1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Chỉ báo Bollinger Bands - 55 Moving Average Convergence Divergence ppsx

2 307 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 40,5 KB

Nội dung

Moving Average Convergence Divergence (MACD) MACD là một trong những chỉ số được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kĩ thuật MACD là một trong những chỉ số được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kĩ thuật. Được tạo ra bởi Gerald Appel, MACD đo sự chênh lệch giữa 2 chỉ số trung bình trượt hàm mũ trong 12 và 26 ngày. Bên cạnh MACD, một chỉ số khác là MACDA được phát triển bằng cách tính trung bình trượt trong 9 ngày của MACD. Chỉ số này được xem như là chỉ số “dấu hiệu”. Đường 1 - MACD, được tính như sau: MACD = EMA(12) – EMA(26) Đường thứ 2 - MACDA, là đường trung bình trượt hàm mũ của đường 1, được tính như sau: MACDA(n) = MACD(n-1)+[k*(MACD(n)-MACD(n-1) Với n là khoảng thời gian hiện tại, k là hằng số làm trơn, và 9 là số điểm mẫu MACD được sử dụng để tính MACDA. Cách sử dụng: Cách sử dụng MACD khá đơn giản, tín hiệu giao dịch chủ yếu dựa trên sự giao nhau của đường MACD và MACDA. Trong ví dụ trên, màu xanh là đường MACD và màu đỏ là đường MACDA. Mua vào khi đường xanh cắt và vượt lên trên đường đỏ và bán ra khi đường xanh cắt và ở phía dưới đường đỏ. Từ đồ thị trên có thể thấy tín hiệu mua đầu tiên vào đầu tháng 11, sau đó là tín hiệu mua vào tiếp tục xuất hiện vào đầu năm 2007 và tiếp theo là một tín hiệu bán khác vào khoảng giữa tháng tháng 3. Mỗi tín hiệu này được xem như một dấu hiệu cho phép ta chuyển sang một vị thế mới mà không nhất thiết phải dừng hoặc thoát ra khỏi thị trường. Divergence, hay còn gọi là phân kì, xảy ra khi 2 đường tách xa nhau. Convergence, hay còn gọi là hội tụ, xảy ra khi 2 đường tiến lại gần nhau. Việc xem xét liệu 2 đường chỉ số là phân kì hay hội tụ đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán xu thế. Khi 2 đường hội tụ, đó biểu hiện của sự thay đổi xu hướng. Ngược lại, khi 2 đường phân kì thì đó là sự phát triển của xu hướng: xu hướng tăng tốc khi 2 đướng di chuyển xa nhau và suy yếu khi 2 đường tiến gần nhau. MACD là chỉ số xu hướng, nó không có các giới hạn trên và dưới. Nó cũng có thể sẽ tăng mãi chứ không dừng lại như các chỉ số giao động, vì thế chúng ta không nên áp dụng các nguyên tắc của đường bán quá nhiều/mua quá nhiều cho MACD. Thay vì thế, chúng ta nên dùng đường 0 như một đường tham chiếu: khi đường MACD vượt lên trên hoặc xuống dưới đường 0, đó là báo hiệu cho một sự thay đổi xu thế dài hạn. Nếu MACD vượt lên trên đường 0, xu thế thị trường bò tót xuất hiện và nếu dưới 0, đó là xu thế thị trường gấu. Trong ví dụ trên, tất cả các giao điểm đều nằm phía trên đường 0, vì thế rõ ràng chúng đang ở thị trường bò tót. Mặc dù MACD là chỉ số không có giới hạn, nó vẫn có những nét đặc thù riêng của mình. Thường thì các đỉnh của đường MACD xảy ra ở cùng một mức. Vì thế khi chỉ số MACD đạt tới giá trị của đỉnh trước đó, chúng ta có thể xem đó là một sự thay đổi vị thế ngắn hạn. Ngoài ra, cũng rất có thể xảy ra trường hợp nó sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn. Đặc tính này của MACD giúp ích rất nhiều cho nhà phân tích vì họ không còn phải quan sát 2 đường trung bình trượt một cách riêng biệt. . Moving Average Convergence Divergence (MACD) MACD là một trong những chỉ số được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kĩ thuật MACD là một trong những chỉ số được sử dụng nhiều. như là chỉ số “dấu hiệu”. Đường 1 - MACD, được tính như sau: MACD = EMA(12) – EMA(26) Đường thứ 2 - MACDA, là đường trung bình trượt hàm mũ của đường 1, được tính như sau: MACDA(n) = MACD(n-1)+[k*(MACD(n)-MACD(n-1) Với. chênh lệch giữa 2 chỉ số trung bình trượt hàm mũ trong 12 và 26 ngày. Bên cạnh MACD, một chỉ số khác là MACDA được phát triển bằng cách tính trung bình trượt trong 9 ngày của MACD. Chỉ số này được

Ngày đăng: 31/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w