Xử trí phù chân khi mang bầu Mang thai là giai đoạn người phụ nữ đối mặt với nhiều sự biến đổi trong cơ thể. Phù nề chân là thay đổi thường gặp nhất đối với phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Vậy xử trí hiện tượng này như thế nào? Nguyên nhân Nội tiết: Mang thai, trọng lượng cơ thể của bà Bầu có thể tăng từ 9 - 12kg, thậm chí có người tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng đã gây sức ép lên đôi chân của các bà Bầu, một trong những nguyên nhân khiến chân của chị em bị phù nề. Ngoài ra, nội tiết thay đổi dẫn đến lượng máu trong cơ thể bà Bầu dồn về đôi chân nhiều hơn; hàm lượng muối trong cơ thể tăng còn hàm lượng kali lại giảm đi cũng làm cho chân tay trở nên nặng nề hơn. Giầy dép: Đi giầy, dép cao sẽ khiến đôi chân của bà Bầu trở nên mệt mỏi, trọng lượng bị dồn về phía trước làm cho cơ thể bà Bầu không được cân bằng, xương chậu bị nghiêng theo làm đau nhiều ở vùng lưng dưới. Đi giầy, dép chật cũng khiến đôi bàn chân bị gò bó, bức bối, khó chịu và phát sinh chứng viêm kẽ chân, nhất là kẽ ngón chân cái. Nguy hiểm hơn, ngoài việc bị phù nề chân nếu cứ đi giầy cao và chật nhiều sẽ làm cho thai phụ bị sưng tĩnh mạch và mang lại những hậu quả tai hại cho thai nhi nếu chẳng may bà Bầu bị trẹo chân ngã. Đối phó với chứng phù nề Để giảm thiểu tình trạng phù nề chân, tay, mang lại sự thoải mái cho các bà mẹ tương lai, Bác sĩ Ngọc Lan (BV Phụ Sản TW) khuyên thai phụ nên thực hiện những biện pháp như sau: * Đồ ăn: Chế độ ăn uống rất quan trọng, quyết định tới dinh dưỡng và sức khỏe của thai thụ và thai nhi. Bà Bầu nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều protein, vitamin, canxi,… như: đậu đỗ, cải bắp, rau ngót, các sản phẩm từ sữa. Thai phụ nên chọn thức ăn có chứa nhiều chất xơ để tránh táo bón; trái cây họ cam và các loại ngũ cốc vì chúng có nhiều viamin C, E và P có tính năng bảo vệ các thành tĩnh mạch. Các bà mẹ cũng lưu ý không nên ăn các món ăn có nhiều muối và cay. * Uống nước: Cơ thể thai phụ thường thiếu nước, vì vậy chị em hãy bổ sung bằng cách uống nhiều nước trong suốt thai kỳ. Nước cũng là phương pháp tự nhiên giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, tránh phù nề. Bà Bầu nên uống nước cam hay chanh pha ấm hoặc 2 - 3 cốc sữa mỗi ngày. Việc này không những tốt cho cơ thể mà còn rất hiệu quả trong việc giảm phù nề chân tay. Ngoài ra, tránh các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ gây nên chứng phù nề cho cơ thể bà Bầu mà còn có hại cho cả thai nhi. * Thể dục: Tập thể dục đều đặn là phương thức hữu hiệu giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng phù chân tay, giúp bà Bầu có một sức khỏe tốt, sẵn sàng vượt cạn. Một số động tác thể dục như Yo-ga giúp lưu thông máu tốt hơn. Các bác sĩ khuyên các bà mẹ tương lai nên thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối để dễ dàng hơn cho quá trình vượt cạn và giảm bớt hiện tượng phù chân. * Không mặc quần chật: Khi đang mang thai, bạn không nên mặc những chiếc quần chật hay bó sát vào chân, bởi điều này sẽ rất bất lợi cho thai nhi cũng như tăng sức ép cho bàn chân làm cho hiện tượng phù nề tăng lên. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn những chiếc váy hay những chiếc quần rộng rãi, sẽ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái. Tư thế ngủ: Để không gây sức ép lên một phần cơ thể trong khi ngủ, thai phụ không nên nằm một tư thế mà phải thường xuyên thay đổi các tư thế ngủ khác nhau. Khi ngủ, bạn có thể kê thêm một chiếc gối ở dưới chân để giảm nguy cơ sưng phù đôi bàn chân. * Massage: Khi bị phù nề chân tay, bạn cũng có thể đến spa để được chăm sóc đôi chân, giảm bớt những cơn đau và massage thư giãn. Ở nhà, bạn cũng có thể tự thực hiện các thao tác massage đơn giản như sau: xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10 phút. Bên cạnh đó, thai phụ có thể thư giãn cho đôi chân bằng cách dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10 - 15 phút trước khi đi ngủ mỗi ngày. Hiện tượng phù chân khi mang thai đem đến cho bà Bầu nhiều cảm giác khó chịu. Do vậy, ngay từ khi chưa mang thai, chị em nên có một sức khỏe tốt, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tâm lý thoải mái thì sẽ giảm thiểu được phù chân khi mang thai. Tường Vy . Xử trí phù chân khi mang bầu Mang thai là giai đoạn người phụ nữ đối mặt với nhiều sự biến đổi trong cơ thể. Phù nề chân là thay đổi thường gặp nhất đối với phụ nữ mang thai, nhất. đôi chân bằng cách dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10 - 15 phút trước khi đi ngủ mỗi ngày. Hiện tượng phù chân khi mang thai đem đến cho bà Bầu nhiều cảm giác khó chịu. Do vậy, ngay từ khi. sưng tĩnh mạch và mang lại những hậu quả tai hại cho thai nhi nếu chẳng may bà Bầu bị trẹo chân ngã. Đối phó với chứng phù nề Để giảm thiểu tình trạng phù nề chân, tay, mang lại sự thoải