1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò, theo dõi mỏ part 1 pdf

54 491 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 768,33 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM TSKH.Hòang Đình Tiến ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM THĂM DÒ, THEO DÕI MỎ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2006 2 MỤC LỤC Lời nói đầu 5 Chương 1 NGUỒN GỐC DẦU KHÍ 7 1.1 Nguồn gốc vô cơ 9 1.2 Nguồn gốc vũ trụ 10 1.3 Nguồn gốc hữu cơ của dầu khí 12 Chương 2 TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA DẦU VÀ KHÍ 2.1 Thành phần và tính chất lý hóa của dầu 24 2.2 Thành phần và tính chất của khí tự nhiên 64 2.3 Thành phần và tính chất khí Condesat trong tự nhiên 68 2.4 Sản phẩm biến đổi của dầu trong tự nhiên 70 Chương 3 ĐÁ MẸ VÀ QUÁ TRÌNH SINH DẦU KHÍ 3.1 Vật liệu hữu cơ (VLHC) ban đầu, điều kiện tích lũy, chôn vùi trong trầm tích 76 3.2 Mức độ chuyển hóa vật liệu hữu cơ (độ trưởng thành) 91 3.3 Sét phiến cháy, than đá cũng là đá mẹ của dầu, khí 120 Chương 4 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA CỦA CÁC SẢN PHẨM BIẾN ĐỔI CỦA VLHC 4.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA DẦU 125 4.2 Sự thành tạo và đặc điểm đòa hóa của condensat 142 4.3 Sự thành tạo và đặc điểm đòa hóa khí 149 4.4 Đặc điểm đòa hóa bitum 164 4.5 Đặc điểm đòa hóa đồng vò của vật liệu hữu cơ, dầu và khí 169 3 4.6 Đòa hóa các tích lũy dầu khí, sự biến chất và phá hủy 177 Chương 5 QUAN HỆ KIẾN TẠO VỚI CÁC BỂ TRẦM TÍCH CHỨA DẦU KHÍ 5.1 Thành hệ, tướng đá và chu kỳ tích lũy trầm tích thuận lợi cho quá trình sinh thành và tích lũy dầu, khí 181 5.2 Các kiểu bể trầm tích 201 Chương 6 SỰ DI CƯ HYDROCACBON 6.1 Di cư nguyên sinh 218 6.2 Di cư thứ sinh 230 Chương 7 SỰ HÌNH THÀNH CÁC TÍCH LŨY DẦU KHÍ 7.1 Điều kiện cơ bản để tồn tại các tích lũy dầu, khí 243 7.2 Quá trình hình thành các thân dầu, khí 250 7.3 Sự hình thành mỏ 257 7.4 Sự hình thành đới tích lũy dầu và khí 267 7.5 Phá hủy mỏ 271 7.6 Nước vỉa 273 Chương 8 ĐÁ CHỨA DẦU KHÍ 8.1 Đá chứa 280 8.2 Đặc điểm thạch học, cổ đòa lý đá chứa 282 8.3 Điều kiện nhiệt áp 285 8.4 Tính chất đá chứa 288 8.5 Các biến đổi thứ sinh 297 8.6 Phân loại đá chứa 311 8.7 Đá chắn 318 4 Chương 9 QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC TÍCH TỤ DẦU KHÍ 323 9.1 Phân đới pha 324 9.2 Các yếu tố phân đới pha 327 9.3 Các phân đới mang tính khu vực 331 9.4 Quy luật phân bố các tích tụ dầu khí 335 Chương 10 PHÂN VÙNG TRIỂN VỌNG DẦU KHÍ 10.1 Nguyên tắc phân vùng đòa chất có chứa dầu khí 344 10.2 Phân vùng triển vọng dầu khí 346 10.3 Chế độ nhiệt động lực, thủy động lực và tính chu kỳ của trầm tích 363 Chương 11 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM, THĂM DÒ VÀ THEO DÕI MỎ 368 11.1 Các chỉ tiêu dự đoán mức độ chứa dầu khí 368 11.2 Các phương pháp đòa vật lý 378 11.3 Các phương pháp đòa hóa tìm kiếm thăm dò dầu khí 381 11.4 Theo dõi mỏ 458 11.5 Phương pháp tính trữ lượng mỏ dầu khí 463 11.6 Phương án khoan thông số 482 11.7 Phương án tìm kiếm mỏ dầu khí 492 11.8 Phương án thăm dò mỏ dầu khí 507 Tài liệu tham khảo 5 Lời nói đầu Từ thời thượng cổ loài người đã phát hiện dầu là loại vật liệu rất hữu ích phục vụ dân sinh và chiến tranh giữa các bộ lạc. Lúc này, dầu chỉ xuất hiện ở các ao hồ, hố trũng hay vài điểm lộ trên mặt đất. Sau công nguyên, loài người biết đào giếng hoặc đào một số hố, hào múc dầu lên để dùng làm nguyên vật liệu xây dựng và thắp sáng. Đến thế kỷ 18, loài người phải khoan sâu tới vài trăm mét mới lấy được dầu. Thế kỷ 19, 20 nền công nghiệp luyện thép phát triển cho phép loài người khoan sâu hơn, từ vài trăm mét đến vài ngàn mét, mới lấy được dầu khí. Ngày nay, các mỏ dầu khí gần mặt đất hầu như không còn nữa, vì vậy, việc tìm kiếm dầu khí càng trở nên khó khăn hơn và phải tiến hành khoan rất sâu dưới những điều kiện đòa chất phức tạp. Do đó, con người đã cải tiến và phát triển nhiều công cụ mới giúp khoan sâu vào lòng đất để phát hiện những mỏ dầu khí. Việc tổng hợp tài liệu, đưa ra các cơ sở nghiên cứu khoa học, lý luận mang tính quy luật về nguồn gốc, sinh thành, di cư và tích lũy hydrocacbon, các đới tích lũy và quy luật phân bố dầu khí (đòa chấn, trọng lực, đòa hóa và đòa chất) nhằm tìm ra các loại bẫy chứa có triển vọng. Vì vậy, “Đòa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm, thăm dò, theo dõi mỏ” là một trong các môn chuyên ngành rất quan trọng để hiểu rõ bản chất của dầu, khí và sự phân bố trong không gian của chúng. Nắm vững lý thuyết về đòa chất dầu khí sẽ giúp nhà đòa chất tiến hành công tác tìm kiếm thăm dò có hiệu quả hơn. Hiện nay, có nhiều tài liệu về lónh vực này, song để giúp cho sinh viên nắm vững được đầy đủ các nguyên tắc tìm kiếm thăm dò dầu khí cần có giáo trình thích hợp đáp ứng các nhu cầu trên. Vì vậy, cuốn sách “Đòa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm, thăm dò, theo dõi mỏ” được ra đời. Nội dung của cuốn sách này bao gồm: - Phản ánh nguồn gốc hữu cơ của dầu khí, tức là chỉ ra loại vật chất hữu cơ chủ yếu để sinh dầu, khí phổ biến nhất là các sinh vật sống (bao gồm động thực vật, từ đơn bào đến đa bào). - Tính chất dầu khí và sự phân bố chúng trong không gian. - Các điều kiện khống chế tích lũy vật liệu hữu cơ và sự chuyển hóa sang dầu. 6 - Quá trình sinh, di cư và tích lũy dầu khí vào bẫy chứa, - Các kiểu bẫy chứa và khả năng chắn dầu khí - Quá trình hình thành các tích tụ dầu khí. - Quy luật phân bố các tích tụ dầu khí. - Phân vùng triển vọng. Sau khi nắm được quy luật sinh thành, di cư và tích lũy dầu khí thì tiến hành tìm kiếm thăm dò dầu khí theo từng bước và áp dụng nhiều phương pháp mới có hiệu quả v.v… Cuốn “Đòa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm, thăm dò, theo dõi mỏ” đã sử dụng nhiều số liệu, hình ảnh của các tác giả trên thế giới và những đóng góp kinh nghiêm quý báu của tác giả trong thời gian công tác trong lónh vực này. Ngoài ra, tác giả đã tham khảo, trao đổi nhiều ý kiến với nhiều chuyên gia trong lónh vực đòa chất, đòa vật lý, đòa hóa, hóa phân tích nhằm chính xác hóa các số liệu đưa ra. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ngày nay, khoa học tìm kiếm, thăm dò dầu khí rất đa dạng và phức tạp, đặc biệt đang phát triển mạnh trong lónh vực nghiên cứu tìm các dấu tích sinh vật trong dầu (biomarker), kerogen bằng GCMS và GCMS – MS nhằm tìm nguồn gốc sinh thành, đường di cư cũng như quy luật phân bố các tích tụ dầu khí một cách chính xác hơn. Vì vậy, cuốn sách này không tránh khỏi các khiếm khuyết. Rất mong được bạn đọc quan tâm và góp ý. Hy vọng cuốn “Đòa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm, thăm dò, theo dõi mỏ” có thể giúp cho sinh viên nắm vững chuyên môn và tiếp tục nghiên cứu phục vụ trong sản xuất, đồng thời hổ trợ các học viên hiện đang học cao học và làm nghiên cứu sinh trong lónh vực đòa chất dầu khí, đòa hóa dầu khí và đặc biệt mang nhiều thành công trong công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các bể trầm tích có tính phức tạp. Chương 1 NGUỒN GỐC DẦU KHÍ Lần đầu tiên, dầu được phát hiện ở thung lũng Tigrit và Eufrat và nhiều mỏ ở vùng cổ Mesopotamic thuộc đòa phận Iraq. Người Iraq sử dụng dầu để làm ximăng, vật liệu xây dựng, nhựa đường và một phần để trang trí. Người bộ lạc Mesopotamic đem dầu xuất khẩu sang Aicập (thời vua Totmes III), sau đó ít lâu tìm thấy ở vùng Caucaz (khoảng 5000 năm TCN). Ở Iran dầu được tìm thấy ở SuSa thuộc vùng Kugistan (khoảng 4000 năm TCN). Sự suy sụp của bộ lạc Babilon (600 năm TCN), Bitum không được dùng trong xây dựng. Người Hy Lạp và La Mã chỉ dùng làm ximăng. Năm 480 TCN, dầu được dùng làm bùi nhùi hoặc đạn lửa trong các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc với nhau. Khi xây dựng xong thành Roma, người La Mã tiến hành lọc dầu sơ bộ và lấy nhóm sản phẩm dầu dễ cháy để phục vụ chiến tranh. Tiếp theo dầu phát hiện ở vùng Bacu (Azerbaizan), giới chủ khai thác có quy mô công nghiệp đầu tiên là người Mỹ – Raleigh dùng để sửa chữa tàu. Thế kỷ 17, người ta mang mẫu dầu từ Miến Điện và Trung Quốc sang Ý (Modena) để phân tích, nghiên cứu tính chất hóa lý và nguồn gốc của chúng. Sau đó, người Mỹ, Ý, Pháp tiến hành khai thác dầu ở Rumani (Trolus, Moinesti, Muntenia….) và 1857 ở Rumani người dân đã biết dùng dầu hỏa để thắp sáng. Vua Napoleon đã sử dụng dầu phục vụ trong chiến tranh ở Thụy Só, Seyssel (Pháp) và Raguza (Ý). Tuy nhiên, cho tới năm 1830 mới phát triển công nghiệp lọc hóa dầu từ sét phiến chứa bitum. Bước sang thế kỷ 19, ngành công nghiệp dầu khí ngày càng có ý nghóa đối với nền kinh tế quốc dân. Công nghệ lọc hóa dầu ngày càng hòan thiện, các sản phẩm từ dầu thô được lấy ra được nhiều hơn. Vì vậy, công nghệ lọc hóa dầu càng ngày phát triển. Đầu thế kỷ 20, dầu khí là một trong những ngành kinh tế mũi NGUỒN GỐC DẦU KHÍ 8 nhọn không những là nguyên nhiên liệu phục vụ ngành năng lượng mà còn là hóa chất quan trọng để sản xuất ra hàng ngàn sản phẩm chế biến có ích cho nền kinh tế quốc dân. Ngày nay không có lónh vực kinh tế nào lại không cần đến các sản phẩm tách lọc từ dầu mỏ. Vì vậy, nhu cầu cho các sản phẩm chế biến từ dầu trong ngành công nghiệp hóa học ngày càng tăng và là nguyên nhân chính xảy ra nhiều cuộc chiến tranh để giành lấy nguồn tài nguyên quý giá này. Nhận thức được tầm quan trọng ngành công nghiệp dầu khí. Năm 1959, nhà nước Việt Nam đã cử nhiều du học sinh học ngành tìm kiếm thăm dò dầu khí và tổ chức đoàn chuyên đề về tìm kiếm dầu khí (đoàn 36). Sau đó, thành lập nhiều liên đoàn theo chuyên ngành phục vụ trong công tác tìm kiếm dầu khí. Tuy nhiên, cho tới đầu năm 1975 mới phát hiện dòng dầu đầu tiên ở cấu tạo Tiền Hải C (Thái Bình) nhưng trữ lượng không lớn. Sau đó, các nhà đòa chất liên tục phát hiện thêm nhiều vỉa khí condesat ở mỏ này, nhưng chủ yếu phục vụ cho việc phát triển kinh tế đòa phương. Năm 1981, Liên doanh dầu khí Việt Nam – Liên Xô đầu tiên được thành lập, năm 1983 tìm thấy dòng dầu công nghiệp ở mỏ Bạch Hổ nhưng cho tới năm 1985 mới bắt đầu khai thác tấn dầu đầu tiên ở mỏ này. Tiếp theo đó, nhiều công ty liên doanh dầu khí ra đời tiến hành thầu các lô ở bể Cửu Long và các bể khác như Sông Hồng, Nam Côn Sơn, MãLay – Thổ Chu,…. Song, hầu hết các mỏ dầu khí phát hiện được chủ yếu ở bể Cửu Long, một số ít ở bể MãLay - Thổ Chu, bể Nam Côn Sơn. Do đó, việc tìm kiếm thăm dò dầu khí ở thềm lục đòa Việt Nam chưa có hiệu quả cao. Vấn đề lý luận và thực tế còn nhiều khoảng cách cần tiếp tục tổng kết và làm sáng tỏ. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí, trước hết phải biết nguồn gốc dầu khí từ đâu ra, sự chuyển hóa vật liệu hữu cơ như thế nào sang dầu khí, dầu khí di cư và tích lũy như thế nào, quy luật nào khống chế các đới tích lũy dầu khí và phải tìm chúng ở đâu v v… Trước hết cần xem xét nguồn gốc của dầu khí. Theo nhiều nguồn tài liệu và các kết quả của nhiều chuyến bay vào vũ trụ vẫn khẳng đònh tồn tại 3 loại nguồn gốc dầu khí đó là: CHƯƠNG 1 9 - Nguồn gốc vô cơ - Nguồn gốc vũ trụ - Nguồn gốc hữu cơ Song cần phải nói rằng loại nguồn gốc vô cơ (từ dưới sâu của trái đất) và nguồn gốc vũ trụ đều xuất phát từ quan niệm rằng: có sự kết hợp giữa hai nguyên tố chính trong tự nhiên đó là H + và C + , Vì vậy, lần lượt xem xét từng loại nguồn gốc nhằm rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí. 1.1.Nguồn gốc vô cơ Nhà bác học Đức A.Gumbold lần đầu tiên đã đưa ra ý tưởng về nguồn gốc vô cơ (dưới sâu) của dầu. Khi phát hiện hydrocacbon trong các sản phẩm hoạt động núi lửa. Sau đó phát hiện hàng loạt các vết lộ dầu phân bố ở các vùng hoạt động kiến tạo mạnh như Đòa Trung Hải, Venezuela, California, Rumania, Iran Các nhà bác học như Berthelot (1866), Mendeleep (1877) đã làm thực nghiệm bằng cách cho tác dụng dòng hơi nước nóng lên các carbid kim loại cho ra các sản phẩm hydrocacbon. Ví dụ: 2FeC + 3H 2 O = Fe 2 O 3 + C 2 H 6 hoặc 2Fe 2 C + 6H 2 O = 2Fe 2 O 3 + C 2 H 4 + 4H 2 Như vậy, các carbid kim loại có sẵn trong lòng đất và hơi nước có được do các hoạt động magma ở dưới sâu ở nhiệt độ cao, giải phóng và bay hơi lên. Các phản ứng chỉ xảy ra ở điều kiện T 0 C>360 0 C, thông thường từ 550 o C đến 1600 o C. Sau đó Moissan và Garisicov cũng nhận được kết quả tương tự cho các cacbid kim loại tác động với axit carbonic ở T o = 200-300 o C. Năm 1901 Sabotien và Sanderen cho thủy phân với acetilen khi có xúc tác là niken và sắt ở nhiệt độ 300 o C và đã nhận được hydrocacbon aromatic. Họ cho rằng, ở dưới sâu tồn tại các cacbid kim loại, khi có dòng nước nóng chúng sẽ tổng hợp và tạo thành acetilen, nhất là được bổ sung H 2 khi có dòng hơi nước nóng sẽ cho ra hàng loạt hydrocacbon. Gần đây, N.A. Kudriaxev, P.N. Kropotkin, Porfiriev, F. Hoyl, E.M. Dermont ) còn cho rằng ở độ sâu lớn tồn tại các lò magma, nơi có nhiệt độ cao và áp suất cao xẩy ra quá trình polime hóa. Các Hydrocacbon đơn giản được hình thành, sau đó chúng tổng hợp thành các Hydrocacbon phức tạp và bò đẩy vào NGUỒN GỐC DẦU KHÍ 10 các lớp trầm tích. I.V. Grinberg cho rằng ở điều kiện nhiệt độ cao (T o > 300 o C) xảy ra phá hủy carbonat ở lớp thượng manti hình thành các metylen và metyl. Sau đó xảy ra trùng ngưng các sản phẩm này dễ tạo các sản phẩm của các nhóm n – alkan, cyclan và aren. Phisher và Tropsh còn dựa vào phản ứng của axit carbon với hydrogen cho các sản phẩm hydrocacbon khí : Ví dụ: 3CO + 7H 2 C 3 H 8 + 3H 2 O 2CO + 4H 2 C 2 H 4 + 2H 2 O CO + 3H 2 CH 4 + H 2 O Tóm lại lý thuyết cơ bản nguồn gốc vô cơ của dầu khí là quá trình tổng hợp của cacbon và hydrogen trong điều kiện nhiệt độ cao. Lúc đầu hình thành các hydrocacbon đơn giản, sau đó di cư lên phía trên nơi giảm dần nhiệt độ và áp suất, xẩy ra sự trùng ngưng tức là tổng hợp các thành các hydrocacbon phức tạp. Trong quá trình di cư lên trên dầu khí lấy thêm các nguyên tố khác nhau O, N, S từ trầm tích để tạo thành nhựa và asphalten. Trong các dòng khí đi lên từ dưới sâu thường kèm theo các khí trơ như He, Ar, phong phú Uran v v Trong thực tế nhiều mỏ dầu khí nằm ở gần hoặc ở trên các hệ thống đứt gãy sâu và phạm vi hoạt động rộng càng củng cố thêm các ý tưởng về lý thuyết vô cơ. 1.2 Nguồn gốc của vũ trụ Những năm gần đây các số liệu thu được từ tàu vũ trụ, vệ tinh cho thấy phổ các vật thể vũ trụ phản ánh có cacbon và hydrogen trong lớp khí quyển của một loạt các hành tinh như mặt trăng, sao hôm, sao chổi. Đồng thời còn phát hiện cả acid amin và nhiều hợp chất hữu cơ khác trong các mảnh thiên thạch (Ví dụ: Sokolov, F. Hoyl, Muler, Bijigni v v ) Ngoài ra, còn phát hiện cả bụi khí metan trên mặt trăng và các sao khác, nơi nhiệt độ rất thấp (-200 0 C), khí metan đông lại ở T 0 = -161.58 0 C, nhưng các dạng hydrocacbon khác đặc biệt các chất lỏng chưa được phát hiện. Tuy nhiên, suy cho cùng thì nguồn gốc vũ trụ vẫn là vô cơ. Hơn nữa cả hai giả thuyết nêu trên chưa giải quyết được các vấn đề sau đây: - Không thể đònh lượng được các cacbid kim loại và chúng ở độ [...]... châu Âu và Đông Âu) Bảng 2 .1: Các sản phẩm chưng cất dầu Tại bờ vònh Mexico (Mỹ) cho dầu có tỷ trọng 0,85 g/cm3 Loại sản phẩm Các cấu tử % T.T Xăng C5 – C10 27 Dầu hỏa C 11 – C13 13 Nhớt diezel (nhớt nhẹ) C14 – C18 12 Dầu mazut (chạy máy) C19 – C25 10 C26 – C40 >C40 20 Mỡ bôi trơn Cặn (nhựa đường) ∑ Tổng cộng Dạng phân tử Parafin Naften Aromat Hợp chất asfalt ∑ Tổng cộng 18 10 0 % KL 25 50 17 8 10 0 Ở châu... 20,0 18 ,6 9,0 6,4 54,0 C26-C40 10 ,9 19 ,5 8,0 10 ,9 49,3 6,3 4,3 4,4 5 ,1 2,7 1, 5 0,7 0,2 0,4 0,0 0,0 0,0 2,6 0,8 0,0 0,0 29,0 4,6 4,0 5,2 2,7 5,0 4,5 3,4 1, 8 2,5 1, 2 0,5 0,2 3,3 4,4 1, 0 1, 7 46,0 3,8 3,5 5,3 1, 3 3,7 4,6 2,2 2,7 2,2 1, 5 1, 4 0,7 2,8 2,4 1, 9 10 ,7 50,7 10 0 10 0 10 0 Cách đây không lâu đã có những số liệu phân tích quang phổ khối lượng chi tiết các hợp phần của dầu nhớt và mỡ bôi trơn từ dầu. .. châu Âu và Đông Âu Loại sản phẩm Xăng nhẹ Xăng nặng Dầu hỏa Nhớt diezel (nhớt nhẹ) Dầu mazut (chạy máy) Mỡ bôi trơn Nhựa đường Theo ToC Các cấu tử 2 01- 250 C5 – C8 C9 – C 11 C12 – C13 2 51- 300 C14 – C16 3 01- 400 C17 – C25 4 01- 500 C26 – C37 >C38 0 -15 0 15 1-200 >500 Dầu – nguyên liệu ban đầu của khoảng 7000 sản phẩm hóa học Bởi thò trường năng lượng lớn hơn rất nhiều so với thò trường vật liệu hóa chất, nên... khẳng đònh rằng lượng dầu khí có phong phú hay không còn phụ thuộc vào mức độ phong phú hydrogen, tức là chất lượng của VLHC (Bảng 1. 3) STT Loại Kerogen rH/rC Loại sản phẩm Thành phần nhóm cấu trúc 01 I 1. 5 1. 9 Ưu thế sinh dầu Bão hòa : Alifatic và Aciclic 02 II 1. 0 1. 5 Ưu thế sinh dầu Bão hòa : Alifatic và Aciclic 03 III < 1. 0 Ưu thế sinh khí và condensat Aromatic: đói Bảng 1. 3 Thành phần nguyên tố... nguồn gốc hữu cơ của dầu khí vào năm 17 63 Theo quan niệm của ông, dầu được tạo thành do hiện tượng thăng hoa của than đá dưới ảnh hưởng của “sức nóng ngầm” Vào năm 18 63 Lauriat nhận được hydrocacbon bằng cách chưng cất mỡ động vật trong dòng hơi nước nóng Năm 18 65 - C Warren và vào năm 18 88 Engler và Hoephor đã thu được hydrocacbon aromatic dạng khí và lỏng khi chưng cất mỡ cá voi và dầu thực vật trong... tích hiện đại ở đáy biển và đại dương như sau: Hằng năm có tới 2 .1 x 10 10 tấn cacbon hữu cơ đổ vào NGUỒN GỐC DẦU KHÍ 22 đại dương, trong đó 2.0 .10 10T (chiếm tới 94,7%) là sinh vật fitoplanctone, gồm 2% do sông đem tới, và 1. 5% do gió đưa vào… Ngoài ra, còn tính được rằng lượng vật liệu hữu cơ trong thạch quyển (trầm tích là chính) có thể đạt tới 72 .10 14 tấn, trong đó 54 x 10 14 tấn (75.6%) nằm trong... tạo từ metan và etan, trong khi đó ở khí béo propan và các đồng đẳng khác của butan chiếm tới hơn 50% Nếu trong thành phần của mũ khí trên vỉa dầu có nhiều khí béo thì dầu sẽ chứa một khối lượng hợp phần xăng nhiều hơn so với vỉa mà trong mũ khí chứa chủ yếu khí khô Những hạn chế khi thải khí hydrosulfua vào khí quyển đòi hỏi phải lắp đặt những thiết bò thu hồi H2S từ khí tự nhiên và khí tạo thành... hydrocacbon dãy dầu và luôn có các nguyên tố hữu cơ khác gắn với những cấu trúc phân tử hydrocacbon nặng, đặc biệt là trong mối gắn kết với các cao phân tử aromatic và naftenic như N, S, O, P, porfirin nikel và vanadi Các loại này được sinh ra do phân hủy các clorofil của thực vật và các hợp chất hữu cơ của động vật (H .1. 1) Hình 1. 1: Cấu trúc clorofil và biến đổi của nó thành porfirin CHƯƠNG 1 13 Năm 19 15 Powel... lượng parafin rắn trong dầu Mỏ dầu GoldWater, Michigan Rodessa, Texas San-Hoakin, Venezuela Baia, Brazil Eskina, Venezuela Timan, Venezuela Tỷ trọng g/cm3 0,779 0, 811 0,806 0,825 0,820 0 ,13 27 Hàm lượng, % khối lượng Trong hợp Trong dầu phần sôi ở nói chung 3 71- 482oC 12 2,9 19 6,6 45 13 32 15 55 18 51 24 Đặc trưng quan trọng nhất của mỡ bôi trơn là sự thay đổi độ nhớt phụ thuộc vào nhiệt độ còn gọi là... dạng nhiên liệu (xăng, dầu hỏa, dầu diezel, dầu chạy máy…); dưới dạng nguyên liệu (nhựa tổng hợp và các nguyên liệu khác …) Dựa vào quy luật phân bố các sản phẩm dầu khí trong tự nhiên tùy thuộc vào chế độ nhiệt áp và tính chất lý hóa của chúng B.Silliman đã làm thí nghiệm chưng chất trong phòng và từ đó được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hóa dầu Tại các nhà máy hóa dầu hiện nay, người ta . 378 11 .3 Các phương pháp đòa hóa tìm kiếm thăm dò dầu khí 3 81 11 .4 Theo dõi mỏ 458 11 .5 Phương pháp tính trữ lượng mỏ dầu khí 463 11 .6 Phương án khoan thông số 482 11 .7 Phương án tìm kiếm. thủy động lực và tính chu kỳ của trầm tích 363 Chương 11 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM, THĂM DÒ VÀ THEO DÕI MỎ 368 11 .1 Các chỉ tiêu dự đoán mức độ chứa dầu khí 368 11 .2 Các phương pháp đòa vật. Chương 1 NGUỒN GỐC DẦU KHÍ 7 1. 1 Nguồn gốc vô cơ 9 1. 2 Nguồn gốc vũ trụ 10 1. 3 Nguồn gốc hữu cơ của dầu khí 12 Chương 2 TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA DẦU VÀ KHÍ 2 .1 Thành phần và tính chất lý

Ngày đăng: 31/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN