Thiếu máu, sắt trong thai kỳ T hiếu máu ở phụ nữ mang thai là một vấn đề sức khoẻ đáng quan tâm đối với hầu hết các nước trên thế giới. Theo khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 50% phụ nữ mang thai trên thế giới mất máu trong và sau khi sinh Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là một vấn đề sức khoẻ đáng quan tâm đối với hầu hết các nước trên thế giới. Theo khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 50% phụ nữ mang thai trên thế giới mất máu trong và sau khi sinh. Nguyên nhân phổ biến là do thiếu một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng. Trong đó, sắt có vai trò quan trọng trong việc tạo nên các tế bào máu cho con người. Những nghiên cứu gần đây (Benson 2001) cho thấy: - 20% phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản có đủ số lượng sắt dự trữ cần thiết (>500mg). - 40% có lượng sắt dự trữ từ 100mg - 500mg. - 40% không có lượng sắt dự trữ thật sự. Mặc dù trong thai kỳ, sự hấp thu sắt tăng lên nhưng không đủ để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt. Nếu mang thai nhiều lần, khoảng cách giữa các lần sinh ngắn cộng thêm mất sắt qua các lần kinh nguyệt (2,1mg sắt/1 lần) càng làm tăng nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai. Đây là loại thiếu máu thường gặp nhất trong thai kỳ, chiếm 95% các nguyên nhân thiếu máu trong khi mang thai. Ảnh hưởng thiếu máu, thiếu sắt lên thai kỳ Đối với mẹ: - Thiếu máu trong khi mang thai: sẽ ảnh hưởng đến thể chất tâm thần như: mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, mất ngủ, lo lắng, buồn nôn, giảm khả năng làm việc, giảm sức đề kháng. Nếu thiếu máu nặng hơn có thể khó thở, sa sút trí tuệ, có trường hợp tim đập nhanh, hồi hộp và hôn mê. Khi khám thấy da xanh, đầu chi và lòng bàn tay tái nhợt. Thiếu máu, thiếu sắt làm cho người mẹ suy kiệt, không thể mang thai đến khi đủ ngày tháng, có nguy cơ sẩy thai, sinh non. - Thiếu máu trong chuyển dạ và sau khi sinh: Người mẹ dễ bị ra nước ối trước khi đau bụng hay vỡ ối sớm. Khi mắc những biến chứng người mẹ dễ bị nhiễm trùng hậu sản, suy kiệt chuyển thành thiếu máu cấp tính nhanh chóng, suy tim cấp và tử vong. Ngoài ra, người mẹ còn có thể khó lành vết thương, chậm hồi phục sức khoẻ, không đủ sữa cho con bú, gầy mòn, rụng tóc, suy kiệt sau sinh, có nguy cơ phải truyền máu. Đối với con: - Sẩy thai, thai chết lưu, sinh non. - Bé sinh ra nhẹ cân, thiếu máu do thai chậm phát triển trong tử cung, bé dễ bị nhiễm trùng. - Khi bé lớn lên sẽ kém hoạt bát, học kém, tiếp thu bài chậm, hay buồn ngủ. Nếu trẻ thiếu máu nặng sẽ bị mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh. Tại sao thiếu máu, thiếu sắt thường xảy ra trong thai kỳ? - Việc ăn những thức ăn nấu đi nấu lại nhiều lần làm phá huỷ chất sắt thai phụ hấp thu được. - Những nghiên cứu gần đây cho thấy với khẩu phần ăn thông thường của bà Bầu thì không đủ cung cấp sắt cho quá trình mang thai vì khi mang thai nhu cầu sắt sẽ tăng lên 0,8mg/ngày ở 3 tháng đầu và 7,5mg/ngày ở 3 tháng cuối. Nhu cầu sắt của mỗi bà Bầu trong thai kỳ khoảng 1g (4-5 mg/dL) được phân bổ như sau: - 300mg cần thiết cho thai phát triển và cho nhau thai. - 700mg được thêm vào để tạo thành hemoglobin trong máu của mẹ, trong đó 200mg sắt sẽ bị mất do chảy máu trong và sau khi sinh, 500mg còn lại sẽ được đưa vào nguồn sắt dự trữ sau sinh. Dự phòng thiếu máu, thiếu sắt trong thai kỳ - Khẩu phần ăn trung bình hằng ngày của người bình thường là 10 - 12mg sắt/ngày, của phụ nữ có thai là 30mg sắt/ngày. Do vậy, các bà Bầu khó có thể cung cấp đủ lượng sắt qua khẩu phần ăn, cần phải bổ sung sắt vào thực phẩm. Nguồn thực phẩm cung cấp chất sắt gồm: + Thực phẩm giàu chất sắt nhất là gan động vật (bò, heo, gà…). + Các loại thịt có màu đỏ, nhất là thịt bò. + Các loại rau có lá xanh: dền, mồng tơi, + Gạo lứt. + Các loại bột, ngũ cốc bổ sung sắt. Cung cấp chất sắt cho phụ nữ mang thai: + Ở một số nước: Người phụ nữ thường uống sắt nguyên tố 100mg/ngày trước 6 tháng chuẩn bị mang thai. + Bổ sung viên sắt hàng ngày cho bà mẹ có thai: Việc bổ sung được tiến hành ngay ở lần khám thai đầu tiên và thực hiện đều đặn suốt thai kỳ đến hết thời kỳ hậu sản (4 tuần sau sinh). - Điều trị các bệnh làm giảm hấp thu sắt như: viêm mãn tính đường tiêu hoá, cắt dạ dày. Điều trị một số bệnh chảy máu mãn tính như: tiêu hoá, sinh dục, nhiễm giun móc BS. Huỳnh Thị Thu Thủy Phó Giám đốc BV Từ Dũ, TP. HCM . mang thai. Đây là loại thiếu máu thường gặp nhất trong thai kỳ, chiếm 95% các nguyên nhân thiếu máu trong khi mang thai. Ảnh hưởng thiếu máu, thiếu sắt lên thai kỳ Đối với mẹ: - Thiếu. ngừa thiếu máu, thiếu sắt. Nếu mang thai nhiều lần, khoảng cách giữa các lần sinh ngắn cộng thêm mất sắt qua các lần kinh nguyệt (2,1mg sắt/ 1 lần) càng làm tăng nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt. máu của mẹ, trong đó 200mg sắt sẽ bị mất do chảy máu trong và sau khi sinh, 500mg còn lại sẽ được đưa vào nguồn sắt dự trữ sau sinh. Dự phòng thiếu máu, thiếu sắt trong thai kỳ - Khẩu