Quan chế dưới triều Lý Năm Thuận Thiên thứ 1 (1010), vua Lý Thái Tổ phong quan tước có các danh hiệu Thái sư, Thái phó, Thái bảo, tổng quản, tướng công, cơ mật sứ, tả hữu Kim ngô, tả hữu Vũ vệ, Viên ngoại lang, còn các chức khác vẫn theo như nhà Đinh và Tiền Lê. Năm Thiên Thành thứ 1 (1028), vua Lý Thái Tông đặt thêm chức Thượng tướng tôn quan (như an quốc, phụ quốc, khuông quốc) để phong cho cha hoàng hậu. Lại đặt tả hữu Khu mật, tả hữu Tham tri, Chính sự, tả hữu Gián nghị, trung thư Thị lang cùng các chức Uy nghi thượng tướng, Định thắng thượng tướng, tả hữu tâm phúc, nội thị, Đô thống đại nguyên soái. Năm Long Thụy thứ 1 (1054), vua Lý Thánh Tông đặt chức Văn Minh điện đại học sĩ, đổi chức thư gia làm Án ngục lại. Năm Quảng Hựu thứ 3 (1087), vua Lý Nhân Tông đặt chức Hàn Lâm viện; Năm 1088, đặt chức Thập hỏa thư gia (Nội hỏa thư gia, Ngự khố thư gia, Chi hầu thư gia, Nội thư gia, Lệnh thư gia ). Đặt chức tụng quan chầu hầu canh nhà vua, chức kiểm hiệu bình chương quân quốc trọng sự. Năm 1118, đặt chức bộ Thị lang, Trung thư thừa. Năm 1128, Lý Thần Tông đặt chức Thượng thư sảnh, Viên ngoại lang, đông tây Cáp môn sứ, tả hữu Ty lang trung cho quan văn; các hiệu Chỉ huy sứ, Nội vụ vệ, Nội hỏa đầu cho quan võ. Nói chung, quan chế triều Lý đã khá hệ thống, rõ ràng, văn võ đều có 9 phẩm. Lấy 3 chức Thái sư, Thái phó, Thái bảo và 3 chức Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo cùng Thái úy, Thiếu úy, nội ngoại Hành điện đô tri sự, Kiểm hiệu bình chương sự đều là những chức trọng yếu của đại thần. Văn thì có bộ Thượng thư, tả hữu tham tri, tả hữu gián nghị. Bộ Thị lang thì có tả hữu ty lang trung, thượng thư sảnh viện ngoại lang, tả hữu phúc tâm, phủ sĩ sư, điện học sĩ, Hàn lâm viện học sĩ, vệ đại phu, thừa trực lang, thừa tín lang là các chức trọng yếu làm việc trong triều. Ở ngoài thì có chức tri phủ, phán phủ, tri châu. Võ ban thì có đô thống, nguyên soái, tổng quản, khu mật sứ, tả hữu kim ngô, thượng tướng, đại tướng, đô tướng, tướng quân. Các vệ có uy vệ, kiêu vệ, định thắng, chỉ huy sứ, vũ vệ vũ tiệp, vũ lâm Tại các lộ, trấn, trại đều đặt quan và binh đóng giữ. Đời Lý còn có chức hành khiển, dùng trung quan (hoạn quan) để gia thêm danh hiệu Nhập nội Hành khiển đồng trung thư môn hạ bình chương sự, đó là chức quan trọng hậu giữ then chốt chính sự của triều đình. Khoa cử triều Lý Trong 215 năm, nhà Lý tổ chức được 8 kỳ thi Đại khoa, đào tạo được một số lượng trí thức tiêu biểu, đặt nền móng cho công cuộc giáo dục, khoa cử đối với các triều đại sau của nhà nước Đại Việt. Từ trường học lớn đầu tiên Sau khi dời đô về Thăng Long, việc dạy Nho học và Hán học tuy chưa được quy định thành thể chế, nhưng từ buổi ban đầu, triều đình đã chủ trương cho các hoàng thân, quốc thích, con cháu các đại thần và các nhà lương thiện được học chữ Hán xen lẫn với kinh điển Phật giáo. Năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070), vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Văn Miếu ở phía nam Hoàng thành Thăng Long để Hoàng thái tử đến học, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử và Tử phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử), vẽ tượng "Thất thập nhị hiền" bày ở Văn Miếu, bốn mùa tế lễ. Đó là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường học lớn đầu tiên của nước ta. Đây là một sự kiện văn hóa được ghi vào quốc sử. Dần dần Quốc Tử Giám được chuyển thành trường học của con em dòng dõi vua chúa, quý tộc, con em đại thần, quan lại Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Để có người trông nom việc học hành, ngay trong năm 1070, vua Lý Nhân Tông mở khoa thi "Văn học Tuấn tú". Lý Dụng Quang và những người thi đỗ được bổ nhiệm vào làm việc và giảng dạy trong Quốc Tử Giám. Từ đó việc học tập, thi cử ngày càng đi vào nề nếp và phát triển. Đến ghi chép về các khoa thi Năm Ất Mão, niên hiệu Thái Ninh 4 (1075), vua Lý Nhân Tông xuống chiếu mở khoa thi Minh kinh bác học và Nho học Tam trường. Đây là khoa thi Nho học đầu tiên, Lê Văn Thịnh và 10 người đỗ được liệt vào hàng khai khoa của làng khoa bảng nước nhà. Năm Bính Dần, niên hiệu Quang Hữu thứ 2 (1086), vua Lý Nhân Tông mở khoa thi chọn người bổ sung vào Hàn lâm viện. Mạc Hiển Tích đỗ đầu được bổ chức Hàn lâm học sĩ. 66 năm sau, năm Nhâm Thân, niên hiệu Đại Định năm thứ 13 (1152), tháng 10, vua Lý Anh Tông tổ chức thi điện. Năm Ất Dậu, niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 3 (1165), vua Lý Anh Tông mở khoa thi học sinh. Hai khoa này không thấy ghi tên người đỗ. Năm Ất Tỵ, niên hiệu Trinh Phù năm thứ 10 (1185), vua Lý Cao Tông thi sĩ nhân trong nước. Lấy đỗ đầu là Bùi Quốc Khải, Đặng Nghiêm và 30 người trúng tuyển. Những người giỏi thi thư được vào hầu vua học ở ngự điện. Những người không đỗ vào học ở Quốc Tử Giám. Năm Quý Sửu, niên hiệu Thiên Tư Gia Thụy năm thứ 8 (1193) vua Lý Cao Tông khảo hạch các quan văn, võ trong ngoài, ai đỗ thì thăng chức, ai không đỗ thì giáng. Cùng năm lại thi sĩ nhân chọn người vào hầu vua học. Năm Ất Mão, niên hiệu Thông Tư Gia Thụy năm thứ 10 (1195) vua Lý Cao Tông mở khoa thi Tam giáo (Nho, Đạo, Thích) ai đỗ cho ra làm quan. Đời vua Lý Huệ Tông (1211-1224) còn mở được một khoa thi Thái học sinh lấy đỗ 5 người. Phạm Công Bình người xã An Lạc, tỉnh Sơn Tây đỗ Đệ nhất giáp đệ nhất danh. Nhìn chung, triều Lý thời gian giữa các khoa thi cách nhau khá xa và không đều, thể chế các khoa thi không được sử sách ghi chép rõ, những khoa thi 1152, 1165, 1193 không ghi rõ tên người đỗ. Theo nhận xét của sử gia Ngô Thì Sĩ: "Bấy giờ phép thi khoa cử chưa có thể thức nhất định, hoặc đương thời, khi cần thì có chiếu nhà vua gọi những sĩ nhân trong nước vào thi ở trong sân điện (gọi là điện thí) mà sử cũ không chép kỹ. Số người lấy đỗ theo công việc ở Quán, Các mà tuyển dụng, số lượng rất thất thường". Tuy vậy, với trách nhiệm của triều đình, việc học tập, thi cử, bước đầu được chú ý . Quan chế dưới triều Lý Năm Thuận Thiên thứ 1 (1010), vua Lý Thái Tổ phong quan tước có các danh hiệu Thái sư, Thái phó, Thái bảo, tổng. lang, đông tây Cáp môn sứ, tả hữu Ty lang trung cho quan văn; các hiệu Chỉ huy sứ, Nội vụ vệ, Nội hỏa đầu cho quan võ. Nói chung, quan chế triều Lý đã khá hệ thống, rõ ràng, văn võ đều có 9 phẩm đều đặt quan và binh đóng giữ. Đời Lý còn có chức hành khiển, dùng trung quan (hoạn quan) để gia thêm danh hiệu Nhập nội Hành khiển đồng trung thư môn hạ bình chương sự, đó là chức quan trọng