Chứng tiểuđêmởngười
cao tuổi và cáchkhắc
phục
Trong những biến đổi sinh lý của ngườicaotuổi (NCT) thì tình trạng đi tiểu
đêm rất phổ biến. Chứng bệnh này đối với đàn ông caotuổi không đơn thuần
là sự giảm khả năng phản xạ thần kinh, mà còn có thể là biểu hiện của những
nguy cơ khác.
Đi tiểu là một nhu cầu bình thường của cơ thể
Ở người bình thường, dung tích bàng quang từ 300 – 400ml, khi nước tiểu
bài tiết từ thận xuống đầy bàng quang, cơ thể sẽ có phản xạ cần đi tiểu. Tuy
nhiên, đi tiểu là một động tác mang hai tính chất: phản xạ và theo sự điều
khiển của con người. Phản xạ là khi dung tích bàng quang đầy thì cần được
phóng thích nhưng vì lý do chưa thuận tiện, chưa muốn đi tiểu thì lập tức
não sẽ ức chế không cho bàng quang co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài. Theo
nhịp sinh học, khi ngủ thì bàng quang cũng nghỉ, dù rằng đã đầy nước tiểu,
điều này có được là nhờ sự ức chế tự động của não. Ở một số trẻ em, hiện
tượng đái dầm có thể do sự ức chế này của não chưa phát triển hoàn thiện.
Vì sao đàn ông caotuổi bị chứngtiểu đêm?
Nếu ban đêm phải thức dậy nhiều lần đi tiểu, có thể do những yếu tố sau: cơ
chế ức chế của não đối với phản xạ ở bàng quang bị suy giảm, tính nết, hành
vi của NCT trở nên giống con trẻ; xuất hiện sự phì đại ở tuyến tiền liệt với
các u lành (phì đại tuyến tiền liệt thường do u lành, hiếm gặp u ác tính).
Tiền liệt tuyến nằm ở ngay đáy bàng quang và bao bọc niệu đạo, khi tuyến
này xuất hiện các u phì đại sẽ chèn ép cổ bàng quang gây tiểu khó vàtiểu
không hết nên bàng quang rất chóng đầy. Hơn nữa, tình trạng giãn các tĩnh
mạch ở đây làm giảm sự lưu thông má tại tiền liệt tuyến, gây ra phù nề niêm
mạc tại vùng cổ bàng quang.
U lành tiền liệt tuyến thường phát triển chậm và âm ỉ, nó có thể chung sống
hòa bình với người bệnh hàng vài chục năm với điều kiện nó không làm
người bệnh rối loạn tiểu tiện đến mức không chịu nổi. Biến chứng của u tiền
liệt tuyến gây ra là tình trạng bí tiểu mạn tính, tiểu phải rặn lâu, tiểu không
hết, dung lượng nước tiểu tồn đọng ngày một tăng, có người phải thông bàng
quang mới đi tiểu được. Người bệnh còn cảm thấy nặng, khó chịu ở vùng hạ
vị. Nếu bệnh nặng mà không được chữa trị có thể gây ra biến chứng nguy
hiểm là viêm thận, suy thận.
Khắc phụcchứngtiểuđêm như thế nào?
Đối với những ngườitiểuđêm do suy giảm thần kinh ở não, cần phải khắc
phục bằng các biện pháp như hạn chế uống nước vào buổi tối, trước khi đi
ngủ nhớ đi tiểu. Mặt khác, để tránh những tai biến não khi thức dậy nửa
đêm, cần ngồi dậy từ từ, tỉnh táo hẳn mới nên bước ra khỏi giường. Nếu
không có công trình vệ sinh trong nhà nên dùng bô để đi tiểu chứ không nên
mở cửa đi tiểu ngoài trời.
Đối với những người do u xơ làm phì đại tuyến tiền liệt cần đi khám xem
mức độ bệnh cụ thể để được điều trị. Có nhiều trường hợp được điều trị
bằng thuốc hoặc có thể nội soi, phẫu thuật cắt bỏ u. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp phẫu thuật người ta thấy rất có thể bệnh nhân sẽ bị phóng tinh
ngược chiều, có nghĩa là tinh dịch chảy ngược vào bàng quang vì hệ thống
cơ vòng khép cổ bàng quang trong lúc phóng tinh bị phá hủy, đây là điều
bệnh nhân nên biết và chấp nhận.
Để phát hiện sớm bệnh, đặc biệt là phòng ngừa được u ác tính ở tuyến tiền
liệt, những người đàn ông trên 40 tuổi cần được đi khám tuyến tiền liệt hàng
năm. Khi có dấu hiệu tiểu khó cần được thăm khám sớm để được điều trị kịp
thời và tránh nhiễm khuẩn đường tiểu.
.
Chứng tiểu đêm ở người
cao tuổi và cách khắc
phục
Trong những biến đổi sinh lý của người cao tuổi (NCT) thì tình trạng đi tiểu
đêm rất. đàn ông cao tuổi bị chứng tiểu đêm?
Nếu ban đêm phải thức dậy nhiều lần đi tiểu, có thể do những yếu tố sau: cơ
chế ức chế của não đối với phản xạ ở bàng