Nhà Nguyễn - lịch sử thăng trầm của một dòng họ Kỳ cuối: Khơi dòng lịch sử Như bao triều đại phong kiến khác tại VN trước đây, vương triều Nguyễn cũng đã được thành lập, phát triển và lụi tàn theo nhịp phế hưng của dòng chảy lịch sử dân tộc và theo đà trôi xuôi của thời gian. Tuy nhiên, sự đánh giá đối với vương triều Nguyễn có vẻ đặc biệt hơn so với các triều đại khác trong lịch sử nước ta. Đặc biệt ở chỗ nhiều người chưa có được sự nhất trí trong nhận thức và sự giống nhau trong quan điểm. Chẳng hạn có người cho rằng nhờ có nhà Nguyễn nên nước ta mới có được một đất nước rộng lớn và hoàn chỉnh như ngày nay, cũng có người lên án nhà Nguyễn là một triều đại “bán nước”. Thịnh rồi suy Vương triều Nguyễn chỉ mới được thành lập một cách chính thức vào đầu thế kỷ 19, nhưng sự chuẩn bị để đi đến kết quả đó đã bắt đầu từ rất lâu, muộn lắm là cũng vào thế kỷ 17. Theo bước thăng trầm của lịch sử mọi triều đại phong kiến, ngai vàng của các chúa Nguyễn Đàng Trong đã bị lung lay ngay sau cái chết của chúa Nguyễn Phúc Khoát vào năm 1765. Từ đó, Quốc phó Trương Phúc Loan, một con người vừa tham quyền vừa tham tiền, đã khuấy động cả triều đình Phú Xuân. Bằng mọi thủ đoạn gian ác, ông đã đưa hoàng tử thứ 16 của vị chúa thứ 8 Nguyễn Phúc Khoát là Nguyễn Phúc Thuần mới 11 tuổi lên nối ngôi để lợi dụng. Sự lộng quyền của Trương Phúc Loan đã làm bộ máy cai trị của nhà chúa yếu kém dần và lâm vào tình trạng “dột từ nóc dột xuống”. Đó chính là lý do khiến ba anh em nhà Tây Sơn nổi dậy ở Quy Nhơn vào năm 1771. Năm 1777, Nguyễn Huệ đem quân từ Quy Nhơn vào đánh Gia Định, chúa tôi nhà Nguyễn phải chạy xuống Định Tường, Cần Thơ rồi Long Xuyên. Quân Tây Sơn đuổi theo, bắt được chúa và đoàn tùy tùng, họ đều bị giết, chỉ trừ Nguyễn Phúc Ánh kịp thời rời đất liền ra trốn tránh ở đảo Thổ Châu. Sau đó, ông trở về Long Xuyên tụ tập được một số người thân tín và tái khởi binh đánh chiếm lại Sài Gòn. “Rồi từ đó, suốt 24 năm trời, từ năm 1778 - 1802, Nguyễn (Phúc) Ánh liên tiếp chống lại kẻ thù họ Nguyễn. Cuối cùng ông gây dựng được cơ đồ cũ, lên ngôi với đế hiệu Gia Long, cai trị trên một lĩnh thổ to rộng hơn bao giờ hết về trước, và lĩnh thổ này chính ông đã đặt cho tên Việt Nam” (Nguyễn Phương, 82 năm Việt sử, 1802-1884, Đại học Sư phạm Huế xuất bản, 1963). Nếu nói công bằng thì sự thống nhất quốc gia vào đầu thế kỷ 19 không phải là công riêng của ông vua đầu triều Nguyễn là Gia Long, mà nó đã được đặt sẵn nền tảng trước đó trên dưới hai thập niên với việc xóa bỏ ranh giới sông Gianh khi quân Trịnh mở cuộc Nam chinh vào đầu năm 1775, và nhất là lúc hoàng đế Quang Trung mở cuộc Bắc phạt vào năm 1788. Việc thiết lập vương triều Nguyễn cũng dựa trên nền tảng của một số triều đại tiền nhiệm trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, mà căn cơ và quan trọng nhất của vương triều này vẫn là thời của các chúa Nguyễn. “Thà làm dân một nước độc lập” Gia Long là vị vua khai sáng vương triều Nguyễn, kéo dài 143 năm (1802-1945) qua 13 đời vua. Nay nhìn lại lịch sử 143 năm trải qua 13 đời vua ấy, các nhà sử học dễ nhất trí với nhau rằng có thể chia đại khái ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn độc lập tự chủ tồn tại dưới đời các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và một phần đời vua Tự Đức. Nhưng sau cái chết của vị vua thứ tư này thì thực dân Pháp đã có thể gây áp lực trực tiếp lên chính triều đình Huế, buộc Nam triều phải ký hiệp ước Patenôtre (6-6-1884) và tước đoạt nền độc lập của Việt Nam. Mặc dù ngay sau đó, ngọn lửa giành lại chủ quyền có lóe lên vào năm 1885 dưới thời Hàm Nghi, rồi Thành Thái và Duy Tân, nhưng lực bất tòng tâm, kinh đô thất thủ, Việt Nam hoàn toàn bị đặt dưới quyền cai trị của người Pháp. Vương triều Nguyễn đã để mất nước (cho đến năm 1945), như chính Bảo Đại đã tuyên bố khi thoái vị: “Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Khi đang viết bài này, tôi đọc được một cuộc phỏng vấn ngắn với nhà thơ Nguyễn Duy trên báo Lao Động ra ngày 16-7-2008, với nhan đề “Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ”. Đây là câu thơ mà Nguyễn Duy dùng để mở đầu kịch bản phim Đi tìm dấu tích ba vua do Đài truyền hình TP.HCM thực hiện. Khi trả lời câu hỏi tại sao lại phải “khơi dòng lịch sử bị nghẽn” vào thời điểm này, nhà thơ Nguyễn Duy thổ lộ: “Cho đến bây giờ nhiều người biết rằng nhà Nguyễn có công lớn đối với nước nhà, nhưng không hiểu tại sao và từ lúc nào lại bị biến dạng, bị hạ thấp một cách oan sai về thang bậc giá trị lịch sử và văn hóa”. Nhìn chung, vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, kể cả “tấm huy chương” mà một số sử gia, trong đó có các nhà bỉnh bút ở Quốc Sử Quán, Nội các và Hàn Lâm viện triều Nguyễn đã gắn cho vua Gia Long nói riêng và vương triều Nguyễn nói chung. Nhưng vì chính vua Gia Long là người muốn giành lại vương quyền cho dòng họ mình để thành lập triều Nguyễn với bất cứ giá nào, kể cả việc cầu viện ngoại bang, cho nên con cháu ông sau đó đã phải trả một cái giá rất đắt khi quân đội thực dân Pháp đến xâm lược nước ta. Trong bài “Vài suy nghĩ về vị thế xứ Huế và vị thế lịch sử của nó” đăng trên tạp chí Sông Hương tháng 5-6 năm 1987, giáo sư Trần Quốc Vượng đã đưa ra một nhận định đầy công tâm và chính xác về nhà Nguyễn: “Có thời Nguyễn, chúng ta mới có được một Việt Nam hoàn chỉnh như ngày nay”. Và trong ngót hai thập niên qua, nhiều cuộc hội thảo khoa học và nhiều công trình nghiên cứu đã dần dần đem lại một cái nhìn rộng mở hơn chứ không còn gay gắt như trước đối với vương triều Nguyễn. . Nhà Nguyễn - lịch sử thăng trầm của một dòng họ Kỳ cuối: Khơi dòng lịch sử Như bao triều đại phong kiến khác tại VN trước đây, vương triều Nguyễn cũng đã được thành. phạt vào năm 1 788 . Việc thiết lập vương triều Nguyễn cũng dựa trên nền tảng của một số triều đại tiền nhiệm trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, mà căn cơ và quan trọng nhất của vương triều. Việt Nam” (Nguyễn Phương, 82 năm Việt sử, 180 2-1 88 4, Đại học Sư phạm Huế xuất bản, 1963). Nếu nói công bằng thì sự thống nhất quốc gia vào đầu thế kỷ 19 không phải là công riêng của ông vua