Đừng để vợ CÔ ĐƠN KHI VƯỢT CẠN Cuộc vượt cạn nào cũng đau đớn, nếu cộng thêm sự cô đơn nữa thì người phụ nữ sẽ cảm thấy tủi thân vô cùng. Khi ấy, cuộc vượt cạn sẽ càng khó khăn gấp bội. Ảnh minh họa Có câu chuyện thật như thế này: Một anh chồng nọ đưa vợ vào viện phụ sản để sinh con. Anh ta rất sợ hãi và trốn biệt ngoài hành lang không dám vào. Chị vợ thấy vậy tủi thân quá càng hò hét to hơn. Anh chồng càng sợ hãi. Sau này, anh mới dám tâm sự với đồng nghiệp: “Ôi, tôi chạy ra tận nhà xe của bệnh viện rồi vẫn còn nghe tiếng vợ tôi hét!”. Mọi người cười bảo chắc tại anh không chuẩn bị tâm lý trước khi vợ sinh nên mới bị ám ảnh như vậy. Thực ra, muốn được chồng chia sẻ là tâm lý chung của các bà vợ đang mang bầu. Đặc biệt, càng gần đến ngày sinh, cảm giác muốn được chồng động viên chia sẻ càng trở nên mạnh mẽ. Nhất là với những bà mẹ sinh con lần đầu, nếu được chồng vỗ về, an ủi, động viên sẽ xóa được nỗi sợ hãi trong lòng và có thêm sức mạnh để “chiến đấu” với cơn đau đẻ. Càng gần ngày dự sinh, bà Bầu thường có tâm lý lo lắng, bất an xen lẫn cảm giác tò mò, háo hức và hạnh phúc. Chính lúc này, người chồng nên chủ động trò chuyện cùng vợ, tâm sự về niềm mong mỏi đón con yêu chào đời để vợ cảm thấy việc sinh con ra là thiên chức thiêng liêng nhưng cũng là việc hết sức bình thường, ai cũng phải trải qua. Bạn đừng để vợ phải đi sắm đồ cho bé sơ sinh một mình. Kể cả có đi cùng mẹ chồng hay mẹ đẻ thì vợ bạn cũng không cảm thấy hạnh phúc bằng việc cùng chồng đi sắm đồ cho đứa con yêu sắp chào đời. Hãy cho cô ấy biết tình yêu của bạn dành cho hai mẹ con bằng cách để tâm vào việc chọn đồ cho bé. Ban đêm, bạn hãy bỏ hết các thói quen trước đây như: ôm máy tính, cà phê muộn với bạn bè,… hãy tập trung vào việc chăm sóc vợ. Một câu hỏi han, một cái ôm, một cái xoa bụng,… sẽ làm vợ bạn cảm thấy được quan tâm và tự tin hơn rất nhiều. Gần đến ngày sinh, đây là lúc bà Bầu lo lắng nhất. Bé có thể “đòi ra” bất cứ lúc nào. Hãy cho vợ bạn biết là bất cứ lúc nào cô ấy cảm thấy “đến lúc” hãy gọi cho bạn và bạn sẽ có mặt ngay tức khắc. Nếu bạn vẫn phải đến công sở, hãy chủ động gọi điện thường xuyên, hỏi han và nói chuyện với vợ, giúp cô ấy đỡ lo lắng và bình tĩnh. Luôn quan tâm, động viên vợ Cơn chuyển dạ có thể đến bất cứ lúc nào. Khi vợ bạn có dấu hiệu đau, bạn hãy bình tĩnh động viên vợ bằng những câu nói vui, gợi cảm giác hạnh phúc như: “Mai là mình được đón con rồi”, “Con ơi, đạp mẹ nhẹ nhẹ thôi nhé”, “Không biết trông con sẽ giống ai hơn nhỉ”,… Thời điểm quan trọng nhất là lúc vợ bạn vượt cạn. Là phụ nữ, ai cũng muốn chồng ở bên cạnh mình trong thời khắc quan trọng này. Vì thế, nếu có thể, bạn hãy ở bên vợ, nắm tay cô ấy và động viên, giúp cô ấy vượt qua cơn đau. Nhiều bà Bầu còn “bắt” chồng phải vào phòng sinh cùng vì như thế mới cảm thấy yên tâm. Hơn nữa, khi biết có chồng đang cùng chia sẻ, cảm thông, thấu hiểu sự đau đớn của mình, chứng kiến sự kỳ diệu khi con ra đời, người phụ nữ thấy hạnh phúc và cảm nhận được rõ nhất tình yêu của chồng dành cho vợ, con. Vậy tại sao bạn không cùng vợ sẻ chia giây phút hạnh phúc này? Có trường hợp người vợ chuyển dạ nhưng chồng bận công tác xa không kịp về. Cô cảm thấy tủi thân nên vừa rặn đẻ vừa khóc nức nở khiến em bé mãi không ra được, cơn đau càng kéo dài. Ngược lại, có chị vào phòng sinh lại chảy nước mắt vì hạnh phúc, quên cả cơn đau khi nhìn ông xã cứ chạy đi chạy lại, sốt sắng hỏi han. Vợ đang nằm ở phòng sinh mà chồng cứ lò dò đi vào, luống cuống thế nào mà anh ta đi cả giầy, bị nữ hộ sinh mắng và bắt ra thay dép. Lúc vợ bắt đầu rặn, anh thấy vợ đau quá cứ nhăn nhó, suýt xoa, rồi lại còn lấy hơi, dặn cùng vợ khiến chị vừa hạnh phúc vừa buồn cười, quên cả đau. Ở Việt Nam, không phải phòng sinh nào cũng cho chồng vào cùng. Nếu vậy, bằng mọi cách bạn hãy ở bên cạnh vợ đến lúc cô ấy vào phòng và đừng quên những câu nói khiến vợ yên tâm như: “Anh ở ngay ngoài cửa thôi”, “Sinh nhanh nhanh em nhé”,… Nếu vợ bạn phải sinh mổ, bạn hãy để cô ấy nhìn thấy cảnh bạn ôm con trong lòng khi vừa tỉnh thuốc mê. Đây là hình ảnh mà mọi phụ nữ đều muốn nhìn thấy sau bao đau đớn của cuộc “vượt cạn”. Hãy nhẹ nhàng thủ thỉ với vợ về con, về cảm xúc của bạn. Đôi khi những lời nói này của bạn sẽ làm cô ấy quên đi đau đớn. Trong xã hội hiện đại, việc các ông chồng đồng hành cùng vợ trong lúc “vượt cạn” không còn là chuyện hiếm. Xin mượn tâm sự của anh Việt (Q.1, TP Hồ Chí Minh) thay cho lời kết: “Chứng kiến vợ đau đớn để sinh con ra, tôi đã khóc. Chưa bao giờ tôi thấy mình thương vợ và cảm nhận sâu sắc về tình phụ tử, tình vợ chồng thiêng liêng đến thế. Còn vợ tôi, cô ấy hẳn đã rất yên tâm vì luôn có tôi bên cạnh, ngay cả những lúc khó khăn nhất”. Nhật Minh . Đừng để vợ CÔ ĐƠN KHI VƯỢT CẠN Cuộc vượt cạn nào cũng đau đớn, nếu cộng thêm sự cô đơn nữa thì người phụ nữ sẽ cảm thấy tủi thân vô cùng. Khi ấy, cuộc vượt cạn sẽ càng khó. nhất là lúc vợ bạn vượt cạn. Là phụ nữ, ai cũng muốn chồng ở bên cạnh mình trong thời khắc quan trọng này. Vì thế, nếu có thể, bạn hãy ở bên vợ, nắm tay cô ấy và động viên, giúp cô ấy vượt qua. và đừng quên những câu nói khi n vợ yên tâm như: “Anh ở ngay ngoài cửa thôi”, “Sinh nhanh nhanh em nhé”,… Nếu vợ bạn phải sinh mổ, bạn hãy để cô ấy nhìn thấy cảnh bạn ôm con trong lòng khi