1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vấn đề 5 : Đồng chí hãy phân tích tính tất yếu và nội dung của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Liên hệ thực hiện quá trình liên minh côngnông- trí thức ở Việt Nam BÀI docx

6 6,4K 155

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 66 KB

Nội dung

Vần đề 5 : Đồng chí hãy phân tích tính tất yếu và nội dung của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Liên hệ thực hiện quá trình liên minh công- nông-trí thức ở Việt Nam BÀI LÀM Lý luận về liên minh công nông với các tầng lớp lao động khác mà nòng cốt là liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức là một trong những nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học. Trên cơ sở lý luận đó, Đảng ta đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo vào hoàn cảnh nước ta, góp phần quan trọng hoàn thành cuộc cách mạng dân tôc dân chủ nhân dân, cả nước cùng tiến hành cách mạng XHCN và quá độ lên CNXH. Nhận thức đúng đắn và thực hiện tốt khối liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH sẽ góp phần to lớn trong việc ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, từng bước xây dựng đất nước ta đi lên CNXH. 1. Vị trí, vai trò của giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. a. Giai cấp công nhân : CNTB ra đời đã đánh dấu một bước tiến vĩ đại về sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất đặt nền tảng cho nền sản xuất đại công nghiệp và sản sinh ra những công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Ở xã hội tư bản, giai cấp công nhân là cơ sở cho sự giàu có của xã hội, họ bị bóc lột nên hiện thân của họ biểu hiện cho sự bình đẳng của xã hội, họ có trách nhiệm xóa bỏ giai cấp tư sản để giải phóng mình, giải phóng xã hội . Được sản sinh và rèn luyện từ nền sản xuất đại công nghiệp nên giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất có tinh thần cách mạng triệt để nhất, có tính tổ chức kỷ luật cao, là giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất mới cao hơn tiến bộ hơn giai cấp tư sản. Sự tiên tiến của giai cấp công nhân là biết vạch đường lối, có khả năng vận động và tập hợp các giai cấp khác cùng bị áp bức bóc lột đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, và qua các cuộc đấu tranh ấy nhận thức được xã hội, hình thành các ý thức giai cấp. Song, để đấu tranh đi đến thắng lợi hoàn toàn, giai cấp công nhân có chính Đảng tiên phong của mình là Đảng Cộng sản, lãnh đạo giai cấp công nhân đấu tranh giành chính quyền và tiến hành cuộc cách mạng đối với xã hội tư bản, xây dựng xã hội XHCN, tức là tạo những điều kiện xây dựng xã hội cộng sản, một xã hội không có giai cấp. Đó là yêu cầu khách quan sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Ở xã hội Việt Nam, khái niệm giai cấp công nhân, được các nhà nghiên cứu về giai cấp công nhân chấp thuận đưa ra là: “giai cấp công nhân Việt Nam là cộng đồng xã hội những người làm công ăn lương nguồn thu nhập chủ yếu bằng tiền công; trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất công nghiệp; nắm giữ những cơ sở vật chất kỹ thuật then chốt của xã hội và tiêu biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến cho xã hội”. Như vậy, giai cấp công nhân Việt Nam bao gồm những người lao động chân tay và trí óc làm việc trong dây chuyền công nghệ, trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, vận tải, xây dựng, nông lâm, trường; những người làm việc trong các cơ sở dịch vụ kỹ thuật công nghiệp, kể cả các tổ chức khoa học ứng dụng công nghệ, không phân biệt thành phần kinh tế. Nhìn chung, khái niệm về giai cấp công nhân đều thống nhất ở chổ là người nắm giữ một số ngành sản xuất vật chất cơ bản xã hội, cung cấp cho xã hội sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, ngành công nghiệp còn có khả năng trang bị cho các ngành sản xuất và tiêu dùng các phương tiện hoạt động, tạo điều kiện cho các ngành chức năng thực hiện tốt chức năng của mình. Khái niệm trên cho thấy, khi xã hội ngày càng phát triển thì đội ngũ giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành lớn mạnh, trình độ ngày càng nâng cao, giai cấp công nhân càng có vị trí quan trọng trong việc cải tạo thế giới cũ, xây dựng thế giới mới. Giai cấp công nhân là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ, đại diện cho lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng cao; lợi ích của nó thống nhất với lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân lao động và các dân tộc; đấu tranh xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ lỗi thời, đấu tranh không chỉ giải phóng mình mà còn giải phóng cho tất cả nhân loại cần lao. Song, điều quan trọng là giai cấp công nhân có hệ tư tưởng tiến bộ là lý luận cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, là lãnh tụ chính trị, là Đảng tiên phong lãnh đạo phong trào cách mạng. Vì vậy, trong tất cả các giai cấp đối lập với giai cấp tư sản chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có khả năng tập hợp, đoàn kết và lãnh đạo các tầng lớp nhân dân lao động trong cuốc đấu tranh xoá bỏ CNTB xây dựng CNXH. b. Giai cấp nông dân : Khác với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân là những người lao động sản xuất nhỏ trong nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp), một mặt họ là những người lao động, mặt khác họ là những người tư hữu nhỏ và do tính chất tư hữu nhỏ nên họ dễ bị giai cấp tư sản lôi kéo. Đồng thời, khi chưa có sự tác động của nền công nghiệp hiện đại và nông nghiệp nông thôn thì phương thức sản xuất của nông dân có tính chất phân tán, lạc hậu, năng suất lao động thấp.Tư tưởng của giai cấp nông dân thường lệ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội đương thời, họ không có hệ tư tưởng độc lập. trong cách mạng XHCN. Khi chưa giác ngộ thì lập trường tư tưởng của nông dân không kiên định, dễ dao động. Nhưng qua quá trình tham gia đấu tranh cách mạng họ từng bước hình thành ý thức giác ngộ xã hội, giác ngộ giai cấp. Đồng thời, giai cấp nông dân là một giai cấp có cơ cấu không thuần nhất, gồm nhiều thành phần có địa vị và lợi ích khác nhau, trong cách mạng XHCN họ sẽ từng bước khắc phục được những sự khác nhau đó. Vì vậy, nếu không quan tâm đến lực lượng nông dân thì trước các bước ngoặt của lịch sử, họ dễ bị lôi kéo bởi các tầng lớp khác chống phá lại cách mạng. Ở nhiều nước, nông dân vẫn chiếm số đông, họ là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, nông dân thường gắn bó cội nguồn dân tộc, có ý thức dân tộc sâu sắc, có truyền thống yêu nước và là lực lượng có khoa họcả năng cách mạng to lớn. Do đặc điểm riêng có giai cấp nông dân không thể tự giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội, họ phải liên minh với giai cấp công nhân mới có thể đánh đổ giai cấp tư sản, giải phóng triệt để cho giai cấp mình. Ở Việt Nam, từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo, nông dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất, có tinh thần cách mạng quật khởi. Đấu tranh bất khuất và có nhiều đóng góp lớn lao trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc vì độ lập tự do của tổ quốc, vì CNXH. c. Tầng lớp trí thức : Trí thức là tầng lớp xã hội đặc biệt của bộ phận lao động trí óc, là người có trình độ học vấn cao, am hiểu sâu rộng lãnh vực trí tuệ của mình. Trí thức xuất thân trong tất cả các giai cấp các tầng lớp xã hội, họ hoạt động trong tất cả các ngành sản xuất , các lãnh vực đời sống. Lợi ích của trí thức gắn bó với lợi ích giai cấp mà họ phục vụ, vì vậy xét trên toàn thể tầng lớp trí thức không có sự đối lập trực tiếp đối với lợi ích của giai cấp tư sản trong xã hội TBCN. Do đó tầng lớp trí thức cũng không có hệ tư tưởng độc lập. Phương thức lao động của trí thức là lao động trí tuệ cá nhân. Sản phẩm của họ là những tri thức khoa học sáng tạo, những giá trị tinh thần. Có tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của mọi quy trình sản xuất vật chất. Nhưng do phương thức lao động đặc trưng nhất của trí thức là lao động trí tuệ cá nhân, nên trí thức không thể là đại biểu cho một phương thức sản xuất tiên tiến mà trong đó lực lượng sản xuất mang tính “XH hoá” cao, họ không thể là lưc lượng lãnh đạo xã hội trong cuộc đấu tranh xoá bỏ xã hội tư bản để xây dựng CNXH và CNCS. Ở Việt Nam, quá trình hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, trí thức vẫn luôn là đại diện cho trí tuệ của dân tộc. Lịch sử nước ta ghi nhận những tấm gương lớn của nhiều nhà trí thức như : Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thuợng Hiền… Ngày nay, trong thời đại mới, một đội ngũ tri thức mới của nước ta đã trưởng thành cuùng phong trào cách mạng. Họ là những người đã trãi qua thử thách, tôi luyện trong đấu tranh lâu dài dân tộc, xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hộiCN. 2. Vai trò của liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp tri thức là yêu cầu khách quan của cách mạng XHCN a. Liên minh công nông Trong lý luận và thực tiễn cách mạng về liên minh giai cấp, chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định rằng giai cấp công nhân nếu tiến hành đấu tranh cách mạng một cách đơn độc chống giai cấp tư sản thì sẽ thất bại. Ngược lại nếu giai cấp công nhân lôi kkhoa học liên minh được với đại đa sống quần chúng lao động chủ yếu là giai cấp nông dân giữ vững vai trò cách mạng thì cách mạng sẽ hoàn toàn thắng lợi, thực tiễn cách mạng Pháp (1848-1850) và công xã Paris (1871) đã chứng minh điều này với sự thất bại của giai cấp công nhân. Đến cách mạng tháng 10-1917, do xây dựng được khối liên minh công nông nên cách mạng đã giành được thắng lợi Xây dựng và củng cố liên minh công nông thực chất là xác lập và củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Chính khối liên minh công nông là lực lượng hùng hậu của cách mạng, đồng thời liên minh với các tầng lớp lao động khoa họcác là nhằm tăng cường sức mạnh và trí tuệ đảm bảo cho giai cấp vô sản giành và giữ được chính quyền. Ở nước ta, qua thực tiễn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận đúng đắn rằng chỉ có khối liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo mới có thể kiên quyết và triệt để đánh đổ các thế lực phản cách mạng, giành lấy và cũng cố chính quyền của nhân dân lao động, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của cách mạng dân tộc dân chủ và tiến lên CNXH” Ngày nay, liên minh công nông không còn là lý thuyết, mà nó trở thành thực tiễn sinh động. Nó được thử thách và tôi luyện ngày càng vững chảy trong bảo táp cách mạng. Cũng như theo định hướng xây dựng XHCN, và là một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. b. Liên minh công nhân trí thức : Cùng với liên minh công nông, liên minh với tầng lớp trí thức cũng là một yêu cầu khoa họcách quan đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân. nếu giai cấp công nhân và Đảng của nó lôi kéo, lãnh đạo được trí thức, phát huy tài năng trí tuệ của họ vào mọi công việc của cách mạng thì cách mạng mới có thể phát triển nhanh chóng, đỡ phải tổn thất do thiếu tri thức khoa học. Văn kiện Đại hội Đảng lần 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định : Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ trí thức của mình và bản thân công - nông không được nâng cao trí thức thì không thể xây dựng được CNXH. Đảng cũng đã xác định :”khoa học và công nghệ, giáo duc và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu” trong sự nghiệp và xây dựng CNXH ở nước ta. Song chúng ta cũng nhìn nhận rằng, đối với trí thức mặc dù có lúc, có nơi phạm sai lầm “tả khuynh”, nhưng xét cả quá trình vận động cách mạng, giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của mình, có quan điểm và thái độ đúng, đã khơi dậy và phát huy được lòng yêu nước, đã đoàn kết được tầng lớp trí thức trong mặt trận dân tộc thống nhất. Hơn thế nữa, ngay từ đầu cũng như về sau này, không ít nhà trí thức dân tộc đã trở thành người lãnh đạo của Đảng và nhà nước. c. Nội dung liên minh công nhân , nông dân, trí thức ở nước ta : * Đối với nông dân : - Về Chính trị + Xây dựng khối đoàn kết chặt chẽ giữa 2 giai cấp trở thành lực lượng cách mạng chủ yếu nhất để bảo vệ thành quả cách mạng đã đạt được, bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng và bảo vệ nhà nước XHCN. Để thực hiện nội dung này, yêu cầu khoa họcách quan và bức thiết là phải không ngừng nâng cao vai trò, năng lực, uy tính lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước. + Đặc biệt chú ý đổi mới nhận thức, tổ chức và phương thức hoạt động hệ thống chính trị ở nông thôn vì hiện nay các cấp bộ Đảng, nhà nước, các tổ chức xã hội ở nông thôn, bên cạnh những thành tựu, còn có nhiều mặt yếu kém : những biểu hiện tiêu cực, vi phạm quyền là chủ trong Đảng và nhà nước, quyền dân chủ của nông dân. Để đạt được sự ổn định và phát triển về kinh tế chính trị xã hội trong cả nước, phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá, thanh lọc, đổi mới đội ngũ cấp ủy Đảng, Đảng viên ở nông thôn đi đôi với quá trình giáo dục, bồi dưỡng đào tạo những cán bộ, Đảng viên có uy tín nhất định để đáp ứng yêu cầu mới, là nhiệm vụ rất cần thiết hiện nay. + Đối với các tổ chức đoàn thể, xã hội ở nông thôn cần phải gọn nhẹ, có nội dung và hình thức sinh hoạt phù hợp. Đặc biệt là hội nông dân các cấp cần tổ chức rộng rãi và vững mạnh, giáo dục nông dân đoàn kết giúp đở nhau trong sản xuất và đời sống, chống tiêu cực ở nông thôn - Về kinh tế : đây là nội dung cơ bản và quyết định nhất, làm cơ sở kinh tế vững chắc cho liên minh trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, đó là : + Cốt lỏi của liên minh công nông là xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp + Trong nội dung liên minh kinh tế, phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước và nông dân. Trong mối quan hệ đó, Nhà nước vừa là một chủ thể lợi ích đại diện xã hội có quan hệ dân chủ, bình đẳng cùng có lợi với nông dân, vừa là người có vai trò, trách nhiệm và khả năng định hướng, điều tiết hợp lý các hoạt động, các quan hệ lợi ích thông qua pháp luật, chính sách và cơ sở quốc doanh. + Trong quan hệ với nhà nước-nông dân đặc biệt chú ý đến chính sách ruộng đất. Nhà nước cần trao quyền sử dụng đất lâu dài và ổn định cho nông dân để tạo cho các hộ gia đình nông dân thực sự là những đơn vị kinh tế tự chủ. Mặt khác, nông dân cũng rất chú ý đến pháp luật và chính sách đầu tư và nông nghiệp (thuế, giá cả nông sản, XNK…) nhằm bảo vệ quyền lợi, khuyến khích nông dân yên tâm sản xuất. + Để thực hiện liên minh kinh tế, cần từng bước xây dựng quan hệ sản xuất XHCN ở nông thông với hình thức và bước đi thích hợp. trong nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế nông dân nước ta hiện có như : kinh tế HTX, kinh tế các thể, tổ đội công, nhóm hộ gia đình. thực hiện từng bước có hiệu quả các hình thức kinh tế ấy phải là một quá trình có lãnh đạo, định hướng, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, dân chủ cùng có lợi để nông dân từng bước đi lên CNXH. - Về xã hội : + Nước ta vừa trãi qua chiến tranh lâu dài, ác liệt. Trong đó nông dân đã có những đóng góp to lớn. vì vậy, Đảng và nhà nước phải chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân. Đặc biệt là các gia đình thuộc diện chính sách. + Giải quyết việc là cho lao động nông thôn, thực hiện xoá đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ phát triển dân số ở nông thôn. Đây là hình thức giải quyết vấn đề đô thị hoá ở nông thôn. + Chống nạn mù chữ, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần cho nông dân, đấu tranh loại trừ các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ và các hủ tục ở nông thôn. Đây là hình thức giải quyết các tệ nạn xã hội phát sinh từ tình trạng do trình độ dân trí thấp ờ nông thôn, đặc biệt và đồng bào thiểu số, đồng bào đồng bằng sông Cửu Long + Đảng và nhà nước cần xây dựng và quản lý chặt chẽ, hợp lý quy hoạch phát triển đô thị với quy hoạch phát triển nông thôn, tạo điều kiện cho nông nghiệp và công nghiệp, thành thị và nông thôn hỗ trợ và gắn bó chặt chẽ với nhau. * Đối với tầng lớp trí thức Đảng chủ trương : sử dụng có hiệu quả và tăng nhanh tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước. Phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật đi đôi với phát triển giáo dục và văn hóa nâng cao dân trí. Những nhiệm vụ nỗi bật của trí thức nước ta hiện nay là : + Để thực hiện tốt việc liên minh với tầng lớp trí thức Đảng và nhà nước ta phải có nhiều chiến lược phát triển khoa học và công nghệ một cách đúng đắn. + Phải có chính sách vừa tạo điều kiện, động viên khuyến khích đội ngũ cán bộ tri thức phát huy tài năng, vừa đổi mới cơ chế kinh tế lãnh đạo để hướng tri thức vào mục tiêu chung của cách mạng. Nhà nước kiện toàn và hoàn thiện hệ thống tổ chức khoa học kỹ thuật để hoạt động đồng bộ trong sự phối hợp giữa các ngành khoa học và trong mọi lãnh vực đãt hiệu quả cao cho xã hội. + Cần đề ra chính sách sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ thỏa đáng đối với trí thức vì trí thức là lực lượng chủ yếu và trực tiếp góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài xây dựng nền khoa học tiên tiến của đất nước. + Đào tạo đội ngũ trí thức mới đũ đáp ứng những yêu cầu cần thiết của sự phát triển khoa học và công nghệ hiện đại trong những năm tới. Đồng thời có chính sách sử dụng hợp lý lực lượng trí thức cũ sẵn có đễ cùng phát triển đất nước. Tóm lại, Liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức là nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc, là chổ dựa chủ yếu của Đảng và Nhà nước. Đó không phải là ý muốn chủ quan mà là một tất yếu khách quan do điều kiện lịch sử kinh tế xã hội quy định và cho phépl àm điều đó cũng như do yêu cầu cách mạng đòi hỏi phải làm như vậy. Muốn cho khối liên minh đó ngày càng phát huy được tác dụng mạnh mẽ, thì Đảng và Nhà nước phải kịp thời ban hành và thực thi các chính sách nhằm tăng cường sự thống nhất về lợi ích giữa các giai cấp, đồng thời phải coi trọng lãnh đạo xây dựng các tổ chức của nó, làm cho các tổ chức đó thực sự là chổ dựa tin cậy của hội viên, đoàn viên, là chổ dựa vững chắc của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. . đề 5 : Đồng chí hãy phân tích tính tất yếu và nội dung của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Liên hệ thực hiện quá trình liên minh công- nông- trí thức ở. Việt Nam BÀI LÀM Lý luận về liên minh công nông với các tầng lớp lao động khác mà nòng cốt là liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức là một trong những nội dung cơ bản của. lịch sử của giai cấp công nhân. Ở xã hội Việt Nam, khái niệm giai cấp công nhân, được các nhà nghiên cứu về giai cấp công nhân chấp thuận đưa ra l : giai cấp công nhân Việt Nam là cộng đồng xã

Ngày đăng: 01/08/2014, 01:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w