Phép chọn nhân tài của nhà Hậu Lê ppt

5 203 0
Phép chọn nhân tài của nhà Hậu Lê ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phép chọn nhân tài của nhà Hậu Lê Tính từ năm 1442 đời vua Lê Thánh Tông đến đời vua Lê Cung Hoàng (1526), nhà Lê tổ chức được 26 kỳ thi đại khoa, lấy đỗ 989 vị tiến sĩ trong đó có 63 người dự bậc Tam khôi. Lê Quý Đôn cho như thế là thịnh đạt lắm. Năm 1426, sau khi đánh thắng giặc Minh, mới đến Đông Đô đóng quân ở dinh Bồ Đề, vua Lê Thái Tổ đã mở khoa thi lấy đỗ 36 người. Năm Thuận Thiên thứ 2 (1429), ra chỉ dụ lập nhà học ở các phủ, huyện, lộ chọn con em những nhà lương thiện sung làm Lộ hiệu sinh cử những nhà Nho xứng đáng để dạy dỗ. Đặt trường Quốc Tử Giám ở kinh đô cho con cháu các đại thần, quan viên và thường dân có năng lực được vào học tập. Lại hạ chiếu cho quân dân các bộ và những người đang ẩn dật, các quan từ tứ phẩm trở xuống ai tinh thông kinh sử thì đến Đô sảnh đường để thi khoa Minh kinh. Năm thứ 4 (1431), thi khoa Hoành từ để chọn người văn hay, học rộng. Nhà Lê mới phục quốc, lòng người chưa muốn ra làm quan cho nên cách thi lúc đầu còn đơn giản, các khoa Minh kinh, Hoành từ chỉ tùy tài chọn dùng không bó buộc. Phép thi như của nhà Trần. Năm Thiệu Bình thứ nhất (1434), Thái Tông xuống chiếu: "Muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học. Phép chọn người thì lấy thi cử làm đầu. Nước nhà từ khi trải qua binh lửa, anh tài như lá mùa thu, tuấn kiệt như sao buổi sáng. Thái tổ mới dựng nước đã lập hệ thống trường học, nhưng lúc mới mở mang chưa đặt khoa thi. Ta noi theo chí tiên đế, muốn cầu được người hiền tài để thỏa lòng mong đợi. Nay định lệ khoa thi, hẹn tới năm Thiệu Bình thứ 5 (1438) thi Hương ở các đạo, đến năm thứ 6 (1439) thi Hội ở Đô sảnh đường." Từ đó về sau cứ 3 năm 1 khoa thi, đặt làm thường lệ. Cứ thi đỗ đều cho là tiến sĩ xuất thân theo thứ bậc. Phép thi thì trường nhất thi một bài Kinh nghĩa và Nghĩa Tứ thư, mỗi sách một bài hạn trên 300 chữ. Trường nhì thi chế, chiếu, biểu. Trường ba thi thơ phú, trường tư thi văn sách một bài, hạn 1.000 chữ trở lên". Năm Đại Bảo thứ 3 (1442), thi Hội, thi Đình, lấy tam khôi cập đệ lại sai soạn văn dựng bia tiến sĩ. Đây là khoa thi được chuẩn bị kỹ lưỡng có quy chế chặt chẽ, có hội đồng khảo hạch được chuẩn hóa theo chức danh gồm các quan hiệu: Quan Đề đầu, Hội đồng giám khảo (chánh, phó chủ khảo và giám thị), quan Tuần xước, quan Thủ quyển Tượng thờ vua Lê Thánh Tông tại Quốc Tử Giám, Hà Nội. Năm Thái Hòa thứ 6 (1448), thi Hội, thi Đình, vua Lê Nhân Tông cho chia người đỗ ra làm chánh bảng, phụ bảng. Năm Quang Thuận thứ 3 (1462), vua Lê Thánh Tông định lệ, người nào có đức hạnh mới được ghi vào sổ ứng thí. Những người bất hiếu, bất mục, loạn luân, điêu toa, những người con nhà làm nghề hát xướng, ngụy quan, có tiếng xấu thì bản thân và con cháu dù có học vấn văn chương cũng không được đi thi Năm thứ 4 (1463), thi Hội có 4.400 người ứng thí mà chỉ lấy đỗ 40 người. Từ đây các năm 1466, 1472, 1475, 1478, 1481, 1484 đều tổ chức thi Hội. Đổi chức danh trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa làm tiến sĩ cập đệ, chánh bảng làm tiến sĩ xuất thân, phụ bảng là đồng tiến sĩ xuất thân. Lập bia tiến sĩ từ năm 1442 đến năm 1484 là 25 tấm. Định nhật kỳ thi Hương và số lượng hương cống được lấy ở các trường nhiều hay ít tùy theo dân số từng địa phương. Sai quan Hàn lâm viện đi làm khảo quan trường thi Hương cả nước. Ban mũ áo tiến sĩ theo thứ bậc cao thấp mà định màu sắc, kiểu cách, hoa văn khác nhau. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi Lê Cung Hoàng. Việc thi cử triều Lê tạm thời bị dừng lại. . Phép chọn nhân tài của nhà Hậu Lê Tính từ năm 1442 đời vua Lê Thánh Tông đến đời vua Lê Cung Hoàng (1526), nhà Lê tổ chức được 26 kỳ thi đại khoa, lấy. Phép thi như của nhà Trần. Năm Thiệu Bình thứ nhất (1434), Thái Tông xuống chiếu: "Muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học. Phép chọn người thì lấy thi cử làm đầu. Nước nhà. Hoành từ để chọn người văn hay, học rộng. Nhà Lê mới phục quốc, lòng người chưa muốn ra làm quan cho nên cách thi lúc đầu còn đơn giản, các khoa Minh kinh, Hoành từ chỉ tùy tài chọn dùng không

Ngày đăng: 31/07/2014, 13:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan