Cách phát hiện sớm Parkinson ở người cao tuổi Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh, có tiến triển chậm, do thoái hoá các nơron thần kinh. Các dấu hiệu của bệnh Dấu hiệu hay gặp nhất ở người cao tuổi bị Parkinson là giảm động tác - tăng trương lực hoặc run - giảm động tác - tăng trương lực, dạng run đơn độc ít gặp ở người cao tuổi (NCT). Ở NCT, ngay từ khi khởi phát, các triệu chứng có thể đầy đủ ở cả hai bên với giảm động tác, tăng trương lực, run và rối loạn thăng bằng. Triệu chứng về tâm thần thường nặng và tiến triển nhanh. Giảm động tác là rối loạn vận động hay gặp nhất với biểu hiện: mất các động tác tự động sơ cấp và giao thoa với các hoạt động tự phát. Bệnh nhân khó đứng lên khi đang ngồi ghế, khi bắt đầu bước thường khó khăn, bước chân ngắn, rối loạn các động tác vung tay giữ thăng bằng khi đi, khó giữ thăng bằng khi dừng lại. Do rối loạn dáng đi và thăng bằng nên người già bị bệnh này hay bị ngã hơn người trẻ. Bệnh nhân có vẻ mặt bất động, vận động của mắt vẫn tốt, nhất là nhìn xuống nhưng động tác chớp mắt lại giảm. Chữ viết của bệnh nhân ngày càng nhỏ tới mức không đọc được, đây có thể là một triệu chứng đầu tiên của bệnh. Tăng trương lực cơ có tính chất tạo hình và hiện tượng răng cưa, xảy ra ở các cơ đối trọng, làm cho bệnh nhân có một tư thế đặc biệt: đầu nghiêng, lưng gù, đầu gối hơi gập. Bệnh nhân thường phàn nàn khó mặc quần áo, khó cài khuy, khâu vá, khó ăn Tăng trương lực thấy rõ ở tư thế đứng hơn là tư thế nằm, tăng lên khi bệnh nhân mệt mỏi hay lo lắng. Tăng trương lực rõ hơn khi co cơ đôi bên. Run xuất hiện từ từ, có đặc điểm là run ở trạng thái nghỉ, khi các cơ đang giãn và biến mất khi bệnh nhân làm động tác hữu ý hoặc thay đổi tư thế. Run tăng lên khi bệnh nhân mệt mỏi, xúc động hoặc tập trung trí tuệ. Run chủ yếu ở bàn tay. Một số nghiên cứu về bệnh Parkinson cho thấy: từ 50 - 70% bệnh nhân có tình trạng trầm cảm, giảm ham muốn; 50 - 55% rối loạn về tiêu hoá và tiểu tiện; khó nuốt làm cho bệnh nhân ăn rất lâu mới xong bữa; táo bón gặp 50 - 60%, tuổi càng cao tỷ lệ càng tăng; rối loạn về tim mạch: giãn tĩnh mạch hay gặp ở nữ giới, phù chi dưới, tụt huyết áp tư thế đứng; đau các cơ ở gốc chi và chi dưới do sự tăng trương lực cơ; rối loạn về ngữ điệu nói; rối loạn về khớp thường gặp ở các khớp bàn tay và gây những biến dạng, hạn chế động tác. Bệnh nhân Parkinson có một tư thế đặc biệt: đầu nghiêng, lưng gù, đầu gối hơi gập. Rối loạn dáng đi ngay từ khi khởi phát gặp ở 36% bệnh nhân. Biểu hiện là bước chân ngắn, giảm các động tác phối hợp giữa thân mình và hai tay rất đặc biệt. Bệnh nhân thường khó khi bắt đầu bước, bước đi không chắc chắn, có xu hướng bước giật lùi hoặc ngược lại, bước nhanh dần về phía trước, có khi đang đi bệnh nhân dừng lại đột ngột, không thể bước chân lên được. Rối loạn về tâm thần kinh: lú lẫn tái phát nhiều lần trong giai đoạn khởi phát của bệnh gặp từ 50 - 65% bệnh nhân, trong đó gặp nhiều nhất ở những người đã bị sa sút trí tuệ hoặc rối loạn tâm thần. Rối loạn nhận thức nhẹ: mất tính tự phát, giảm trí tưởng tượng, giao tiếp nghèo nàn, rối loạn nhẹ về trí nhớ Các test về trí nhớ cho thấy bệnh nhân có rối loạn về khả năng nhắc lại trong khi khả năng nhận biết, nhất là các sự kiện cũ hoặc những sự kiện mới xảy ra vẫn còn tốt. Lưu ý trong điều trị Các thuốc cần dùng: levodopa là loại thuốc được chọn lựa đầu tiên, có tác dụng chủ yếu lên hội chứng giảm động tác - tăng trương lực. Trên 80% bệnh nhân đáp ứng tốt với levodopa trong giai đoạn đầu, nhưng 20 - 50% bệnh nhân bắt đầu xuất hiện hiện tượng dao động sau 3 - 5 năm điều trị. Hiện tượng dao động có đặc điểm là chuyển từ hội chứng giảm động tác nặng sang rối loạn động tác, còn được gọi là “tác dụng on- off”, do thời gian tác dụng của levodopa ngày càng giảm dần sau một thời gian điều trị. Đối với NCT, hiện tượng này xảy ra sớm hơn và nặng hơn. Hạn chế hiện tượng này bằng cách chia nhỏ liều hoặc phối hợp với các thuốc chủ vận dopamin. Bệnh nhân có tăng trương lực về đêm gây mất ngủ, nên tăng liều buổi chiều hoặc dùng một liều duy nhất vào buổi tối loại tác dụng chậm. Không nên uống thuốc trong bữa ăn, nhất là bữa ăn nhiều protein thì hấp thu thuốc sẽ giảm, thời gian thuốc tồn đọng trong dạ dày làm thuốc bị thoái hoá và giảm tác dụng. Nên ăn ít protein để giảm bớt hiện tượng này. Tránh dùng levodopa trong các trường hợp: suy tim hoặc suy mạch vành không ổn định, loét dạ dày, tá tràng tiến triển, bệnh tâm thần nặng. Tập vận động cho bệnh nhân Parkinson. Các thuốc chủ vận dopamin có tác dụng làm giảm hiện tượng dao động. Thuốc bromocriptin tác dụng lên cả 3 triệu chứng chính của bệnh: run, tăng trương lực - giảm động tác. Tuy nhiên, do thuốc có tác dụng phụ gây hoang tưởng, mê sảng, mất ngủ cho nên phải hạn chế sử dụng ở NCT. Apomorphin có tác dụng làm giảm hiện tượng on-off, cải thiện triệu chứng trong 70% trường hợp, cho phép giảm liều levodopa ở 50% bệnh nhân. Điều trị triệu chứng: chống táo bón bằng chế độ ăn nhiều xơ, uống nước nhiều và dùng các thuốc nhuận tràng nhẹ. Tụt huyết áp tư thế, áp dụng các biện pháp: băng ép, uống đủ nước, nâng cao chân để giảm phù. Nếu tụt huyết áp hay xảy ra sau bữa ăn thì nên chia làm nhiều bữa ăn nhẹ, dùng dihydroergotamin phối hợp với cafein trước bữa ăn. Rối loạn co thắt bàng quang dùng levodopa. Bệnh nhân trầm cảm có thể dùng các thuốc chống trầm cảm, nhưng thận trọng đề phòng lú lẫn ở NCT. Liệu pháp vận động giúp duy trì hoạt động các khớp, tránh biến dạng cột sống. Thay đổi giọng nói - Dấu hiệu mắc bệnh Parkinson Phần lớn các loại bệnh thần kinh khi phát hiện ra là đã muộn bởi nó không có dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài. Qua nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học Mỹ và Israel vừa tìm ra một phương pháp chẩn đoán bệnh qua sự thay đổi phát âm và âm thanh khi phát âm. Đây là phương pháp thử test rất mới có khả năng đo được âm thanh mà tai người không thể nghe thấy. Một khi cơ bắp bị đau, bị run hoặc mất cân bằng thì âm thanh phát ra cũng thay đổi theo. Lý do, các tế bào não đã bắt đầu bị ảnh hưởng. Phương pháp này sẽ được dùng để kiểm chứng khả năng mắc bệnh ở nhóm người có tiền sử hoặc cũng có thể áp dụng đại trà cho nhóm người từ 80 tuổi trở lên, theo đó nếu phát hiện sớm người ta có thể can thiệp làm giảm được tới khoảng 60% tổn thương tế bào trong vùng não - nơi đảm nhận chức năng điều khiển hành vi con người. Parkinson là căn bệnh thần kinh gây phá hủy tế bào não - nơi tiết ra thông tin hóa chất có tên là dopamine thực hiện chức năng điều khiển các hoạt động của cơ thể. Phương pháp trên đã được thử nghiệm ở 38 người mắc bệnh Parkinson và 14 người khỏe mạnh cho kết quả rất khả quan. Hy vọng trong tương lai người ta sẽ ứng dụng nó để phát hiện nhanh bệnh đồng thời đưa ra những giải pháp điều trị mới mang tính hiệu quả cao. Vai trò quan trọng của sắt trong bệnh Parkinson Mặc dù còn chưa biết rõ căn bệnh thoái hóa thần kinh Parkinson ảnh hưởng lên các nơron thần kinh dopaminergic như thế nào nhưng trước đây các nhà khoa học cho biết, các tế bào thần kinh này tích trữ sắt nhờ một chất được gọi là neuromelanine. Gần đây, nhóm nghiên cứu của TS. Kazrn Marcus, thuộc Trường đại học Ruhr, Bochum, Đức, lại chứng minh rằng có một yếu tố khác đóng vai trò quan trọng trong sự tích trữ này. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy ngay bên trong các hạt neuromelanine có sự xuất hiện của ferritine - protein có liên quan trong sự tích trữ sắt trong các tế bào khác của cơ thể con người. Phát hiện này rất quan trọng để hiểu về sự chuyển hóa của sắt trong các nơron, nhất là các công trình nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng hàm lượng của sắt trong các neuron dopaminergic gia tăng trong căn bệnh Parkinson. Và chính vì vậy đã sản sinh ra những lượng lớn các gốc tự do (free radicals) rất độc hại. Vai trò của ferritin trong sự tích lũy này là gì? Tại sao sự tích tụ sắt xảy ra? Các nhà khoa học hy vọng giải đáp được hiện tượng này có thể mở ra những phương pháp điều trị mới cho căn bệnh Parkinson. Ô nhiễm kim loại liên quan đến bệnh Parkinson Một nghiên cứu của Trường Y thuộc Đại học Washington cho biết, những người sống gần nhà máy sản xuất thép hoặc gần nguồn thải mangan sẽ có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn là những người khác. Các yếu tố môi trường liên quan đến bệnh Parkinson đang được xem xét kỹ, đặc biệt là tại các khu đô thị nơi mà phần lớn bệnh nhân Parkinson đang sinh sống. TS. Brad A. Racette và cộng sự đã tiến hành phân tích số liệu về năm triệu đối tượng từ năm 1995 đến năm 2003. Họ so sánh tỷ lệ mắc bệnh Parkinson với lượng chất thải công nghiệp các kim loại như đồng, chì, mangan được lấy từ Cục bảo vệ môi trường. Ở những vùng ít hoặc không có ô nhiễm kim loại thì trong 100 nghìn người sẽ có 274 người mắc bệnh, tỷ lệ này là 489 ở những vùng có lượng lớn mangan thải ra ngoài môi trường . Phát hiện yếu tố di truyền làm gia tăng bệnh Parkinson Một nhóm chuyên gia quốc tế gồm các nhà khoa học của Anh và Đức vừa phối hợp thực hiện một nghiên cứu và tìm thấy yếu tố rủi ro mang tính di truyền làm gia tăng bệnh Parkinson. Trong nghiên cứu này người ta đã phát hiện thấy vitamin B6 và quá trình chuyển hóa trong cơ thể ảnh hưởng rất lớn đến bệnh Parkinson cũng như các loại thuốc dùng để điều trị căn bệnh nói trên. Ngoài ra nhóm đề tài còn phát hiện thấy việc tăng hoạt hóa của gen pyridoxal kinase (PDXK) có ảnh hưởng lớn đến nguy cơ gây bệnh. Gen PDXK làm nhiệm vụ chuyển hóa vitamin B6 có trong thực phẩm khi ăn vào thành dạng hoạt hóa, đây là quá trình quan trọng để sản xuất ra dopamin. Ở người bệnh Parkinson, các neuron sản xuất dopamin bị triệt tiêu nên quá trình sản xuất dopamin bị giảm và đây là hiện tượng phổ biến ở nhóm người bệnh Parkinson. TS. Malthias Elstner, người tham gia nhóm đề tài, cho biết nghiên cứu trên đã giúp con người hiểu sâu thêm về những yếu tố gây bệnh, đặc biệt là tác động của gen này vào môi trường . Cách phát hiện sớm Parkinson ở người cao tuổi Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh, có tiến triển chậm, do thoái hoá các nơron thần kinh. Các dấu hiệu của bệnh Dấu hiệu hay gặp nhất ở. nhất ở người cao tuổi bị Parkinson là giảm động tác - tăng trương lực hoặc run - giảm động tác - tăng trương lực, dạng run đơn độc ít gặp ở người cao tuổi (NCT). Ở NCT, ngay từ khi khởi phát, . dùng để kiểm chứng khả năng mắc bệnh ở nhóm người có tiền sử hoặc cũng có thể áp dụng đại trà cho nhóm người từ 80 tuổi trở lên, theo đó nếu phát hiện sớm người ta có thể can thiệp làm giảm được