Tình trạng dị thường của đường sinh sản Đường sinh sản là đường mà thai nhi bắt buộc phải đi qua trong khi sinh bằng cách đẻ thường. Đường sinh sản chia làm hai phần: đường sinh sản xương (đường sinh sản cứng) và đường sinh sản mềm, đường sinh sản khác thường có thể gây cản trở khi sinh con, tạo nên hiện tượng khó sinh. Tình trạng dị thường của đường sinh sản (google image) Đường sinh sản xương khác thường Khi tiến hành khám trước khi sinh ở tuần 34 – 36 của thời kỳ mang thai, thai phụ nên tiến hành đo vòng ngoài xương chậu, thông qua việc này để chẩn đoán có hiện tượng đường sinh sản khác thường hay không? Nếu kết cấu và hình thái của xương chậu khác thường hay đường kính có ngắn hơn bình thường, gọi là xương chậu hẹp. Nếu thai phụ có chiều cao thấp hơn 140 cm thì xương chậu nhỏ. Xương chậu dị hình gọi là xương chậu lệch hoặc bị ngoại thương, lao, bệnh còi xương… đều có thể ảnh hưởng đến hình thái của xương chậu. Khi xương chậu hẹp phần lộ ra trước của thai nhi khó hoặc bị trở ngại khi vào xương chậu, phần lộ ra trước của thai nhi khó tiếp nối nhau, khi sinh đẻ gây cản trở cho quá trình sinh, đoạn dưới tử cung kéo dài quá mức, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến nứt tử cung, nhiễm trùng sau khi sinh. Ngoài ra có thể dẫn đến màng thai vỡ sớm, tuột cuống rốn, đầu thai chịu sức ép dẫn đến xuất huyết trong sọ, kéo dài quá trình sinh đẻ, trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng… Nghiêm trọng hơn là gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con. Để tránh những nguy hiểm do bất thường đường sinh sản xương, trước khi sinh thai phụ cần đi kiểm tra thai và đặc biệt là kiểm tra đường sinh sản của bản thân. Nếu đo vòng ngoài xương chậu có dấu hiệu nghi vấn thì cần yêu cầu bác sỹ đo vòng trong xương chậu, đồng thời kết hợp với độ lớn nhỏ và vị trí của thai để lựa chọn phương pháp sinh đẻ phù hợp, giúp cho quá trình sinh đẻ thuận lợi. Đường sinh sản mềm khác thường Tử cung đôi, tử cung hình yên ngựa… thường dẫn đến vị trí thai nhi không chuẩn, âm đạo ngăn ngang hoặc ngăn dọc, ngăn cản đầu thai hạ xuống. Cổ tử cung cứng, khó mở rộng, gây cản trở cho việc sinh đẻ. Đường sinh sản mềm, bị thương mới và cũ như sẹo tử cung, sẹo âm đạo làm cho âm đạo hẹp. U đường sinh sản có thể gây cản trở đầu thai hạ xuống. Để đối phó với những bất thường do đường sinh sản mềm khác thường trong giai đoạn cuối của thai kỳ, khi khám thai các thai phụ nên yêu cầu bác sỹ kiểm tra tình trạng của đường sinh sản mềm và bên trong khoang chậu. Căn cứ vào trình trạng bác sỹ sẽ chỉ định cho bạn phương pháp sinh đẻ phù hợp. Theo Eva . Tình trạng dị thường của đường sinh sản Đường sinh sản là đường mà thai nhi bắt buộc phải đi qua trong khi sinh bằng cách đẻ thường. Đường sinh sản chia làm hai phần: đường sinh sản xương. sản xương (đường sinh sản cứng) và đường sinh sản mềm, đường sinh sản khác thường có thể gây cản trở khi sinh con, tạo nên hiện tượng khó sinh. Tình trạng dị thường của đường sinh sản (google. với những bất thường do đường sinh sản mềm khác thường trong giai đoạn cuối của thai kỳ, khi khám thai các thai phụ nên yêu cầu bác sỹ kiểm tra tình trạng của đường sinh sản mềm và bên trong