Về An Giang đi tour mùa nước nổi Hàng năm vào tháng 7 âm lịch, cả vùng châu thổ Mê Kông chìm dần trong nước cho đến tháng 10 âm lịch. Trái ngược với những cơn lũ dữ dội và thường bất ngờ ở các vùng miền khác, nước ở đây dâng lên từ từ và đúng lịch nên dân gian từ ngàn xưa gọi đó là mùa nước nổi, một món quà của Mẹ thiên nhiên. Năm nào nước về kém là dấu hiệu của mùa màng thất bát. Đoàn gồm 30 du khách rời thành phố Long Xuyên đến địa phận xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, An Giang lên 3 chiếc thuyền máy đi dọc theo kênh Mặc Cần Dưng khoảng một cây số, rồi theo kênh Mương Sáu và kênh Vàm Xáng Cây Dương ra đồng Láng Linh. Đồng Láng Linh (cánh đồng lênh láng nước) là một vùng đất thấp, nhiều phèn, ngày xưa không có kênh, rạch lớn ra vào, suốt năm chỉ gieo gặt một mùa lúa sạ. Nay Láng Linh thuộc 3 huyện Châu Phú, Châu Thành, Tịnh Biên. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại gặp mấy em bé đang ngồi vắt vẻo trên xuồng gỡ lưới bắt cá. Một người dân vùng lũ đang lặn ngụp cắm dớn (một loại bẫy lớn đón cá tôm, ngày xưa dớn làm bằng tre). Cá ở đây chủ yếu là cá trắng (cá linh, cá rô, cá chốt…). Thúy Kiều, Phó giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ Lữ hành An Giang, cùng tham gia hướng dẫn đoàn. Cô là người rất am hiểu về vùng đất này bởi vốn sinh trưởng trong một gia đình nông dân nhiều đời sống nhờ mùa nước nổi. Một cô gái thoăn thoắt dùng cục mỡ heo tráng cái chảo rồi đổ vào đấy một vá bột có trộn lẫn cá linh thái mỏng. Chốc sau, cô lại mở nắp chảo rồi vốc một nắm bông điên điển rải lên mặt bánh. Lẩu cá linh nấu với bông điên điển là đặc sản mang hương vị vùng đồng bằng mùa nước nổi. Du khách đến từ TPHCM và Vũng Tàu thích thú với trò chơi thi gỡ cá. Mỗi nhóm gỡ một đoạn lưới đã được thả sẵn. Cá của ai nhiều hơn sẽ thắng. Khu di tích Lò rèn Bảy Thưa, bản doanh mật khu Bảy Thưa do quản cơ Trần Văn Thành lập nên vào năm 1867. Cạnh đó là dinh Sơn Trung, nơi thờ quản cơ Trần Văn Thành. Địa danh Bảy Thưa vốn từ tên cây bảy thưa, một loại cây phổ biến tại đây năm xưa, nay chỉ còn lác đác vài cây. Đến giờ ăn, cập vô một bờ mương có hàng bạch đàn và hai cái trẹt biến thành hai mâm cơm nổi giữa lòng mương. Trẹt là một loại phà tự hành nhỏ thường dùng để chở người và các phương tiện qua sông hoặc di chuyển trên sông rạch ở ĐBSCL. Khung cảnh và hương vị đồng nội mang lại một cám giác khó tả, mênh mang, sảng khoái. Tất cả các món ăn đều được chế biến từ những nguyên liệu tại chỗ, từ chính cánh đồng Láng Linh này. Đi vào bằng xuồng máy, lúc trở về lại đi bằng trẹt và theo một hướng khác. Đây là đoàn khách thứ sáu đi tour mùa nước nổi trong năm nay, là năm đầu tiên Lữ hành An Giang chính thức bán tour cho du khách. . Về An Giang đi tour mùa nước nổi Hàng năm vào tháng 7 âm lịch, cả vùng châu thổ Mê Kông chìm dần trong nước cho đến tháng 10 âm lịch. Trái ngược với. trẹt và theo một hướng khác. Đây là đoàn khách thứ sáu đi tour mùa nước nổi trong năm nay, là năm đầu tiên Lữ hành An Giang chính thức bán tour cho du khách. . lại mở nắp chảo rồi vốc một nắm bông đi n đi n rải lên mặt bánh. Lẩu cá linh nấu với bông đi n đi n là đặc sản mang hương vị vùng đồng bằng mùa nước nổi. Du khách đến từ TPHCM và Vũng