1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bài kiểm tra giữa kì QTDN doc

3 361 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 38 KB

Nội dung

Phần I. Cơ sở lý thuyết về hoạt động kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1. Khái niệm, bản chất hiệu quả kinh tế của hoạt dộng sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Khái niệm. Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiềm vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Công thức: H = K/C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế của mọt hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó. K là kết quả thu được từ hiện tượng (quáng trình) kinh tế đó. C là chi phí toàn bộ đẻ đạt được kết quả đó. 1.1.2. Bản chất hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bản chất hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị, máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xất kinh doanh của doanh nghiệp _ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để hiểu rõ hơn, ta cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả cần dạt được cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì ma doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định. Trong khi đó, hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lưc không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị ma là một phạm trù tương đối. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2.1. Các nhân tố bên trong. 1.2.1.1. Lực lượng lao động. Trong sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và dòng sản phẩm mới có kiểu dáng phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày nay lực lượng lao động phải là lực lượng rất tinh nhuệ, có trình độ khoa học kĩ thuật cao. Điều này càng khẳng định vai trò của lực lượng lao động đối với nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngày nay khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp. Tuy nhiên, ta thấy rằng: thứ nhất, máy móc dù có tối tân tới đâu cũng do con người sáng tạo ra. Thứ hai, máy móc thiết bị dù có hiện đại tới đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc của người lao động. 1.2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Cơ sở vật chất kỹ thuật là là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra niềm tăng năng xuất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh doanh. Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào được chuyển giao công nghệ sản xuất và hệ thống thiết bị hiện đại, làm chủ được yếu tô kỹ thuật thì phát triển được sản xuất kinh doanh. Ngược lại, những doanh nghiệp vẫn sử dụng thiết bị, công nghệ cũ hoặc được chuyển giao công nghệ lạc hậu, vì vậy sản xuất ở doanh nghiệp đó thường chững lại, đi xuống và trong nhiều trường hợp nhìn thấy sự đóng cửa của doanh nghiệp do hoạt động không hiệu quả. Ngày nay công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu kỳ công nghệ ngày càng ngắn hơn và càng hiện đại hơn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ công nghệ thế giới,…làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.1.1.3. Nhân tố quản trị doanh nghiệp. Càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản tri giúp đưa ra các chiến lược kinh doanh, chat lượng của chiến lược kinh doanh la nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công, hiệu quả kinh doanh hay thất bại, kinh doanh phi hiệu quả của một doanh nghiệp. Nhãn quan và khả năng quản trị của các nhà quản trị giúp cho doanh nghiệp tạo lợi thế về chất lượng và sự khác biết hóa sản phẩm, giá cả, tốc độ cung ứng,…Điều này đã giúp doanh nghiệp tồn tai và phát triển. Bằng phẩm chất và tài năng của mình, đội ngũ các nhà quản rị ảnh hưởng có tính quyết định đến sự thành đạt của doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoật động của nhà quản trịn phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. 2.1.1.4. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin. Thông tin được coi là hàng hóa, la đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay là nền kinh tế thông tin hóa. Để đạt được thành công khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin chính xác về cung cầu thi trường hàng hóa, về công nghệ kỹ thuật, người mua, về các đối thủ cạnh tranh,… Kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp cho thấy nắm được thông tin cần thiết và biết cách xử lý và sử dụng các thông tin đó một cách kịp thời là một điều kiện rất quan trọng để quyết định kinh doanh có hiêu quả cao, đem lại thắng lợi cạnh tranh. Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như hoạch định các chiến lược ngắn hạn, ngược lại nếu thông tin không được cung cấp thường xuyên thì không có cơ sở để ban hành các chính sách ngắn hạn cũng như dài hạn. Do nhu cầu thông tin, các doanh nghiệp đòi hỏi phát triển mạnh mẽ hệ thống thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó đặc biệt là hệ thống thông tin nối mạng trong nước và quốc tế. Tổ chức khoa học hệ thống thông tin nội bộ vừa đáp ứng nhu cầu thông tin kinh doanh lại đảm bảo giảm thiểu chi phí kinh doanh cho quá trình thu thập,xử lý và lưu trữ và sử dụng thông tin. Đây cũng là nhiệm vụ rất quan trọng của công tác quản trị hiện nay. 1.2.1.5. Nhân tố tính toán kinh tế. Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số kết quả đạt được và hao phí các nguồn lực của kết quả đó. Cả hai đại lượng này của mỗi thời điểm cụ thể đều khó đánh giá chính xác. Kinh tế học đã khẳng định tốt nhất là sủ dụng phạm trù lợi nhuận kinh tế, song muốn xác định được lợi nhuận kinh tế thì phải xác định chi phí kinh tế. Hiện nay chi phí tính toán được tính có thể là chi phí tài chính hoặc chiphí kinh doanh. 1.2.2 Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài. 1.2.2.1 Môi trường pháp lý. Môi trường pháp lý gồm luật, các văn bản dưới luật,… Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh vừa điều chỉnh được hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không chú ý đến hiệu quả và kết quả. Tính nghiêm minh của luật pháp thể hiện trong môi trường kinh doanh thực tế ở mức đọ nào cũng tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả tích cực nếu môi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tôn trọng pháp luật. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp sẽ làm ăn bất chính, trốn lậu thuế, buôn bán hàng giả, vi phạm pháp lệnh môi trường. 1.2.2.2. Môi trường kinh tế. Các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu,…đã tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể. Các cơ quan nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh để làm tăng kết quả và hiệu quả kinh doanh. Điển hình đó là côg tác dự báo, kiểm soát độc quyền, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,… 1.2.2.3. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước,…đề là nhữnh nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ở khu vực có đày đủ các yếu tố trên thì sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất,tăng doanh thu, giảm chi phí,… Ngược lại những nơi không có điều kiện thuận lợi thì không thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, mua bán hàng hóa,… Trình độ dân trí cũng tác động rất lớn đến lực lượng lao động xã hội nên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực của doang nghiệp. 1.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.3.1. Mức chuẩn và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. . kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin chính xác về cung cầu thi trường hàng hóa, về công nghệ kỹ thuật, người mua, về các đối thủ cạnh tranh,… . để làm tăng kết quả và hiệu quả kinh doanh. Điển hình đó là côg tác dự báo, kiểm soát độc quyền, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,… 1.2.2.3. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng. Các yếu tố thuộc. doanh của doanh nghiệp _ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để hiểu rõ hơn, ta cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả cần dạt được cũng

Ngày đăng: 31/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w