1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đối phó với căng sữa doc

5 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 121,93 KB

Nội dung

Đối phó với căng sữa Một số người mẹ nhiều sữa hơn nhu cầu của con. Nhất là trong những ngày đầu (khi sữa mới về), bầu ngực mẹ luôn có cảm giác đầy và cứng (căng sữa), có thể kèm theo sốt nhẹ. Tình trạng này xuất hiện trong thời gian đầu sau sinh (google image) Tình trạng này xuất hiện trong thời gian đầu sau sinh vì lúc đó, bầu ngực mẹ thường sản xuất nhiều sữa hơn nhu cầu của bé sơ sinh. Nó có thể kéo dài 1 tuần hoặc hơn. Bạn nên duy trì việc cho bé bú mẹ, dần dần, sữa mẹ sẽ điều tiết để hợp với nhu cầu của bé. Bé cũng bắt đầu học cách bú nhanh hơn, khi được khoảng 4-6 tuần tuổi. Khi ngực quá căng, núm vú có thể không lồi ra như bình thường và gây khó khăn cho bé khi muốn ngậm vú mẹ đúng cách. Khi đó, chịu khó vắt một chút sữa mẹ để bầu vú mẹ mềm hơn trước khi cho con bú sẽ mang lại hiệu quả. Giúp mẹ thoải mái - Chọn áo ngực nâng đỡ tốt vì nó không gây áp lực lên bầu ngực. - Vắt một chút sữa trước mỗi lần cho con bú sẽ làm mềm quầng vú, bé dễ dàng ngậm vú mẹ. - Dùng túi chườm ấm hoặc tắm vòi hoa sen ấm trước khi cho con bú. - Đặt lá bắp cải sạch vào trong áo ngực giữa các cữ bú. - Có thể hỏi bác sĩ dùng paracetamol giảm đau. - Vắt sữa dưới vòi tắm hoa sen. Cách dùng lá bắp cải: Lá bắp cải có thể khiến bầu ngực thoải mái hơn. Rửa sạch lá bắp cải, cắt bỏ cuống dày, bao phủ từng bên ngực với một phần lá mát trong áo ngực, hướng cuống lá xuống phía dưới. Chừa lại phần núm vú (không quấn bắp cải ở đó). Bỏ lá đi ngay sau khi bạn thấy dễ chịu. Không đắp trong thời gian dài. Dò sữa: Thỉnh thoảng, dò sữa xảy ra khi bị đầy sữa. Khi đó, bạn hãy thử: - Dùng miếng lót ngực thấm hút tốt. - Mặc áo tối màu thay vì áo sáng màu để người xung quanh không phát hiện được vết ẩm trên ngực. Sau khi cho con bú: Nếu bạn vẫn còn cảm giác bị căng sau khi cho bé bú, hãy thử: - Chắc chắn rằng, bạn đã cho bé bú đúng tư thế. - Cho bé bú đều hai bên. - Có thể vắt sữa để thoải mái hơn. Nhưng chỉ vắt sữa bỏ đi khi cần thiết, không nên vắt bỏ sữa sau mỗi cữ bú. Khi sữa chảy nhanh: Một số người mẹ thấy sữa bắn ra khiến bé khó chịu ngay khi bắt đầu cho con bú. Nếu sữa chảy ra quá nhanh ngay lúc bé bắt đầu bú, thử vắt bỏ một ít sữa trước hoặc bế bé ra khỏi chỗ bị bắn sữa. Một số bé vẫn ổn thỏa khi sữa chảy nhanh vì bé bú đúng vị trí. Để bé bú đúng tư thế, bạn cần: - Ngồi trên một chiếc ghế tựa, với chiếc gối trong lòng mẹ giúp đầu bé cao lên, chạm tới ngực mẹ. - Giữ bé nằm thằng thay vì nằm ngang với mẹ. Thỉnh thoảng, cho bé bú nằm với đầu của bé cao hơn một chút. Tuy nhiên, cách bú nằm này không thực sự tốt vì nó có thể gây áp lực lên ngực mẹ khiến mẹ bị tắc sữa. Theo M&B . Đối phó với căng sữa Một số người mẹ nhiều sữa hơn nhu cầu của con. Nhất là trong những ngày đầu (khi sữa mới về), bầu ngực mẹ luôn có cảm giác đầy và cứng (căng sữa) , có thể. khi cần thiết, không nên vắt bỏ sữa sau mỗi cữ bú. Khi sữa chảy nhanh: Một số người mẹ thấy sữa bắn ra khiến bé khó chịu ngay khi bắt đầu cho con bú. Nếu sữa chảy ra quá nhanh ngay lúc bé. một ít sữa trước hoặc bế bé ra khỏi chỗ bị bắn sữa. Một số bé vẫn ổn thỏa khi sữa chảy nhanh vì bé bú đúng vị trí. Để bé bú đúng tư thế, bạn cần: - Ngồi trên một chiếc ghế tựa, với chiếc

Ngày đăng: 01/08/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w