1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Quả mướp đắng trị đái tháo đường potx

3 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Quả mướp đắng trị đái tháo đường Mướp đắng (Momordica charatia L) là một loại rau ăn bằng quả được trồng phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong thực phẩm, quả mướp đắng được nấu với tôm, hấp với thịt, xào hoặc kho với cá. Đặc biệt quả mướp đắng dùng ăn sống là phương pháp tốt để tận dụng nguồn vitamin C khá phong phú cùng với nhiều loại acid amin cần thiết cho cơ thể con người. Quả mướp đắng, khi còn xanh, chứa 188mg vitamin C trong 100g phần ăn được. Nếu để chín, hàm lượng này giảm còn một nửa. Quả có kích thước nhỏ có hàm lượng vitamin C còn cao hơn quả to. Bảo quản ở nhiệt độ lạnh, có thể để được 4 tuần lễ vẫn không ảnh hưởng đến hàm lượng của loại vitamin này. Quả mướp đắng non cắt khoanh, đem phơi nắng, mất 80% vitamin C; khi nấu, quả cũng mất đi khoảng 40% vitamin C. Nếu ăn sống sẽ giữ được lượng vitamin C. Về mặt y học, quả mướp đắng có tên thuốc là khổ qua, chỉ được dùng lúc vỏ quả còn xanh hoặc hơi vàng. Dược liệu có vị đắng, tính lạnh không độc có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, tiêu khát, nhuận tràng, giảm ho, lợi tiểu, giảm đau, trừ độc, rất tốt cho những trường hợp ăn khó tiêu, bụng đầy ách, làm việc quá sức, mệt mỏi, mất nước nhiều. Nhân dân các tỉnh phía Nam rất ưa dùng quả mướp đắng để ăn sống hoặc nhồi thịt băm, đem hấp chín với tác dụng bổ mát, chống viêm nhiệt. Mướp đắng 1-2 quả, băm nhỏ, nấu với 400 ml nước còn 100 ml nước, uống làm hai lần trong ngày để chữa ho. Dùng ngoài, mướp đắng 2-3 quả, thái nhỏ, nấu nước tắm, lấy bã xát nhẹ trên da để trừ rôm sảy ở trẻ nhỏ. Nước ép quả mướp đắng bôi hàng ngày chữa chốc đầu. Đặc biệt dựa vào kinh nghiệm dân gian của các nước Ấn Độ, Philipin, Braxin, các nhà khoa học đã phát hiện trong quả mướp đắng có ít nhất 3 nhóm thành phần hóa học, trong đó có charantin có tác dụng hạ đường huyết và những tác dụng khác có lợi cho việc điều trị bệnh đái tháo đường. Do đó, họ đã ứng dụng thành công kết quả nghiên cứu vào việc đẩy lùi căn bệnh hiểm nghèo này. Dạng dùng thông thường là lấy quả mướp đắng còn xanh, thái mỏng, phơi khô, tán bột. Mỗi ngày uống 12-20g, chia làm 2-3 lần, uống sau bữa ăn với nước. Chú ý: Nếu dưới dạng trà khổ qua thì các đợt dùng quả và trà nên cách nhau, một số nhà khoa học cho rằng chấ t glucosid momodicin trong quả mướp đắng gây cảm giác “nghiện” cho người dùng. DS.Hữu Bảo Mướp đắng - vị thuốc quí Mướp đắng còn có tên gọi khác: Khổ qua, cẩm lệ chi, lương qua, mướp mủ, chua hoa (Mường) Bộ phận dùng là quả tươi hay khô, có thể dùng cả hạt và lá để làm thuốc. Trong quả có chứa glycozit đắng: momordixin, charantin; hỗn hợp các chất thuộc nhóm stigmastadienol; protid, acid amin; lipid và các sắc tố chủ yếu: lycopen; một số vitamin và mu ối khoáng. Hạt chứa chất béo và chất đắng. Theo Đông y mướp đắng vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can. Tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường. Dùng 1- 4 quả; nấu, xào, ép nước, pha hãm. Một số bài thuốc chữa bệnh có mướp đắng: Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Mướp đắng 2 - 3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần. Chữa ho: Mướp đắng 1 - 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày. Chữa thấp khớp: Lá mướp đắng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Nước sắc khổ qua: Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát. Nước chiết khổ qua ướp đường: Khổ qua tươi 1 - 2 quả. Khổ qua rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần. Dùng cho chứng nhiệt lỵ. Khổ qua xào đậu phụ: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân tiểu đường. Khổ qua xào thịt nạc: cách làm tương tự như trên, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, tiểu đường, đau mắt đỏ Khổ qua xào cà rốt: Khổ qua 60g, cà rốt 60g, thêm hành tiêu gia vị xào với lửa to. Ăn ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ với liều bằng nửa của người lớn. Thịt nạc hầm khổ qua củ c ải: Khổ qua 250g - 500g, thịt lợn nạc 125g - 250g, củ cải 100g - 200g. Khổ qua rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng; hầm với nước; khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng. Khổ qua xào bột tề: Khổ qua 60g, bột củ năn 60g. Khổ qua bỏ ruột thái lát, bột tề (củ năn) bóc v ỏ thái lát. Cho dầu vừng hoặc dầu thực vật xào to lửa, thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm loét niêm mạc môi miệng, viêm lưỡi và họng hầu. Ăn và nhai nuốt đều đau, sốt nóng. Ở miền Nam, tại các thành phố, thị trấn; món canh khổ qua nhồi thịt băm hoặc cá riêu canh chua khổ qua là những món ăn ngon miệng dễ tiêu được mọi người ưa thích. Kiêng kỵ: Người có tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều. TS. Nguyễn Đức Quang Mướp đắng ngăn chặn khối u di căn Nữ giáo sư Ratna Ray cùng cộng sự ở ĐH Saint Lonis, Mỹ vừa kết thúc nghiên cứu và phát hiện thấy mướp đắng, tên khoa học là Momordica charantia, một loại quả được người dân châu Á hay dùng, có tác dụng rất tốt trong việc giảm đường huyết và cholesterol, đặc biệt nó còn có tác dụng kích hoạt một loạt các hoạt hóa ở mức cellular và làm cho các tế bào ung thư vú ở phụ nữ ngừng di căn. Chính vì những tác dụng này mà người Trung Quốc, Ấn Độ thường dùng dịch ép từ mướp đắng cho mục đích chữa bệnh trong nhiều thế kỷ qua. Kết quả của nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Nghiên cứu ung thư của Hiệp hội Ung thư Mỹ số ra tháng 3/2010. Hiện nay nhóm đề tài đang nghiên cứu tiếp tác dụng các chiết xuất từ mướp đắng ở động vật và nếu kết quả như mong đợi sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên con người. Lý do, trong mướp đắng có chứa nhiều hợp chất hữu ích như phytochemicals carotenoids, flavanoids, polyphenols và vitamin C DUY HÙNG . Quả mướp đắng trị đái tháo đường Mướp đắng (Momordica charatia L) là một loại rau ăn bằng quả được trồng phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong thực phẩm, quả mướp đắng được. phát hiện trong quả mướp đắng có ít nhất 3 nhóm thành phần hóa học, trong đó có charantin có tác dụng hạ đường huyết và những tác dụng khác có lợi cho việc điều trị bệnh đái tháo đường. Do đó,. dùng quả và trà nên cách nhau, một số nhà khoa học cho rằng chấ t glucosid momodicin trong quả mướp đắng gây cảm giác “nghiện” cho người dùng. DS.Hữu Bảo Mướp đắng - vị thuốc quí Mướp đắng

Ngày đăng: 31/07/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN