồ các tuyến có thể bố trí theo các dạng như sau: a Sơ đồ tuyến theo dạng bán kính Theo sơ đồ này, các tuyến xuất phát từ trung tâm và kết thúc ở ngoại vi, thường áp dụng cho các thành phố lớn b Sơ đồ tuyến theo dạng đường kính... lưu lượng xe chạy trên đường phố, từ đó giảm nạn ùn tắc xe, giảm chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông − An toàn, kinh tế − Giảm ô nhiễm môi trường (khí thải, bụi, tiếng ồn) − Từ các lợi ích nói trên, cần có biện pháp khắc phục các nhược điểm của phương tiện VTCC để phát triển, khai thác hợp lý VTCC  Tổ chức hoàn thiện hệ thống VTCC: − Hoàn thiện hệ thống đường xá, xây dựng đường dành riêng cho... nhỏ lấy cho điều kiện xây dựng loại II, III (**) 3 Đối với đường phố nội bộ trong một khu vực cần phải căn c ứ tr ật t ự n ối ti ếp t ừ t ốc độ bé đến lớn 4 Đường xe đạp được thiết kế với tốc độ 20km/h hoặc lớn hơn nếu có dự kiến cải t ạo làm đường ôtô Chú thích: (*) : Phân biệt địa hình được dựa trên cơ sở độ dốc ngang (i) phổ biến của địa hình như sau: - Vùng đồng bằng i≤10% - Vùng núi i>30% - Vùng... 1.2 Xe hai bánh − − − − − Không phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt với người có tuổi Cơ động, phù hợp với cự ly ngắn, đường hẹp Tiết kiệm, giá thành vận tải thấp Không yêu cầu bãi đỗ xe và nhà để xe Mức độ an toàn thấp, tiện nghi thiếu, phụ thuộc thời tiết, không phù hợp cho việc chạy đường dài 1.3 Xe công cộng (ôtô buýt, xe điện) − − − − − − Kinh tế (rẻ), chở được nhiều hành khách An toàn, ít xảy ra... tự do Dòng không ổn định Các xe phía sau không ngừng dồn vào các nút giao cắt F – tốc độ trung bình khoảng 25 – 33% tốc độ dòng tự do Dồn xe, các ách tắc dài ở các nút giao cắt có điều khiển Mỗi đoạn đường phố phải có cùng một cấp trên một chiều dài tối thiểu Với cấp 60 trở lên, chiều dài tối thiểu là 1 km Tốc độ thiết kế của các đoạn liền kề nhau trên một tuyến không được chênh lệch quá 10km/h V Phương . Chương 2: Mạng lưới đường đô thị. Phương tiện giao thông và tổ chức giao thông. (3 tiết) 1. Vị trí của mạng lưới đường bộ trong giao thông đô thị. 2. Các mạng lưới đường trong đô thị. 3 chọn cấp kỹ thuật theo loại đường, loại đô thị, điều kiện địa hình và điều kiện xây dựng. Loại đô thị Đô thị đặc biệt, I Đô thị loại II, III Đô thị loại IV Đô thị loại V Địa hình (*) Đồng. kế mạng lưới đường đô thị hệ số gãy khúc trung bình nên chọn sao cho không lớn hơn 1,2 và trong khu vực trung tâm – không lớn hơn 1,15. 2. Mật độ mạng lưới đường phố: a) Mật độ mạng lưới đường

Ngày đăng: 01/08/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w