Một số điểm chính cần quan tâm trong việc đánh giá Vương triều Trịnh Nhà Trịnh tồn tại trong lịch sử dân tộc hơn 240 năm vào các thế kỷ XVI – XVII – XVIII, nhưng cho đến nay nhận thức về Nhà Trịnh - Vị trí và vai trò lịch sử vẫn còn nhiều điều cần được làm sáng tỏ hơn. Vì vậy, chúng ta cần hết sức lưu tâm một số điểm mấu chốt sau: Phủ Chúa Trịnh điều hành chính sự là một tất yếu lịch sử Điều trước tiên chúng ta phải đề cập đến là Bối cảnh lịch sử xã hội lúc đó, khi mà chế độ phong kiến đang suy tàn, con cháu nhà Lê không còn đủ sức để cai quản đất nước, khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra có lúc trầm trọng, cả dân tộc đang cần có một chính quyền đủ sức để bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Trong điều kiện xã hội Việt Nam như vậy thì việc các chúa Trịnh từng bước lấn át vua Lê là có yêu cầu khách quan. Thực tế yêu cầu là chúa Trịnh phải nắm thực quyền để điều hành xã hội, quản lý đất nước. Bên cạnh “Lục bộ” của nhà vua, họ phải đặt ra “Lục phiên” của phủ chúa để thực sự hành động. Chính nhờ vậy mà: - Về đối nội, đã giữ gìn được kỷ cương phép nước, đưa xã hội Việt Nam phát triển ở mức nhất định (tuy vẫn không thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội). - Về đối ngoại, giữ gìn được độc lập dân tộc, không những không bị các chính quyền phong kiến Trung Quốc xâm lược, thôn tính mà còn bảo vệ được lãnh thổ quốc gia, như việc đòi lại khu mỏ đồng Tụ Long mà Trung Quốc đã chiếm. - Về phát triển đất nước, đã tiến hành được một số đổi mới, cải tiến mà đáng kể là Trịnh Cương, Trịnh Doanh đã cải tiến quản lý kinh tế tài chính, nhất thời giảm bớt được khó khăn về tài chính nhà nước và đời sống nhân dân, cải tiến bộ máy quản lý hành chính, tăng tinh thần trách nhiệm của các quan lại; cải tiến chế độ giáo dục, thi cử, nâng cao chất lượng tuyển chọn nhân tài; ít nhiều cải tiến tổ chức quân sự gia tăng thêm tiềm lực quốc phòng… Thái độ của triều đình Lê - Trịnh đối với các cuộc khởi nghĩa nông dân và việc ly khai của chúa Nguyễn ở phương Nam - Nhìn chung, khởi nghĩa nông dân là biểu hiện sâu sắc mâu thuẫn giữa nông dân và phong kiến thống trị. Nhưng khi cần bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, cần có lực lượng thống nhất để chống ngoại xâm, sự đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nông dân làm chia tách đất nước, suy yếu dân tộc trước nạn ngoại xâm là cần thiết. Vấn đề ở đây là cần phải phân biệt thái độ đối với từng cuộc khởi nghĩa. - Còn vấn đề đặt ra khả năng đàm phán hòa bình giữa Trịnh - Nguyễn thực tế đã không xảy ra. Điều cơ bản để thống nhất là thị trường dân tộc tư bản chủ nghĩa thì chưa có, mà lực lượng cát cứ phong kiến hai miền lại dường như ngang sức nhau. Chỉ chấp nhận hưu chiến chứ không chấp nhận thống nhất. Như vậy, không thể có cục diện thống nhất một cách hòa bình được. Tất nhiên chia cắt đất nước, gây chiến tranh liên miên, làm hao phí bao sinh lực, tài sản của dân tộc thì các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đều phải chịu trách nhiệm. Nhưng cũng do chia tách mà đã dẫn tới việc chủ động mở rộng lãnh thổ, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở mỗi miền, là một trạng thái tiến bộ. Thái độ với sự truyền giáo của phương Tây và quan hệ thương mại với phương Tây Việc buôn bán với nước ngoài có lúc phát triển như ở Kinh Kỳ, Phố Hiến là có phần nào đó kinh tế hàng hóa phát triển. Nhưng cái đó phần nào cũng là do nhu cầu chiến tranh Nam, Bắc mà các chúa Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài đã lợi dụng việc giao thương với phương Tây để tăng thêm tiềm lực. Đội quân truyền giáo vào cũng trong một tình trạng như thế, mặt khác các chúa đều lo lắng cảnh giác trước nạn ngoại xâm nên có phần hạn chế, có lúc đi đến hủy bỏ các quan hệ. Cuối cùng, để đánh giá được toàn diện, chúng ta cũng phải nêu lên những cống hiến về văn học, nghệ thuật đương thời. Như thừa nhận, Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm vừa là nhà quản lý, vừa là nhà thơ, có nhiều cống hiến trong văn học với các tuyển tập thơ gồm hàng trăm bài. Hay như Trịnh Thị Ngọc Trúc với Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa vừa có tinh thần văn học, vừa có tính “từ điển học”. Và Phạt thuyết bảo phụ mẫu âm của Trịnh Quán cũng có cống hiến nhất định về văn hóa… Riêng về nghệ thuật tạo hình điêu khắc gỗ đá, đã có tác dụng đánh dấu sự phát triển đặc biệt của nghệ thuật này trong thời kỳ Lê - Trịnh, thế kỷ XVI - XVII. Có thể nói văn hóa Lê - Trịnh là kết quả của hơn 200 năm đào tạo và phát triển nhân tài của cả dân tộc. Cả đến lúc Lê suy, Trịnh mạt, văn hóa Lê - Trịnh vẫn tìm đường tiến lên qua chông gai của lịch sử. Có thể kể ra những dòng họ khoa bảng - sản phẩm cao của văn hoa Lê - Trịnh: Dòng họ Bùi tiêu biểu như Bùi Huy Bích. Dòng họ Lê - Duyên Hà tiêu biểu như Lê Quý Đôn. Dòng họ Ngô tiêu biểu như Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Sỹ. Dòng họ Nguyễn - Tiên Điền, tiêu biểu như Nguyễn Khản, Nguyễn Du. Dòng họ Nhữ, tiêu biểu như Nhữ Đình Toản, Nhữ Đình Hiền. Dòng họ Phan, tiêu biểu như Phan Huy Cận, Phan Huy Ích. Dòng họ Lê - Liêu Xá, tiêu biểu như Lê Hữu Kiều, Lê Hữu Trác. Dòng họ Nguyễn - Đại Mỗ tiêu biểu như Nguyễn Quý Đức. Dòng họ Nguyễn thân tộc vương triều, tiêu biểu như Nguyễn Gia Thiều. Dòng họ Phạm, tiêu biểu như Phạm Đình Hổ… Mới nghe tên, chúng ta đã thấy lừng danh. Khi đọc đến, chúng ta lại càng khâm phục. Rõ ràng là cống hiến của vương triều Trịnh cần được lịch sử ghi nhận và tôn vinh. Sau khi làm rõ thêm một bước công lao của họ Trịnh, chúng tôi kiến nghị: - Xác định rõ công lao của họ Trịnh trong biên soạn và giảng dạy lịch sử. - Ghi công lao đó bằng cách lấy tên một số danh nhân họ Trịnh đặt cho các đường phố. - Quy hoạch và công nhận di tích lịch sử về nhà Trịnh ở Thanh Hóa, Hà Nội và các tỉnh thành phố khác. - Sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật, điêu khắc, kiến truc thời Lê – Trịnh. Nhìn chung lại, trong hơn hai thế kỷ (1545 - 1786) tồn tại và cống hiến vào lịch sử dân tộc, vuơng triều Trịnh đã sản sinh ra nhiều danh nhân cho đất nước. Tiêu biểu về xây dựng và phát triển kinh tế là Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Doanh, về văn hóa là các nhà thợ Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm và nhà từ điển học Trịnh Thị Ngọc Trúc; nổi danh về tự trọng và tiết tháo là Trịnh Khải đã không chịu đầu hàng mà tự quyên sinh khi thất thế; và xuất sắc về quân sự là Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng mà cuộc hội thảo khoa học của chúng ta hôm nay vinh dự được sáng rõ tài năng của nhà Chúa. . Một số điểm chính cần quan tâm trong việc đánh giá Vương triều Trịnh Nhà Trịnh tồn tại trong lịch sử dân tộc hơn 240 năm vào các thế kỷ XVI. Nhà Trịnh - Vị trí và vai trò lịch sử vẫn còn nhiều điều cần được làm sáng tỏ hơn. Vì vậy, chúng ta cần hết sức lưu tâm một số điểm mấu chốt sau: Phủ Chúa Trịnh điều hành chính sự là một tất. và phát triển kinh tế là Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Doanh, về văn hóa là các nhà thợ Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm và nhà từ điển học Trịnh Thị Ngọc Trúc; nổi