1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu Nhà Hậu Lê 5 doc

4 429 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 250 KB

Nội dung

Nhà Hậu Dòng dõi Trừ Nguyễn Kim bị sát hại, con rể là Trịnh Kiểm lên thay. Năm 1548 vua Trang Tông mất, con là Trung Tông lên thay. Được 8 năm Trung Tông mất không con nối, Trịnh Kiểm tìm một người tôn thất là dòng dõi Trừ (anh Thái Tổ) lên ngôi, tức là Anh Tông. Đám rước vua cùng đoàn tùy tùng-Tranh vẽ Thế kỷ XVIII Năm 1570, Trịnh Kiểm chết, hai con Trịnh Cối, Trịnh Tùng tranh ngôi. Con lớn là Cối yếu thế sang hàng Mạc. Vua Anh Tông muốn giành lại quyền lực từ tay Tùng nên mâu thuẫn với Tùng, chạy đi nơi khác. Tùng lập con út của vua lên ngôi, tức là Thế Tông và lùng bắt cha con vua mang về giết chết. Việc triều chính từ đó hoàn toàn do họ Trịnh quyết định không cần hỏi vua (xem chi tiết bài Chúa Trịnh). Chiến tranh Lê- Mạc là trên danh nghĩa, thực ra là chiến tranh Trịnh-Mạc. Nhờ tài năng của Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, quân nhà dần dần thắng thế. Năm 1592, quân Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc bỏ chạy lên cát cứ ở Cao Bằng. Khoanh tay rủ áo Một chiếc đỉnh bằng gốm trang trí đắp nổi rồng và nghê được làm vào năm 1736 (thời Cảnh Hưng) tại làng Bát Tràng. Tượng hổ bằng gốm làm tại làng Bát Tràng thời Cảnh Hưng. Sau cái chết của vua Anh Tông, cháu vua là Kính Tông (Duy Tân - con vua Thế Tông) cũng có ý định chống Trịnh Tùng và cũng bị thắt cổ năm 1619. Kể từ đó các vua hoàn toàn “khoanh tay rủ áo”, như cách nói của các sử gia đương thời, đối với chính sự. Mọi công việc từ trị sự đến quân sự đều do chúa Trịnh đảm đương. Khi kinh thành được khôi phục, ngoài cung vua phía đông còn có phủ chúa ở phía tây. Vì vậy, mọi thành tựu, sự kiện, từ quân sự đến xã hội, thịnh trị hay rối ren, đều do tay họ Trịnh. Các chúa Trịnh đều là những người giỏi cai trị và ngoại giao nên tình hình Bắc Hà - khi họ Nguyễn đã cát cứ trong Nam - nhìn chung ổn định. Chẳng những việc chính sự mà ngay cả chuyện vợ con của các vua cũng do các chúa Trịnh sắp đặt. Phần nhiều vợ các vua là con gái họ Trịnh để ràng buộc. Sau Kính Tông, trong một thời kỳ dài không có vua nào chống đối họ Trịnh. Tuy nhiên, các tôn thất không phải hoàn toàn chịu mất quyền, điển hình là Duy Mật và thái tử Duy Vĩ. Duy Mật định làm binh biến ở Thăng Long lật đổ họ Trịnh nhưng không thành nên trốn ra ngoài khởi nghĩa, cát cứ ở Trấn Ninh 30 năm trời. Thái tử Duy Vĩ (con vua Hiển Tông) cũng muốn khôi phục quyền cho nhà nhưng bị chúa Trịnh Sâm giết năm 1771. Các vua Chân Tông, Huyền Tông, Gia Tông đều là vua thiếu niên và mất sớm. Các vua Thế Tông, Thần Tông, Dụ Tông, Hy Tông, Thuần Tông và nhất là Hiển Tông (Cảnh Hưng) sau này là những ông vua “khoanh tay rủ áo” như vậy. Khi Nguyễn Huệ ra bắc dẹp họ Trịnh (1786), vua Hiển Tông than thở: “Trời sai nhà chúa phò ta. Chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui. Mất chúa, tức là cái lo lại về ta, ta còn vui gì”. Câu nói đó phản ánh tư tưởng an phận giữ mình của các vua Lê. Nhà kết thúc Sau khi Hiển Tông mất, đúng lúc Tây Sơn rút về nam. Cháu vua là Duy Kỳ (con Duy Vĩ) lên thay, tức là vua Chiêu Thống. Được tác động của anh em Tây Sơn, vua muốn khôi phục lại địa vị cũ, báo thù cho cha, nên khi họ Trịnh ngóc đầu trở lại, lập tức Chiêu Thống gọi tướng giỏi nhất Bắc Hà lúc đó là Nguyễn Hữu Chỉnh ở Nghệ An ra cứu. Chỉnh đánh tan quân Trịnh, đuổi Trịnh Bồng đi mất tích. Nhưng sau đó vua lại bị Chỉnh lộng quyền. Tây Sơn kéo ra giết Chỉnh, rồi tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm cũng mưu đồ cát cứ. Chiêu Thống phải bỏ đi lưu vong. Bản ý của Nguyễn Huệ vẫn muốn tôn phò nhà Lê, nhưng Chiêu Thống lại không muốn sống chung với Tây Sơn nên sang cầu viện nhà Thanh (1788). Nhà Thanh phát binh đánh Việt Nam. Trước tình thế đó, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, tức là vua Quang Trung mang quân đánh tan quân Thanh (1789), Chiêu Thống bỏ chạy theo về Trung Quốc. Dù sau đó Duy Kỳ cố xin viện binh lần nữa nhưng bằng chính sách ngoại giao khéo léo, nhà Tây Sơn đã tránh được cuộc đụng đầu khác với nhà Thanh. Vua Thanh không phát binh nữa, phân tán các bầy tôi nhà Lê, tách khỏi Duy Kỳ để cô lập dần. Duy Kỳ uất hận chết ở Bắc Kinh năm 1792 lúc mới 28 tuổi. Nhà Hậu chính thức mất năm 1789, trước sau tồn tại 355 năm, chỉ có 6 năm gián đoạn, là triều đại phong kiến dài nhất trong lịch sử Việt Nam (không tính Hồng Bàng). Nhận định Bia Điện Nam Giao đặt tại Điện Nam Giao thời Trung Hưng . Nhà Hậu Lê Dòng dõi Lê Trừ Nguyễn Kim bị sát hại, con rể là Trịnh Kiểm lên thay. Năm 154 8 vua Trang Tông mất, con là Trung Tông lên thay. Được. tôn thất là dòng dõi Lê Trừ (anh Thái Tổ) lên ngôi, tức là Lê Anh Tông. Đám rước vua Lê cùng đoàn tùy tùng-Tranh vẽ Thế kỷ XVIII Năm 157 0, Trịnh Kiểm chết,

Ngày đăng: 24/12/2013, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w