1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Để “sếp” và “lính” chung sống hòa bình pdf

4 391 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 133,96 KB

Nội dung

Để “sếp” và “lính” chung sống hòa bình Mâu thuẫn giữa thủ trưởng và nhân viên là chuyện thường ngày nơi công sở. Và không ít người rơi vào nỗi tâm sự “ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu” này. “Sếp là cấp trên. Nhiều lần bị mắng oan, giận sếp quá mà hổng dám tranh luận lại bởi mình dở khoản này. Ngậm bồ hòn suốt nên hễ gặp mặt sếp là cơ cười không hoạt động…” - Thu Hằng (nhân viên kinh doanh) thổ lộ. Nỗi lòng của “lính” Quản lý của Hằng là một phụ nữ lớn tuổi và chịu… ngọt. Ở bộ phận Hằng làm việc, quá nửa là các chị đã lập gia đình, thường thích tám trong giờ làm việc. Hằng thành người “đặc biệt” khi không biết tám, lúc cả phòng đi mua sắm cùng sếp lại không tham gia. Thế là Hằng trở thành bia đỡ đạn cho các chị trong phòng, nhất cử nhất động của Hằng đều bị sếp để ý và rầy la. Hằng chuyển từ e dè sang sợ sếp! “Để được lòng sếp và được duyệt các đơn bán hàng thì phải biết…nịnh. Mình tự tin về khoản giao tiếp và kỹ năng bán hàng nhưng thẳng tính quá nên khó được sếp ưa” - Hằng cho biết. Không giải tỏa được gút mắc này, Hằng rơi vào stress. Thanh Thảo (Công ty truyền thông Mind Caster) và sếp có hai hướng nhìn… lệch nhau gần như trong mọi vấn đề. Sếp thì cho rằng cái tôi của Thảo quá mạnh, sống lạnh lùng với đồng nghiệp, như vậy sẽ tạo ra khoảng cách “Thảo thì thích tập trung tối đa trong công việc, còn việc trò chuyện thì dành cho những buổi cà phê, ăn uống. Mà những chuyện này nếu mình không nói sếp sẽ không hiểu” - Thảo cho biết. Thế là Thảo chọn một ngày chủ động nói chuyện với sếp. Thảo lắng nghe sếp nói, sau đó phản biện. “Nhờ những cuộc trò chuyện hai chiều ấy mà quan hệ của Thảo, sếp và nhiều đồng nghiệp trở nên thân thiết hơn” - Thảo vui vẻ nói. Không chọn cách giải quyết như Thanh Thảo, anh bạn Tấn Danh (nhân viên nhà hàng S) quyết định thôi việc sau khi tạt chén nước mắm vào mặt quản lý, bởi theo Danh, “ỷ làm sếp bắt nạt lính”. “Mình cũng dở khi làm vậy nhưng lúc đó ức quá. Dẫu sao biết kiềm chế vẫn hay hơn cả”, Danh tâm sự. Và tâm sự của sếp “Không chỉ nhân viên mới khổ, làm quản lý còn khổ trăm bề ấy chứ” - chị Vân Anh, giám đốc một công ty kinh doanh sắt thép, tâm sự. “Kinh doanh hàng “nặng”, mỗi đơn hàng vài trăm triệu, vài tỷ đồng, lắm lúc cô nhân viên kinh doanh bất cẩn làm thất thoát hàng trăm triệu chỉ vì lơ đễnh mình cũng ức lắm. La hoài thì các em ấy sợ mình, gặp nhau mặt nặng mày nhẹ nên mình phải vừa khéo léo nhắc nhở vừa động viên. Lúc ức quá cũng chỉ dám đùa: Sau này chọn chồng đừng để sai mãi như thế em nhé” - chị Vân Anh cho biết. Không phải mâu thuẫn sếp - lính nào cũng được giải quyết êm đẹp. Du khách ở Vũng Tàu một phen hú vía khi chứng kiến cảnh ba anh nhân viên một công ty may mặc đè sếp ra tẩn, phải nhờ đến công an can thiệp. Vốn không ưa người quản lý của mình nên sau một chầu nhậu sương sương, ba anh chàng mới hành xử như thế. “Giữa sếp và nhân viên nếu không tìm được tiếng nói chung, chưa có sự đồng thuận về mục tiêu chung và chưa hiểu biết nhiều về nhau rất dễ nảy sinh xung đột” - chuyên viên tư vấn tâm lý Lê Thị Linh Trang cho biết. Theo chuyên viên Linh Trang, nhiều nhân viên có tâm lý “sẵn sàng chiến đấu” với sếp, tạo sẵn một cái “khiên” khi trao đổi với sếp. Nhiều người còn thích chê bai, không nể phục cấp trên, không hiểu tính chất công việc của người quản lý. Tuy nhiên cũng không ít sếp thường hay áp đặt ý kiến chủ quan lên nhân viên nên xung đột dễ xảy ra. “Những rào cản tâm lý này là chất xúc tác tạo ra xung đột. Để hóa giải điều này, tôn trọng lẫn nhau là phương thuốc hữu hiệu nhất”, bà Linh Trang cho biết. “Dưới góc độ nhân viên, khi nhận nhiệm vụ từ sếp, bạn đừng nghĩ mình là “cấp dưới” mà là cộng sự của sếp, đang thực hiện công việc của mình, không phải đang làm một việc mà người khác sai bảo. Điều sếp trông đợi nhất ở nhân viên là hiệu quả công việc, vì thế hãy luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, hơn là dành thời gian vào việc tìm cách giải quyết xung đột với sếp và nói xấu sếp. Và dù là sếp, họ cũng cần được cấp dưới quan tâm và chia sẻ, vì vậy nên có sự quan tâm cá nhân ở mức độ vừa phải với lãnh đạo Giữa sếp và nhân viên dù khác nhau bao nhiêu đi nữa vẫn có cái chung để hướng tới, đó là thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chung của đơn vị. Có thể lấy điều này để làm điểm tựa khi đi làm. Điều này là điểm quan trọng trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp” - bà Trang chia sẻ thêm. . Để “sếp” và “lính” chung sống hòa bình Mâu thuẫn giữa thủ trưởng và nhân viên là chuyện thường ngày nơi công sở. Và không ít người rơi vào nỗi tâm sự “ai cũng hiểu,. của Hằng đều bị sếp để ý và rầy la. Hằng chuyển từ e dè sang sợ sếp! Để được lòng sếp và được duyệt các đơn bán hàng thì phải biết…nịnh. Mình tự tin về khoản giao tiếp và kỹ năng bán hàng. với lãnh đạo Giữa sếp và nhân viên dù khác nhau bao nhiêu đi nữa vẫn có cái chung để hướng tới, đó là thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chung của đơn vị. Có thể lấy điều này để làm điểm tựa khi đi

Ngày đăng: 31/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w