KINH DOANH NÔNG NGHIỆP- PHÂN TÍCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP pdf

22 1K 8
KINH DOANH NÔNG NGHIỆP- PHÂN TÍCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 1.Mục đích, yêu cầu và đặc điểm của phân tích kinh doanh nông nghiệp 1.1. Mục đích của phân tích kinh doanh nông nghiệp Phân tích kinh doanh nông nghiệp nhằm các mục đích chủ yếu sau: - Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh và tìm ra nguyên nhân của nó. - Giúp cho doanh nghiệp phát hiện những khả năng tiềm tàng, những nguồn lực sản xuất chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả để có biện pháp tổ chức sản xuất và quản lý tốt. Để thực hiện mục đích trên, phân tích kinh doanh có các nhiệm vụ sau: - Đánh giá toàn diện tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất - kỹ thuật – tài chính và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. - Đánh giá tình hình sản xuất và hiệu quả kinh doanh các nông sản phẩm và dịch vụ, tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất (như ruộng đất, lao động, vật tư kỹ thuật, tiền vốn.v.v…). - Đánh giá việc xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất, việc chuyển giao công nghệ mới trong công nghiệp. - Phát hiện những tiềm năng và nguồn lực sản xuất chưa được khai thác và sử dụng và đề xuất các biện pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và nguồn lực đó. 1.2. Yêu cầu của phân tích kinh doanh nông nghiệp Phân tích kinh doanh nông nghiệp phải được tiến hàng toàn diện, sâu sắc, từ khâu sản xuất đến khâu tổ chức chỉ đạo thực hiện vad sử dụng các công cụ quản lý, từ khâu cung cấp vật tư đến quá trình sản xuất, tiêu thj sản phẩm, từ việc sử dụng các yế tố sản xuất kinh doanh đến hiệu quả sản xuất từng sản phẩm và dịch vụ. Không chỉ phân tích kết quả cuối cùng mà phải phân tích ngay từ đầu và phải được tiến hnàh thường xuyên, có nề nếp và phải được quán triệt thống nhất từ bộ máy quản lý kinh doanh tới các đơn vị snả xuất và người lao động. Phải phát huy tính quần chúng trong phân tích kinh doanh. 1.3. Đặc điểm của phân tích kinh doanh nông nghiệp Phân tích kinh doanh nông nghiệp phải chú ý đầy đủ đến công nghệ sinh học, đến nền công nghiệp hàng hóa và đến các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Các đối tượng kinh tế thuộc đối tượng phân tích kinh doanh nông nghiệp thường xuyên biến đổi như sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Nhiều bộ phận, nhiều quá trình sản xuất xen kẽ với nhau, tác đọng qua lại lẫn nhau, xảy ra ở nhiều thời điểm và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên khi phân tích phải gắn với thời gian nhất định, phải xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Những đặc điểm trên có ảnh hưởng lớn đến kêt quả phân tích. Nếu không chú ý đầy đủ các đặc điểm đó thì kết quả phân tích chỉ mang tính chung chung, hình thức, thiếu chiều sâu, thiếu cụ thể, làm giảm tác dụng của phân tích kinh doanh. 2. Phương pháp và nội dung phân tích kinh doanh nông nghiệp 2.1. Phương pháp phân tích kinh doanh Có rất nhiều phương pháp phân tích kinh doanh. Tùy thuộc vào nội dung và đối tượng phân tích có thể lựa chọn và áp dụng một trong các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp chi tiết hóa: Đây là phương pháp phân tích cụ thể các mặt khác nhau của đối tượng phân tích nhằm bảo đảm chiều sâu, tính toàn diện của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp chi tiết hóa gồm: chi tiêu hóa theo địa điểm, theo thời gian và chi tiết hóa theo bộ phận. - Phương pháp so sánh tổng hợp: So sánh để đối chiếu kết quả của các hiện tượng kinh tế ở nhiều góc độ. Tổng hợp cho phép tìm hiểu các nhân tổ trong sự tổng hợp phức tạp và xác định được các nhân tố cơ bản, nhân tố quyết định ảnh hưởng đến hiện tượng kinh tế. - Phương pháp phân tích cận biên là phương pháp phân tích để tìm ra những quyết định tối ửutong mối quan hệ của các yếu tố sản xuất. Mục đích kinh doanh của bất kỳ cơ sở kinh doanh nông nghiệp nào đều là tối đa hóa lợi nhuận. Quy tắc tối đa hóa lợi nhuận là cơ sở kinh doanh sẽ tăng sản lượng cho tới chừng nào mà doanh thu cận biên (MR) còn vượt chi phí cận biên (MC). Chi phí cận biên (MC) là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Doanh thu cận biên (MR) là doanh thu tăng thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm. Cơ sở kinh doanh nông nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận tối đa ở mức sản lượng mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên. Khi lựa chọn sử dụng các yếu tố đầu vào các cơ sở kinh doanh nông nghiệp phải tuân theo nguyên tắc là chỉ sử dụng thêm yếu tố đầu vào khi sản phẩm doanh thu cận biên (MRP) của yếu tố đó lớn hơn hoặc bằng chi phí cận biên MC của việc sử dụng yếu tố đầu vào đó là hiệu quả sẽ đạt tối đa khi MRP = MC của yếu tố đầu vào. Ngoài các phương pháp trên còn một số phương pháp khác như phương pháp phân tổ, phương pháp thay thế liên hoàn v.v…Tùy theo mục đích, đối tượng và hiện tượng kinh tế cần phân tích để lựa chọn phươnh pháp nào là chủ yếu, phương pháp nào là phụ trợ hoặc bổ sung. 2. 2. Nội dung phân tích kinh doanh nông nghiệp Phân tích kinh doanh nông nghiệp có các nội dung cụ thể sau: - Phân tích khả năng tài chính của cơ sở kinh doanh nông nghiệp. - Phân tích công tác quản lý cơ sở kinh doanh nông nghiệp. - Phân tích tình hình xác định và lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh. - Phân tích chiến lược và kế hoạch kinh doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp. - Phân tích công nghệ kết hợp các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra. - Phân tích tình hình phát triển sản xuất kinh doanh từng sản phẩm và dịch vụ. - Phân tích thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm. - Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp. Phân tích kinh doanh nông nghiệp thường dùng các chỉ tiêu số lượng và chất lượng, chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối, chỉ tiêu kết quả và hiệu quả, chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu bình quân, chỉ tiêu toàn bộ và chỉ tiêu bộ phận v.v… Mỗi loại chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế và tác dụng riêng của nó. Tùy theo mục đích của phân tích mà lựa chọn chỉ tiêu phân tích cho phù hợp. các chỉ tiêu này được tính toán, xử lý và đưa vào biểu để phân tích. Khi phân tích phải xem xét tình hình diễn biết qua nhiều năm, so sánh các chỉ tiêu cơ bản với việc đánh giá tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội ở đó, so sánh chỉ tiêu thực tế với chỉ tiêu kế hoạch. Trong mỗi nội dung phân tích cần nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng triệt để các nguồn lực sẵn có của cơ sở kinh doanh để tìm ra những tiềm năng và xây dựng những phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. a. Phân tích khả năng tài chính của cơ sở kinh doanh nông nghiệp Đây là việc đánh giá tiềm lực tài chính của cơ sở kinh doanh trước khi đưa ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh hoặc thay đổi cơ cấu và quy mô sản xuất kinh doanh. Việc phân tích này dựa chủ yếu vào một số chỉ tiêu sau: - Tổng số vốn tự có của cơ sở kinh doanh nông nghiệp. - Tỷ lệ vốn tự có trên tổng vốn đầu tư cần thiết (nếu tỷ lệ này bằng 2/3 là cơ sở có thể tiến hành thực hiện phương án lựa chọn). - Hệ số vốn tự có so với tổng nguồn vốn kinh doanh (nếu tỷ lệ này >= 40% - 50% thì hoạt động của cơ sở là tương đối an toàn về mặt tài chính). Các chỉ tiêu này nói lên tiềm lực tài chính của cơ sở kinh doanh nông nghiệp khi thực hiện một phương án snả xuất kinh doanh mới. nếu các chỉ tiêu này đạt mức như ở trong ngoặc thì tiềm lực tài chính của cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện phương án đã chọn. Đối với các cơ sở kinh doanh nông nghiệp đang hoạt động thì việc phân tích khả năng tài chính còn sử dụng thêm một số chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ giữa tài sản lưu động có so với tài sản lưu động nợ (tỷ lệ này tốt nhất là bằng 2/1) - Tỷ lệ giữa vốn lưu động và nợ ngắn hạn (Tỷ lệ này >= 1). - Tỷ lệ giữa tổng thu nhập thuần và khấu hao so với nợ ngắn hạn phải trả (Tỷ lệ này phải >= 1 thì cơ sở kinh doanh có khả năng trả nợ đúng hạn). Các chỉ tiêu trên cho thấy khả năng bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài chính của cơ sở kinh doanh nông nghiệp. b. Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị cơ sở kinh doanh nông nghiệp Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị cần sử dụng các chỉ tiêu sau:  Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh chung: - Tổng sản phẩm, giá trị tổng sản phẩm mà cơ sở kinh doanh tạo ra trong kỳ phân tích. - Sản phẩm hàng hóa, giá trị sản phẩm hàng hóa. - Mức độ sử dụng các giá tri sản xuất: Lao động, đất đai và các tài sản cố định. - Lợi nhuận.  Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị: - Tổng sản phẩm, giá trị tổng sản phẩm trên một lao động quản trị. - Sản phẩm hàng hóa, giá trị tổng sản phẩm hàng hóa trên một lao động quản trị. - Lợi nhuận thu được trên một lao động quản trị. - Các chỉ tiêu giá trị tổng sản phẩm, giá trị sản phẩm hàng hóa và lợi nhuận tính trên 1 đơn vị chi phí lao động và chi phí vật chất dùng trong quản trị. - Tỷ trọng chi phí quản trị trong tổng giá thành sản phẩm. - Tỷ trọng tiền công của bộ máy quản trị trong tổnh quỹ tiền công (tiền lương). Khi sử dụng các chỉ tiêu trên cần lưu ý tính toán các chỉ tiêu của từng năm phân tích. Từ đó thấy rõ những ưu, nhược điểm của công tác quản trị, đặc biệt trong trường hợp có những thay đổi về tổ chức quản lý trong cơ sở kinh doanh nông nghiệp. Trong một năm, một kỳ có thể đánh giá trên cơ sở so sánh với các định mức hoặc với các cơ sở kinh doanh khác có điều kiện sản xuất tương tự. c. Phân tích tình hình xác định và lựa chọn phương hướng kinh doanh Khi phân tích tình hình xác định và lựa chọn phương hướng kinh doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp thường dùng các chỉ tiêu đã được trình bày ở trên. Tuy nhiên cần lưu ý phương hướng kinh doanh hợp lý của cơ sở kinh doanh nông nghiệp ngoài việc đánh giá theo từng chỉ tiêu đó còn phải đánh giá một cách tổng hợp với yêu cầu: - Phương hướng kinh doanh phải khai thác triệt để các lợi thế so sánh và các nguồn lực của cơ sở kinh doanh nông nghiệp. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm, dịch vụ trong phương hướng kinh doanh phải cao. Trong đó cần lưu ý đặc biệt tới hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm chuyên môn hóa – sản phẩm chính của cơ sở kinh doanh nông nghiệp. - Hiệu quả sự phối hợp sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm và dịch vụ thể hiện ở hiệu quả chung của cơ sở theo hướng kinh doanh đã được xác định và lựa chọn. Hiệu quả về mặt xã hội gắn liền với các yếu tố kinh tế phải tương xứng. d. Phân tích chiến lược và kế hoạch kinh doanh nông nghiệp Nội dung phân tích chiến lược và kế hoạch kinh doanh có những điểm khác với phân tích tình hình thực hiện kế hoạch. Trước hết, phân tích chiến lược và kế hoạch kinh doanh là phân tích vai trò, vị trí của nó trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ sở kinh doanh nông nghiệp nhằm tìm ra những ưu, nhược điểm của các hoạt động xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Trong khi đó, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch với mục đích phân tích kết quả của hoạt động kinh doanh. Từ sự khác biệt trên dẫn đến nội dung của phân tích cũng có những điểm khác nhau. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch là so sánh giữa thực tế đạt được với kế hoạch đã đề ra để rút ra những kết luận về quá trình sản xuất kinh doanh. Phân tích chiến lược và kế hoạch kinh doanh của cơ sở kinh doanh, sự nhanh nhạy trong quá trình điều chỉnh chiến lược và kế hoạch kinh doanh khi phát hiện ra những bất hợp lý, hay khi các điều kiện gắn với chúng thay đổi. Phân tích chiến lược kinh doanh phải xem xét chiến lược xây dựng có gắn bó mật thiết với thị trường hay không, có phát huy được các lợi thế của cơ sở và khai thác tối đa các thuận lợi, các nguồn lực sản xuất sẵn có để sản xuất ra các sản phẩm với số lượng và chất lượng, thời hạn thích hợp hay không. Chiến lược kinh doanh có bản tính an toàn, hạn chế rủi ro tới mức tối đa hay không và nó có thể hiện được sự kết hợp hài hòa giữa chiến lược kinh doanh chung của cơ sở và chiến lược kinh doanh bộ phận (như chiến lược sản phẩm, giá cả, tiếp thị v.v…) hay không. Bản chiến lược kinh doanh không thể là một bản thuyết trình chung chung mà phải thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể, có tính khả thi với mục đích đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Như vậy phân tích chiến lược kinh doanh chưa đủ để bảo đảm cho sự thành công của nó nếu thiếu các chương trình, kế hoạch triển khai cụ thể. Vì vậy, phân tích chiến lược và phân tích chiến lược kinh doanh luôn đi kèm với nhau. Việc phân tích kế hoạch là cần thiết và là nội dung quan trọng trong phân tích chiến lược và kế hoạch kinh doanh. e. Phân tích công nghệ kết hợp các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra Đây là nội dung hết sức phong phú và phức tạp của phân tích kinh doanh, bởi vì để sản xuất một loại sản phẩm nào đó, cơ sở kinh doanh nông nghiệp cần rất nhiều yếu tố đầu vào. Mối quan hệ kỹ thuật giữa đầu ra và các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất được khái quát hóa trong hàm sản xuất đơn giản như sau: Q = F (K,L) Trong đó Q là số lượng sản phẩm được sản xuất ra bằng việc sử dụng đầu vào tư bản (K) và lao động (L). Cobb – Douglass đã đưa ra hàm sản xuất mang tính lý thuyết để nói lên mối quan hệ giữa việc sử dụng các yếu tố đầu vào và hiệu xuất của quy mô sản xuất: [...]... với phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh, phân tích tài chính cho phép đánh giá đúng thực trạng hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp Vì vậy cần kết hợp chỉ tiêu phân tích tài chính của cơ sở kinh doanh nông nghiệp với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nêu trên để kết quả của phân tích kinh doanh được toàn diện hơn và có ý nghĩa thiêt thực hơn Trong phân tích hiệu quả kinh doanh. .. phân tích kinh doanh có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm và tâm huyết Các cơ sở kinh doanh nông nghiệp cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phân tích kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của quản lý kinh doanh trong nền kinh tế với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng CÂU HỎI ÔN TẬP 1 Trình bày mục đích, yêu cầu và đặc điểm của phân tích kinh doanh nông nghiệp? 2 Các phương pháp phân tích kinh doanh nông nghiệp? ... hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp TÓM TẮT CHƯƠNG 1 phân tích kinh doanh nông nghiệp là một công cụ quản lý kinh doanh quan trọng và thiết yếu góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển của cơ sở kinh doanh nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường 2 Phân tích kinh doanh nông nghiệp nhằm đánh giá đúng tình hình sản xuất kinh doanh, phát hiện các cơ hội và tiềm năng chưa được... chính của cơ sở kinh doanh nông nghiệp, công tác quản lý doanh nghiệp, tình hình xác định và lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh, chiến lược và kế hoạch kinh doanh, công nghệ kết hợp các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra, sự phát triển củ các ngành sản xuất và dịch vụ, thị trường và tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp 5 Phân tích kinh doanh nông nghiệp là một... xuất kinh doanh i Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh Khi phân tích bất cứ hoạt động nào trong quá trình sản xuất kinh doanh cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm kết quả và hiêu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu là những gì đã đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định Kết quả của một hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh. .. từng loại, phân tích hệ số sử dụng, phân tích tình hình bố trí cây trồng và thực hiện thâm canh, tăng vụ g Phân tích tình hình phát triển sản xuất kinh doanh từnh sản phẩm và dịch vụ Mục tiêu của phân tích này là đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh từng sản phẩm, dịch vụ và sự kết hợp của chúng trong cơ sở kinh doanh nông nghiệp Để phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh các sản... hìmh thức 3.3 Trình tự phân tích kinh doanh Quá trình phân tích kinh doanh được tiến hành theo trình tự sau: - Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và phạm vi vấn đề phân tích - Xây dựng kế hoạch và hệ thống chỉ tiêu phân tích - Thu thập, kiểm tra và lựa chọn tài liệu phân tích - Tính toán và chỉnh lý tài liệu phân tích - Lựa chọn hình thức hội nghị phân tích - Tổng hợp kết quả phân tích, kết luận và kiến... doanh Muốn tiến hành phân tích kinh doanh, trước tiên phải có đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, cán bộ thống kê, kế toán có trình độvà năng lực, có nghiệp vụ, thành thạo, trung thực, có tinh thần tránh nhiệm cao trong công tác Để đáp ứng yêu cầu của công tác phân tích kinh doanh trong cơ chế thị trường, các cơ sở kinh doanh nông nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp... pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả cao hơn 3 Các phương pháp phân tích kinh doanh thường sử dụng bao gồm: phương pháp chi tiết hóa; phương pháp so sánh, tổng hợp; phương pháp phân tích cận biên, phương pháp phân tổ, phương pháp thay thế liên hoàn Việc lựa chọn phương pháp phân tích tùy thuộc vào mục đích, nội dung và đối tượng phân tích 4 Phân tích kinh doanh nông nghiệp tập trung vào... bao gồm: - Phân tích tính chính xác của việc xác định cầu thị trường (hiện tại và dự đoán tương lai) để xác định được tính hợp lý trong việc xác định quy mô kinh doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp - Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm để thấy rõ khả năng thâm nhập thị trường, phân tích các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế loại sản phẩm của cơ sở kinh doanh nông nghiệp Phân tích tình . 2. PHÂN TÍCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 1.Mục đích, yêu cầu và đặc điểm của phân tích kinh doanh nông nghiệp 1.1. Mục đích của phân tích kinh doanh nông nghiệp Phân tích kinh doanh nông nghiệp. 2. Nội dung phân tích kinh doanh nông nghiệp Phân tích kinh doanh nông nghiệp có các nội dung cụ thể sau: - Phân tích khả năng tài chính của cơ sở kinh doanh nông nghiệp. - Phân tích công tác. lý kinh doanh tới các đơn vị snả xuất và người lao động. Phải phát huy tính quần chúng trong phân tích kinh doanh. 1.3. Đặc điểm của phân tích kinh doanh nông nghiệp Phân tích kinh doanh nông

Ngày đăng: 01/08/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan