Bí quyết giảm hiện tượng phù chân khi mang bầu Khi mang thai, bà bầu thường xuất hiện phù ở lõm mắt cá và cẳng chân một cách rõ ràng, nếu đã nghỉ ngơi mà không thuyên giảm thì thai phụ bị mắc bệnh phù chân khi mang thai. Các nguyên nhân gây phù chân ở thai phụ: - Lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường. - Do việc tăng hàm lượng muối. - Đứng lâu. - Sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độ ăn uống. - Có thể do sự sinh trưởng và phát triển của bào thai, tử cung phát triển lớn nên ép tĩnh mạch khoang dưới, gây trở ngại cho máu từ chân và khung chậu… chảy về tim và dịch thể thấm ra ngoài mà phát sinh bệnh phù ở chân. - Có thể do gan, vì sau khi mang thai sẽ làm xuất hiện chứng tiểu ra albumin, dẫn đến protein trong máu thấp và xuất hiện phù. - Hàm lượng axit uric trong máu tăng cao. - Thay đổi hormon trong cơ thể người phụ nữ mang thai. Nếu sau khi nghỉ ngơi, thấy phù giảm rõ rệt, hoặc có thuyên giảm hoàn toàn thì đây được gọi là chứng phù do cơ thể, hay chứng phù do sinh lý, không kèm theo tăng huyết áp và tiểu ra albumin thì hiện tượng này là bình thường và không gây nguy hại đến người mẹ và bé, không cần phải điều trị. Ngược lại, sau khi đã nghỉ ngơi mà hiện tượng phù chân ở thai phụ không giảm, thậm chí còn nặng thêm như: phù bắt đầu từ mắt cá chân, bắp đùi, bụng, ngoài âm hộ và toàn thân, gây phình to, gồ lên, da căng bóng, nhấn vào thì lõm; thể trọng thai phụ tăng vượt mức bình thường, đây là hiện tượng không bình thường, có thể do hội chứng cao huyết áp khi mang thai và cần phải cảnh giác. Ngoài ra, có rất nhiều thai phụ không có hiện tượng phù rõ nét, nhưng vẫn cần chú ý vì có thể bị chứng phù tiềm ẩn. Cách khắc phục hiện tượng phù: - Nên chú ý nghỉ ngơi, giảm số lượng công việc. - Khi ngủ thì nên nằm nghiêng bên trái, nâng cao chân một cách thích hợp để loại trừ sức ép của tử cung đối với tĩnh mạch khoang dưới. Điều này có lợi cho sự luân chuyển máu ở tĩnh mạch chân và có tác dụng lợi tiểu. - Không nên đứng quá lâu, hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn. - Dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10 - 15 phút cũng giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù. - Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ có hại cho thai nhi mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ. - Không nên ăn các loại thực phẩm, món ăn có chứa lượng lớn muối. - Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như: đậu đỗ, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh: cải bắp, rau ngót và các loại hoa quả, trái cây. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm. - Tập thể dục đều đặn cũng giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng này. - Các động tác massage như: xoay bàn chân cũng rất hữu dụng. Xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần trong 10 phút. Hoặc đơn giản, bạn chỉ cần nằm trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống, đổi chân. - Thai phụ nên đi những loại giày dép thoải mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp. Khi có điều kiện, nên tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông. - Khi chứng bị phù ở chân quá nặng, nên theo lời dặn của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ. Khi chứng phù chân kéo dài lên đến đầu gối, nên uống thuốc lợi tiểu theo hướng dẫn của bác sĩ. - Khi chứng phù kèm theo biểu hiện cao huyết áp, hay đi tiểu ra albumin, thậm chí xuất hiện đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, thị lực kém… đó là biểu hiện của hội chứng cao huyết áp ở mức độ trung bình hoặc nặng, nếu thấy bệnh nghiệm trọng, thai phụ nên sớm nhập viện để điều trị. . Bí quyết giảm hiện tượng phù chân khi mang bầu Khi mang thai, bà bầu thường xuất hiện phù ở lõm mắt cá và cẳng chân một cách rõ ràng, nếu đã nghỉ ngơi mà không thuyên giảm thì thai. bị mắc bệnh phù chân khi mang thai. Các nguyên nhân gây phù chân ở thai phụ: - Lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường. - Do việc tăng hàm lượng muối. - Đứng lâu. - Sự sụt giảm hàm lượng. không cần phải điều trị. Ngược lại, sau khi đã nghỉ ngơi mà hiện tượng phù chân ở thai phụ không giảm, thậm chí còn nặng thêm như: phù bắt đầu từ mắt cá chân, bắp đùi, bụng, ngoài âm hộ và toàn