Kinh tế vĩ mô - chương 6 ppt

21 376 2
Kinh tế vĩ mô - chương 6 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 6 KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ TÓM TẮT NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM VỀ NỀN KINH TẾ MỞ 1. Định nghĩa Kinh tế mở là một nền kinh tế có mối liên hệ với nền kinh tế của các nước ngoài về các mặt như trao đổi hàng hóa, trao đổi các nguồn lực kinh tế, trao đổi dịch vụ đa quốc gia, trao đổi và hợp tác khoa học - công nghệ, du lịch, đạt đến một quy mô, trình độ và ý nghĩa kinh tế xã hội nhất định, được gắn chặt trong một thể chế, thiết chế kinh tế của khu vực hay toàn cầu. 2. Những tính chất đặc trưng của nền kinh tế mở a. C hủ thể kinh tế b. Cơ cấu kinh tế c. Đầu tư d. Thể chế kinh tế II. LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Nguyên tắc lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế) 1. Thuyết lợi thế 1 chiều của phái trọng thương Các nhà kinh tế trọng thương (TK 16 - 17) cho rằng 1 quốc gia chỉ có thể được lợi từ thương mại quốc tế trên cơ sở quốc gia khác bị thiệt. Nói cách khác, trong TMQT tổng lợi ích của các QG không tăng lên mà chỉ được chuyển từ QG này sang QG khác. QG được lợi là QG tích luỹ thêm tiền bạc (quí kim) sau khi mua bán. Điều đó cũng có nghĩa là lợi thế thuộc về nước có XK nhiều hơn NK, tức cán cân thương mại thặng dư. Từ đó họ chủ trương khuyến khích XK, hạn chế NK, nhất là nhập khẩu các loại hàng hoá xa xỉ và những loại hàng hoá được chế biến hoàn chỉnh. Trong XK, cần nghiêm cấm việc XK vàng thoi, bạc nén, bởi lẽ đó là tiền, mà tiền là mục đích hoạt động của TMQT nói riêng và của các hoạt động kinh tế nói chung. Mặt khác, để có nhiều hàng hoá XK cần có nhiều lao động, do đó, phải khuyến khích tăng dân số. Như vậy, trong quan niệm của phái trọng thương, 1 QG giàu có không phải thể hiện ở mức sống cao của dân chúng mà là ở khối lượng tiền tích luỹ được. Họ đã nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích. Hơn nữa, mọi QG đều theo quan điểm 1 trọng thương thì sẽ không có TMQT, bởi vì nếu tất cả các nước đều chỉ XK mà không NK thì XK cho ai? Rõ ràng lý thuyết này không phù hợp với thực tế. 2. Thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith Theo Adam Smith (TK 18), mỗi QG khi so sánh với QG khác có thể có lợi thế về loại sản phẩm này và kém lợi thế về loại sản phẩm khác. Lợi thế đó có được là nhờ chi phí SX thấp hơn, và được gọi là lợi thế tuyệt đối. Lợi thế tuyệt đối (absolute advatage) của 1 nước thể hiện ở chỗ nước đó có khả năng SX 1 loại hàng hoá với chi phí sản xuất thấp hơn so với nước khác. Trong TMQT, mỗi QG sẽ bán những SP có chi phí SX trong nước thấp hơn so với nước ngoài. Lúc đó cả 2 QG đều được lợi vì đều mua được hàng hoá rẻ hơn so với trường hợp tự SX trong nước. Như vậy, mỗi QG nên chuyên môn hoá SX, tập trung nguồn lực cho những SP có khả năng SX tốt hơn nước khác. Ví dụ: 2 nước A và B SX 2 mặt hàng ti vi (X) và quần áo (Y). Chi phí SX 2 mặt hàng đó quy đổi ra thành chi phí về lao động ở bảng dưới. Sản phẩm Hao phí LĐ Nước A Nước B X (Ti vi) 6 12 Y (Quần áo) 3 4 ⇒ Nước A có lợi thế tuyệt đối về sản xuất cả hai mặt hàng X và Y. Nếu so sánh chi phí SX mặt hàng X thì nước A sản xuất rẻ hơn nước B 2 lần, còn mặt hàng B là 4/3 lần. Nhìn vào bảng thì nếu A và B tham gia vào TMQT thì nước A sẽ có lợi thế tuyệt đối và nước B sẽ bị thiệt. Tuy nhiên, lý thuyết này không thể giải thích được trường hợp một nước kém phát triển, có CPSX cao hơn nước khác, vẫn tích cực tham gia TMQT về những loại hàng hoá mà mình không có lợi thế tuyệt đối. Điều bí ẩn này nằm trong cái gọi là lợi thế tương đối hay lợi thế so sánh (Comparative Advantage). 3. Thuyết lợi thế tương đối (Comparative Advantage) của David Ricardo Một nước có lợi thế tương đối so với nước khác nếu SX hàng hoá với giá rẻ hơn khi so sánh qua loại hàng hoá khác. (Hay: 1 đất nước có lợi thế so sánh trong việc SX 1 mặt hàng nước đó có chi phí SX tương đối (hay chi phí cơ hội) về mặt hàng thấp hơn so với nước khác). G/s: a 1 : Là giá thành sản xuất mặt hàng X ở nước 1. b 1 : Giá thành sản xuất mặt hàng Y ở nước 1. a 2 : Giá thành để sản xuất mặt hàng X ở nước 2 2 b 2 : Giá thành để sản xuất mặt hàng Y ở nước 2 Với lượng đầu vào cho trước. X 1 , Y 1 : là số lượng hàng hoá X và Y có thể sản xuất ở nước 1. X 2 , Y 2 : là số lượng hàng hoá X và Y có thể sản xuất ở nước 2. Phương pháp 1: So sánh 1 1 b a với 2 2 b a Phương pháp 2: So sánh 2 1 b a với 2 1 b b Phương pháp 3: So sánh chi phí cơ hội của từng mặt hàng giữa các nước. Chi phí cơ hội để sản xuất mặt hàng X là: X Y P P y x = Nếu: 1b a 1 < 2 2 b a Hoặc: 2 1 2 1 b b a a 〈 Hoặc : 1         y x P P < 2         y x P P Thì nước 1 có lợi thế tương đối trong việc sản xuất hàng hoá X và nước 2 có lợi thế tương đối trong việc sản xuất hàng hoá Y. Khi có thương mại giữa hai nước thì giá tương đối của hàng hoá X tính theo hàng hoá Y sẽ ở trong khoảng 1         y x P P < 2         y x P P /Trong đó: 1         y x P P là giá tương đối của hàng hoá X của nước 1 2         y x P P là giá tương đối của hàng hoá Y của nước 2. Ví dụ: Với ví dụ trên thì: Khi so sánh chi phí tương đối – hay là chi phí cơ hội để SX 2 mặt hàng của 2 nước. Sản phẩm Hao phí LĐ Nước A Nước B X (Ti vi) 2 (quần áo) 3 (quần áo) Y(Quần áo) ½ (ti vi) 1/3 (ti vi) 3 Nước A: Để sản xuất thêm 1 ti vi, phải hi sinh hai bộ quần áo. Ngược lại, để SX thêm 1 bộ quần áo phải hi sinh ½ ti vi. Nước B: Để SX thêm 1 ti vi, phải hi sinh 3 bộ quần áo. Ngược lại, để SX thêm 1 bộ quần áo, phải hi sinh 1/3 chiếc ti vi. Như vậy, nước A có chi phí cơ hội để SX ti vi thấp hơn nước B, còn nước B có chi phí cơ hội SX quần áo thấp hơn nước A. Nguyên tắc lợi thế so sánh chỉ ra rằng, nếu TMQT được tiến hành 1 cách tự do thì nước A có thể chuyên môn hoá SX ti vi để đổi lấy quần áo do nước B SX. Ngược lại, nước B có lợi thế chuyên môn hoá SX quần áo và đổi lấy ti vi của nước A. Sau khi có TMQT, cả 2 nước cùng có lợi, TM sẽ làm tăng khả năng tiêu dùng của mỗi nước và tăng khả năng SX của thế giới. 4. Giới hạn khả năng SX và lợi ích của TMQT Hình dưới chỉ ra lợi ích của chuyên môn hoá và TMQT làm tăng khả năng tiêu dùng như thế nào thông qua đường PPF. Đồ thị cho thấy: - Đường đậm nét mô tả đường PPF hay khả năng tiêu dùng của đất nước. - Đường bên ngoài thể hiện khả năng tiêu dùng của mỗi nước sau khi có TMQT, với giả định rằng cả 2 nước đều có cùng 1 khối lượng nguồn lực ( như số giờ lao động) là như nhau và bằng 36 đơn vị. - Phần gạch chéo cho thấy khả năng SX hoặc tiêu dùng của mỗi nước sẽ tăng lên như thế nào khi có chuyên môn hoá và TMQT. Như vậy, TMQT thúc đẩy phân công lao động và hợp tác 2 bên cùng có lợi. TM tự do mở cửa tạo điều kiện cho mỗi nước mở rộng khả năng SX và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao SL và mức sống toàn thế giới. Song trong thực tế, để bảo vệ nền SX nội địa của mỗi nước, chống lại hàng nhập, tạo thêm việc làm cho dân cư, CP có thể thực hiện chính sách bảo hộ từ 2 phía: Ngăn chặn nhập khẩu hoặc thúc đẩy XK. Công cụ để thực hiện là: - Thuế quan: Đánh thuế nặng vào hàng nhập khẩu. - Quota: Kiểm soát lượng hàng hoá được phép nhập khẩu. - Trợ giá XK: Bù lỗ cho công ty XK hoặc người SX hàng xuất khẩu. 4 Y X Th ng m i qu c t làm t ng kh n ng tiêu dùng c a t n cươ ạ ố ế ă ả ă ủ đấ ướ N c Aướ 4 8 12 14 16 2 4 6 Y X N c Bướ 4 8 12 2 4 6 0 - Các loại rào cản khác: Dùng biện pháp hành chính để cấm nhập khẩu 1 loại hàng hoá, đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật hay tiêu chuẩn vệ sinh hết sức khắt khe đối với hàng nhập khẩu, đặt ra những thủ tục hải quan gây khó khăn cho nhập khẩu. III. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Cán cân thanh toán quốc tế là 1 bản kết toán tổng hợp toàn bộ các luồng buôn bán hàng hoá và dịch vụ, các luồng chu chuyển vốn và tài sản giữa các công dân và CP 1 nước với các nước còn lại trên TG Hay: Cán cân thanh toán (Balance of Payments) phản ánh toàn bộ lượng tiền giao dịch giữa 1 nước với phần còn lại của thế giới. Phương pháp hạch toán trên cán cân thanh toán là: Nếu luồng tiền từ nước ngoài đi vào trong nước thì ghi bên “có” và ghi dấu “+”; nếu luồng tiền từ trong nước đi ra nước ngoài thì ghi bên “nợ” và ghi dấu “- ". Chênh lệch giữa luồng tiền đi vào và đi ra thường được gọi là tài khoản “ròng”. Cán cân thanh toán có 2 tài khoản chủ yếu: T/K thanh toán vãng lai và T/K tư bản(vốn). - Tài khoản vãng lai (Current Acount) nhằm ghi lại các luồng thu nhập đi vào và đi ra khỏi quốc gia. Thu nhập đi vào và đi ra có thể do: + XNK hàng hoá(hữu hình) và dịch vụ(còn gọi là thương mại vô hình – bao gồm các hoạt động xuất và nhập khẩu dịch vụ vận tải, du lịch, ngân hàng,…): Chênh lệch giữa XK và NK được xếp vào mục xuất khẩu ròng (NX). + XNK các yếu tố SX (vốn, lao động, bằng phát minh) ⇒ Chênh lệch giữa thu nhập (TN) từ các yếu tố XK và TN từ các yếu tố NK được xếp vào mục TN ròng từ nước ngoài. + Chuyển nhượng TN giữa các nước với nhau, bao gồm các khoản như viện trợ, bồi thường chiến tranh, quà biếu,… chênh lệch giữa TN do nhận chuyển nhượng và TN chuyển nhượng ra nước ngoài được xếp vào mục chuyển nhượng ròng. - Tài khoản vốn (Capital Acount) nhằm ghi lại các luồng vốn đi vào và đi ra khỏi quốc gia. + Vốn dùng để mua nhà máy, mua c/phiếu của các công ty được gọi là đầu tư. Chênh lệch giữa luồng đi vào và đi ra được xếp vào mục đầu tư ròng. + Vốn dùng để gửi NH và mua công trái của CP nước ngoài, hay trực tiếp vay mượn từ bên ngoài được gọi là giao dịch tài chính. Chênh lệch giữa luồng đi vào và đi luồng đi ra được xếp vào mục giao dịch tài chính ròng. - Cán cân thanh toán hay kết toán chính thức nhằm tổng kết toàn bộ lượng ngoại tệ đi vào và đi ra dưới tất cả các hình thức: Có (+ ) 1. Tài khoản vãng lai 5 - Giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu (X). - Nhận viện trợ của nước ngoài. - Thu nhập từ nước ngoài. 2. Tài khoản vốn (tài khoản tư bản) - Đầu tư nước ngoài vào trong nước. - Vay của chính phủ và tư nhân Nợ (-) - Giá trị hàng hoá và dich vụ nhập khẩu (IM) - Viện trợ ra nước ngoài và đóng góp cho ngân sách cho tổ chức quốc tế. - Chi trả thu nhập cho nước ngoài. - Đầu tư ra nước ngoài. - Cho chính phủ và tư nhân nước ngoài vay. 6 3. Cán cân thanh toán quốc tế = có – nợ Nếu (+) thì có thặng dư Nếu (-) thì có thâm hụt. IV. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1. Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoài hối 1.1. Tỷ giá hối đoái Ví dụ: Một người dân Việt Nam mua 1 kg Cà phê tại VN thì tất nhiên người đó muốn trả bằng tiền VN. Người SX Cà phê cũng muốn được trả bằng tiền VN vì chi tiêu hàng ngày của họ cũng được thanh toán bằng VNĐ. Tuy nhiên, nếu muốn mua một máy Photo của Mỹ thì bằng cách nào đó, cuối cùng cũng phải trả bằng USD cho người Mỹ. Ngược lại, người Mỹ muốn mua Cà phê của VN thì cuối cùng, bằng cách nào đó cũng phải trả bằng VNĐ ⇒ Việc mua bán giữa 2 nước sử dụng 2 loại tiền khác nhau đòi hỏi phải có sự chuyển đổi loại tiền này sang loại tiền khác. Từ đó hình thành nên tỷ giá hối đoái. Khái niệm Tỷ giá hối đoái (Foreign Exchange Rate) là giá cả của 1 đơn vị tiền tệ của 1 nước tính bằng tiền tệ của nước khác. Hoặc Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài. Thông thường, thuật ngữ “tỷ giá hối đoái” được ngầm hiểu là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua 1 đơn vị ngoại tệ. Giả định xét thị trường trao đổi giữa VND và USD và xác định tỉ giá giữa hai đồng tiền này. Nguyên lý chung được áp dụng cho các giao dịch khác với nước ngoài, như vậy USD được coi là ngoại tệ nói chung, và giá trị của USD được tính theo VND được coi là TGHĐ nói chung. Vì tiền của một nước được trao đổi với tiền của nước khác trên thị trường ngoại hối, do đó cầu về ngoại tệ chính là cung về VNĐ, trong khi cung về ngoại tệ chính là cầu về VNĐ. Vì lí do này mà một lý thuyết về TGHĐ giữa D USD và S USD hoặc D VND hoặc S VND . Tuy nhiên, để tiện cho việc phân tích sẽ xem xét cầu và cung về USD và tỷ giá của USD tính theo VND. Ký hiệu: e - Tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ tính theo ngoại tệ. E - Tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ tính theo đồng nội tệ. Ví dụ: Tỷ giá hối đoái của VN tính theo USD là e = 1USD/15.322 VNĐ hay E = 15.322 VNĐ/ USD. 7 Chẳng hạn từ 15.322 VNĐ/USD lên 16.322 VNĐ/USD, có nghĩa là giá của đồng USD tăng và giá của đồng VN giảm. Thật vậy, nếu trước đây chỉ cần 15.322 đồng là mua được 1 USD, thì bây giờ phải cần đến 16.322 VNĐ mới mua được 1 USD, tức đồng USD tăng giá. Nói ngược lại, trước đây 1 USD chỉ mua được 15.322 VNĐ, thì nay 1 USD có thể mua được 16.322 VNĐ, tức VNĐ bị giảm giá. Như vậy, nếu e tăng thì ta nói đồng nội tệ tăng giá hơn trước (appreciation), tức đồng ngoại tệ giảm giá hơn trước (E giảm). Ngược lại, nếu e giảm thì ta nói đồng nội tệ giảm giá hơn trước hay mất giá (depreciation), tức đồng ngoại tệ tăng giá hơn trước (E tăng). *Cách xác định tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối: @ Cung và cầu về tiền trong các thị trường ngoại hối Cung về USD (S USD ) Được sinh ra từ 2 nguồn: - Lượng hàng hóa, dịch vụ và tài sản trong nước mà người nước ngoài muốn mua. - Lượng vốn, lượng thu nhập và các khoản chuyển nhượng từ nước ngoài vào trong nước. Đường S USD là đường dốc lên (đồ thị dưới). Điều này biểu thị khi giá USD tăng (E⇑), P hàng và tài sản của Việt Nam tính bằng USD giảm ⇒ Người nước ngoài mua nhiều hơn (X⇑)⇒S USD tăng. Khi có sự di chuyển trên đường S USD , nếu xuống phía dưới, thì giá trị của USD giảm, giá trị của VND tăng. Trong trường hợp ngược lại, VND giảm giá, USD tăng giá. Cầu về USD (D USD ) Được sinh ra từ 2 nguồn: - Lượng hàng hóa, dịch vụ và tài sản của người nước ngoài mà người trong nước muốn mua. - Lượng vốn, thu nhập và các khoản chuyển nhượng ra nước ngoài. Đường D USD là đường dốc xuống (đồ thị dưới). Điều này biểu thị khi giá USD giảm (E⇓), P hàng và tài sản của Việt Nam tính bằng USD tăng ⇒ Người Việt Nam mua nhiều hàng hóa hơn từ Mỹ (IM⇑)⇒D USD tăng. Khi có sự di chuyển trên đường D USD , nếu xuống phía dưới, thì giá trị của USD giảm, giá trị của VND tăng. Trong trường hợp ngược lại, VND giảm giá, USD tăng giá. @ Xác định tỉ giá hối đoái 8 TGHĐ cân bằng được xác định tại giao điểm của cung và cầu về ngoại tệ, tại đây cung = cầu ngoại tệ. Nếu TGHĐ trong thực tế khác với TGHĐ cân bằng thì thị trường sẽ được điều chỉnh (tùy theo cách thức can thiệp) để đưa về TGHĐ cân bằng. 1.1.2. Các nguyên nhân của sự dịch chuyển của các đường cung và cầu về tiền trên thị trường ngoại hối - Cán cân thương mại: Trong các đ/k khác không đổi, nếu IM của 1 nước tăng thì đường cầu ngoại tệ sẽ dịch chuyển sang bên phải. - Tỷ lệ LP tương đối: Nếu tỷ lệ LP của nước A cao hơn tỷ lệ LP của nước B thì nước A sẽ phải cần nhiều tiền hơn để mua 1 lượng tiền nhất định của nước B ⇒ Làm cho đường cầu ngoại tệ dịch sang trái và tỷ giá hối đoái giảm xuống. - Sự vận động của vốn: Khi l/s của 1 nước tăng lên một cách tương đối so với nước khác, thì các tài sản của nó tạo ra tỷ lệ tiền lời cao hơn và có nhiều người dân nước ngoài muốn mua các tài sản ấy. Làm cho đường cung ngoại tệ dịch sang phải và làm tăng tỷ giá hối đoái của nó. - Dự trữ và đầu cơ ngoại tệ: Tất cả đều có thể gây ra những thay đổi lớn về tiền, đặc biệt trong điều kiện thông tin liên lạc hiện đại có thể trao đổi hàng tỉ USD giá trị tiền tệ mỗi ngày. Ví dụ: Trong điều kiện mọi yếu tố khác không đổi, khi các nhà đầu tư dự báo rằng trong tương lai tỷ giá hối đoái (e) giảm xuống hay E tăng lên thì hiện tại vốn có khuynh hướng chạy ra nước ngoài ⇒ S dịch chuyển về phía phải cầu đối với đồng ngoại tệ đó có xu hướng tăng lên, và ngược lại. 9 2. Vai trò của tỷ giá hối đoái và mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán Để làm rõ vai trò của tỷ giá hối đoái, ta xét mối quan hệ giữa TGHĐ và cán cân TM nói riêng, cán cân thanh toán nói chung. Có: NX = X - IM NX > 0 ⇒ Cán cân TM thặng dư NX < 0 ⇒ Cán cân TM thâm hụt NX = 0 ⇒ cân bằng Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến XK ròng (NX). Vì: - TGHĐ tác động đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên TT quốc tế. Một khi giá cả sp nội địa rẻ tương đối so với sp cùng loại trên TT quốc tế, thì khả năng cạnh tranh tăng lên ⇒ X có xu hướng tăng lên. Khả năng cạnh tranh còn gọi là TGHĐ thực tế (Real foreign Exchange rate) là tỷ giá có phản ánh tương quan giá cả hàng hoá giữa hai nước, được tính theo loại tiền của 1 trong hai nước đó. Nếu chọn đồng nội tệ để tính thì: E r = P nước ngoài tính bằng nội tệ/ P trong nước tính bằng nội tệ = (P nước ngoài tính bằng ngoại tệ.E)/ P trong nước tính bằng nội tệ Do giá hàng nước ngoài tính bằng nội tệ thì bằng giá hàng nước ngoài tính bằng ngoại tệ nhân với tỷ giá hối đoái danh nghĩa E. Hay, khả năng cạnh tranh (về giá cả) của 1 loại sp của 1 nước so với sp cùng loại SX tại nước ngoài được XĐ theo công thức: Khả năng cạnh tranh = E r = E.P o /P Từ phương trình, ta thấy E r phụ thuộc vào tỷ giá danh nghĩa E và mqh giữa giá cả tương đối giữa 2 nước. Trong đó: P o - giá sản phẩm nước ngoài tính theo giá nước ngoài (ví dụ: USD) P - giá sp cùng loại SX trong nước tính theo đồng nội địa (ví dụ: VNĐ) E - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được tính bằng số đơn vị nội tệ/1 đơn vị ngoại tệ. Ví dụ: giá Máy tính của Mỹ tính theo tiền của Mỹ là P o =1000 USD, nếu tỷ giá danh nghĩa E = 14.000 VNĐ/USD thì giá máy tính của Mỹ theo tiền VN là: 1.000 USD . 14.000 VNĐ/USD = 14.000.000 VNĐ Với P và P o không đổi, khi E⇑ ⇒ E.P o ⇑. P của sp nước ngoài trở nên đắt tương đối so với giá sp trong nước. P của sp trong nước trở nên rẻ tương đối so với sp nước ngoài. 10 [...]... lãi suất i =i*, bổ sung vào mô hình IS - LM i LM i =i* CM IS Y - IS biểu thị cân bằng của thị trường hàng hoá tương ứng với tổ hợp (i,Y) khác nhau Trong nền kinh tế đóng, IS được vẽ cho 1 mức giá nhất định với G và 14 T đã cho ⇒ IS dịch chuyển khi G và T thay đổi Trong nền kinh tế mở, sự dịch chuyển đường IS còn phụ thuộc vào cán cân thương mại hay sự thả nổi của TGHĐ - LM biểu thị sự cân bằng của... đến LM’ (do cung tiền thực tế tăng) ⇒ Cân bằng mới được thiết lập tại A” với Y⇑, lãi suất cân bằng trên đường CM ⇒ Chính sách TK trong trường hợp này có thể hạn chế thoái lui đầu tư (đáng lẽ phải xảy ra trong nền kinh tế đóng), khuyến khích tăng Y ⇒ Trong ngắn hạn, tác động của chính sách tài khoá mở rộng trong nền kinh tế mở mạnh hơn tác động của nó trong nền kinh tế đóng - Trong dài hạn: AD⇑ ⇒ P⇑... khỏi sự kiểm soát của NHTW, trở thành 1 biến nội sinh 1.1 Tác động của chính sách tài khoá Giả sử nền kinh tế cân bằng ngắn hạn tại A, CP quyết định tăng G - Trong ngắn hạn: P chưa kịp thay đổi ⇒ AD⇑⇒ IS dịch chuyển sang phải đến IS’ nếu nền kinh tế đóng, cân bằng mới thiết lập tại A’ Trong nền kinh tế mở, tại A’ thì i > i* ⇒ TB đổ vào trong nước Khi đó NHTW can thiệp bằng cách mua dự trữ ngoại hối,... thiệp vào bằng cách ấn định tỷ giá cố định IV TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ CHỦ YẾU TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ MỞ Để cung cấp một khuôn khổ phân tích có khả năng vận dụng cho nhiều tình huống khác nhau, chúng ta hãy nghiên cứu 2 trường hợp sau: - Trường hợp hệ thống TGHĐ cố định, với sự vận động hoàn toàn tự do của vốn (TB) - Trường hợp hệ thống TGHĐ linh hoạt, với sự vận động hoàn toàn tự do của... Nếu chính sách T/K hoặc tiền tệ dẫn đến việc tăng lãi suất (dẫn đến tháo lui đầu tư trong 1 nền kinh tế đóng), thì trong nền kinh tế mở, tác động đó làm NX⇓ ⇒ Y⇓ Nhưng lúc này, TGHĐ sẽ là cơ chế chuyển giao tác động chứ không phải là đầu tư hoặc tiêu dùng 2.1 Tác động của chính sách tài khoá G/s nền kinh tế đang cân bằng tại A CP thực hiện c/s TK mở rộng ⇒AD⇑ ⇒i⇑ và e⇑, E⇓⇒X⇓ Như vậy có sự tháo lui... ngắn hạn và dài hạn của việc mở rộng tiền tệ trong nền kinh tế mở Tuy nhiên, xét trong dài hạn, Y⇑⇒P và w⇑ ⇒ cân bằng tiền tệ thực tế giảm ⇒ LM’ dịch chuyển dần dần về LM, lãi suất khi đó tăng dần ⇒ đồng nội tệ lại tăng giá⇒ IS’ dần dịch chuyển lại IS ⇒ cân bằng được thiết lập ở vị trí cũ Tóm lại, chính sách tiền tệ có tác động lớn hơn trong nền kinh tế mở, tỷ giá linh hoạt, TB chuyển động tự do hoàn toàn... của thị trường tiền tệ, tương ứng với mức cung tiền thực đã cho (MS/P) Khi (MS/P) thay đổi, LM sẽ dịch chuyển Điều đó xảy ra trong điều kiện nền kinh tế mở, tư bản chuyển động hoàn toàn tự do 1 Tác động của chính sách tài khoá và tiền tệ trong 1 nền kinh tế mở với hệ thống TG cố định, tư bản vận động hoàn toàn tự do TGHĐ được NHTW quy định và giữ ở 1 mức cố định đã công bố Khi có sức ép nâng hoặc giảm... rộng Nhưng điểm khác là IS ở đây dịch chuyển do tác động của NX chứ không phải của G * Tuy nhiên, về dài hạn, có 1 số nhược điểm sau: - NX⇑⇒AD⇑⇒P⇑⇒ xảy ra lạm phát - Có thể bị trả đũa bởi các nước lân cận 2 Tác động của chính sách tài khoá và tiền tệ trong nền kinh tế mở, với hệ thống tỷ giá linh hoạt và TB vận động hoàn toàn tự do Trong trường hợp này tỷ giá hối đoái không còn là 1 biến số chính sách... w và e đã tăng cùng tốc độ tăng của P V CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP V.1 Câu hỏi ôn tập 1 Thế nào là lợi thế so sánh? Vì sao các nước lại tiến hành thương mại quốc tế với nhau? 2 Cán cân thanh toán thâm hụt nói lên điều gì về mối quan hệ kinh tế của một nước với phần còn lại của thế giới? 3 Tỷ giá hối đoái là gì? Những yếu tố nào có thể làm cho tỷ giá hối đoái cân bằng thay đổi? 4 Trong điều kiện nước... Trung Quốc là ½ tấn than Qui mô thị trường Trung Quốc lớn hơn qui mô thị trường Việt Nam về các loại hàng hoá này 1 Mỗi nước có lợi thế so sánh về sản xuất hàng hoá nào? 2 Nếu thương mại diễn ra giữa hai nước thì có thể dự đoán giá của mỗi đơn vị hàng tiêu dùng là bao nhiêu? 3 Nước nào sẽ có lợi nhuận nhiều hơn nếu thương mại diễn ra giữa hai nước? 4 Nếu thương mại quốc tế diễn ra thì điểm tiêu dùng . CHƯƠNG 6 KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ TÓM TẮT NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM VỀ NỀN KINH TẾ MỞ 1. Định nghĩa Kinh tế mở là một nền kinh tế có mối liên hệ với nền kinh tế của các nước. chế kinh tế của khu vực hay toàn cầu. 2. Những tính chất đặc trưng của nền kinh tế mở a. C hủ thể kinh tế b. Cơ cấu kinh tế c. Đầu tư d. Thể chế kinh tế II. LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Nguyên. hóa, trao đổi các nguồn lực kinh tế, trao đổi dịch vụ đa quốc gia, trao đổi và hợp tác khoa học - công nghệ, du lịch, đạt đến một quy mô, trình độ và ý nghĩa kinh tế xã hội nhất định, được gắn

Ngày đăng: 31/07/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÓM TẮT NỘI DUNG

    • II. LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    • 1. Thuyết lợi thế 1 chiều của phái trọng thương

    • Trong TMQT, mỗi QG sẽ bán những SP có chi phí SX trong nước thấp hơn so với nước ngoài. Lúc đó cả 2 QG đều được lợi vì đều mua được hàng hoá rẻ hơn so với trường hợp tự SX trong nước. Như vậy, mỗi QG nên chuyên môn hoá SX, tập trung nguồn lực cho những SP có khả năng SX tốt hơn nước khác.

      • Sản phẩm

      • Hao phí LĐ

      • Đồ thị cho thấy:

      • Song trong thực tế, để bảo vệ nền SX nội địa của mỗi nước, chống lại hàng nhập, tạo thêm việc làm cho dân cư, CP có thể thực hiện chính sách bảo hộ từ 2 phía: Ngăn chặn nhập khẩu hoặc thúc đẩy XK. Công cụ để thực hiện là:

        • III. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

        • IV. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

          • Khái niệm

            • Cung về USD (SUSD)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan