Chảy máu khi mang thai - Trong các tháng giữa và cuối I.Thường gặp do 2 loại nguyên nhân: * Sau 3 tháng đầu thai nghén, chảy máu ít xảy ra hơn nhưng lúc này chảy máu thường do 2 loại ng
Trang 1Chảy máu khi mang thai - Trong
các tháng giữa và cuối
I.Thường gặp do 2 loại nguyên nhân:
* Sau 3 tháng đầu thai nghén, chảy máu ít xảy ra hơn nhưng lúc này chảy máu thường do 2 loại nguyên nhân:
+ Nguyên nhân cơ học
- liên quan đến vấn đề của tử cung, ví dụ một u xơ to, cản trở sự phát triển của thai nên gây chảy máu
- hoặc nhau bám thấp hoặc cổ tư cung hở, khó giữ được thai
+ Bệnh của người mẹ:
- là nguyên nhân thứ 2 liên quan đến chảy máu, đặc biệt là bệnh cao huyết
áp
- và bệnh về miễn dịch (ví dụ mẹ mang yếu tố Rh âm thì tạo kháng thể chống lại yếu tố Rh dương của con và gây chảy máu)
II.Trường hợp chảy máu lành tính nhất:
Trang 2+ Bong nhau nhỏ: Khi chẩn đoán siêu âm phôi thai vẫn sống và chỉ có hình ảnh bong nhau nhỏ là nguyên nhân duy nhất gây chảy máu thì chỉ cần nằm nghỉ và dùng thuốc giảm co thắt
+Tổn thương cũ ở cổ tử cung nặng lên khi có thai cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu, chỉ khám bằng “mỏ vịt” đã có thể biết
III.Rau tiền đạo:
* Là rau bám ở đoạn dưới tử cung lan tới lỗ trong cổ tử cung
1.Triệu chứng
+ Là do múi rau tách ra khỏi chỗ bám của nó khi bắt đầu thành lập đoạn dưới tử cung hay khi cổ tử cung xóa mở
- Vì vậy tính chất máu ra tự nhiên, ra từng đợt ngắn dần, sản phụ không đau bụng khi ra máu
- Chảy máu vào 3 tháng cuối thời kỳ thai nghén, đột ngột, không kèm đau bụng, máu đỏ tươi, khoảng cách giữa các đợt ngắn lại, khi chuyển dạ chảy nhiều máu hơn
- Toàn thân: thiếu máu, có thể choáng
+Thăm khám:
- ngôi thai bất thường (ngôi ngang, ngôi ngược, ngôi đầu còn cao, lỏng)
- Tim thai: bình thường, có thể nhanh hoặc suy thai
Trang 3- Cần lưu ý: để phân biệt chảy máu do tổn thương ở cổ tử cung như pô líp, ung thư hay loét cổ tử cung cần phải đặt van hoặc mỏ vịt để quan sát
- Không thăm khám âm đạo bằng tay Cần hạn chế khám âm đạo vì dễ bị nhiễm khuẩn và ra máu
+ Nếu siêu âm thì xác định rõ vị trí rau bám
2.Xử trí
+ Bệnh xá
- Khi chẩn đoán là rau tiền đạo dù chưa chuyển dạ hay đã chuyển dạ, nằm nghỉ tuyệt đối khi đang ra máu
- cho thuốc giảm co Papaverin 40mg x 2 viên (hoặc Papaverin 40mg x 1 ống tiêm bắp) albutamol, atropin rồi chuyển tuyến trên ngay, có nhân viên y tế
đi cùng
+ Bệnh viện
- Khi đã chuyển dạ, nếu là rau tiền đạo trung tâm hoặc bán trung tâm phải
mổ lấy thai ngay , dù thai còn sống hay đã chết
- kết hợp với hồi sức (truyền dịch, truyền máu)
- Nếu là rau bám thấp, rau bám mép và ngôi chỏm thì có thể để đẻ đường đưới với sự theo dõi chặt chẽ
- Khi chưa chuyển dạ, nếu thai còn quá non tháng và không chảy máu nhiều thì điều trị bảo tồn tại bệnh viện cho thai lớn hơn
Trang 4- Nếu có dấu hiệu suy thai hoặc chảy máu nhiều cho thuốc giảm co Papaverin 40mg x 1 ống tiêm bắp, mổ lấy thai ngay
IV.Rau bong non:
* Là rau bám ở vị trí bình thường nhưng bong sớm trước khi sổ thai
V Dọa vỡ tử cung
* Là một tai biến rất nguy hiểm trong sản khoa, hay xảy ra trong thời kì chuyển dạ
* Nếu không phát hiện kịp thời có thể làm cho cả mẹ và thai nhi chết
* Xử trí chủ yếu là mổ cắt tử cung và hồi sức
1 Nguyên nhân
- Khung xương chậu hẹp, bất tương xứng giữa thai nhi với khung xương chậu
- Do sứt sẹo cũ ở tử cung : do mổ lấy thai lần trước, mổ bóc nhân xơ tử cung
- Khối u tiền đạo
- Do thủ thuật sản khoa như forcep, nội xoay thai, cắt thai không đúng kĩ thuật và không đúng chỉ định và thời cơ làm thủ thuật
Trang 5- Do dùng thuốc tăng co tử cung không đúng chỉ định, quá liều
- Do đẩy đáy tử cung khi sản phụ rặn đẻ mà ngôi thai chưa lọt
- Do bất thường ngôi thế của thai nhi: ngôi vai, ngôi trán, ngôi thóp trước
2 Triệu chứng
- Sản phụ đau nhiều, quằn quại, ngày càng tăng mà ối vỡ sớm
- Cơn co tử cung mạnh, dồn dập, liên tục
- Vòng Bandi lên cao Tử cung co mạnh và thắt ngẫng ở đám giữa thành hai khối hình như quả bầu nậm, trên là thân tử cung, khối dưới là đoạn dưới căng phình to, đoạn thắt ở giữa tử cung ngày càng cao lên
- Sờ nắn thấy hai dây chằng tròn nổi căng như sợi dây đàn
- Tim thai đập chậm không đều
- Thăm âm đạo có thể thấy ngôi cao bất thường
3 Xử trí
+ Bệnh xá
- Thông tiểu
- Cho thuốc giảm co tử cung: Papaverin 0,04g x 1 ống (tiêm bắp) hoặc
- Mocphin 0,01g x 1 ống (tiêm bắp) hoặc
- Diazepam 0.010g x 1 ống (tiêm bắp)
Trang 6- Gửi đi tuyến trên và có nhân viên y tế đi cùng
+ Bệnh viện
- Cho thuốc giảm co tử cung Papaverin 0,04g x 1 ống tiên bắp hoặc
- Mocphin 0,01g x 1 ống tiêm bắp
- Nếu đủ điều kiện đẻ đường dưới thì làm fooc-xép
- Nếu chưa đủ điều kiện thì mổ lấy thai
VI Vỡ tử cung
* Là một tai biến rất nguy hiểm trong sản khoa, hay xảy ra trong thời kì chuyển dạ
* Nếu ta không phát hiện kịp thời có thể làm cho cả mẹ và thai nhi chết
* Xử trí chủ yếu là mổ cắt tử cung và hồi sức
1 Nguyên nhân
- Khung xương chậu hẹp, bất tương xứng giữa thai nhi với khung xương chậu
- Do sứt sẹo cũ ở tử cung : do mổ lấy thai lần trước, mổ bóc nhân xơ tử cung
- Khối u tiền đạo
Trang 7- Do thủ thuật sản khoa như forcep, nội xoay thai, cắt thai không đúng kĩ thuật và không đúng chỉ định và thời cơ làm thủ thuật
- Do dùng thuốc tăng co tử cung không đúng chỉ định, quá liều
- Do đẩy đáy tử cung khi sản phụ rặn đẻ mà ngôi thai chưa lọt
- Do bất thường ngôi thế của thai nhi: ngôi vai, ngôi trán, ngôi thóp trước
2 Triệu chứng
- Thai phụ có dấu hiệu dọa vỡ, cơn co tử cung dồn dập, đau quằn quại, đột nhiên đau nhói lên, đau nhiều chỗ vỡ tử cung và sau đó hết cơn co tử cung
- Chảy máu âm đạo, mặt nhợt nhạt, niêm mạc trắng bệch vã mồ hôi, khát nước, chân tay lạnh, thở nhanh, nông, mạch nhanh, huyết áp hạ Có dấu hiệu choáng
- Không nhìn thấy hình quả bầu
- Sờ thấy bụng chướng nhẹ, có thể thấy các phần thai ngay dưới da bụng
- Nếu thai vẫn nằm trong tử cung thì bụng vẫn còn hình tử cung, sờ gây đau nhói cho sản phụ
- Nếu thai đã bị đẩy ra ngoài thì sờ thấy ở bụng các phần của thai nhi bên ngoài khối tử cung
- Tim thai mất
- Có phản ứng thành bụng
Trang 8- Thăm âm đạo thấy ngôi thai cao lên hoặc khó xác định ngôi thai
3 Xử trí
+ Bệnh xá
- Hồi sức chống choáng, chuyển tuyến có nhân viên y tế cùng đi
- Nếu tình trạng nặng phải mời tuyến trên đến hỗ trợ
+ Bệnh viện
- Hồi sức chống choáng và mổ lấy thai, xử trí vết rách tử cung
- Nếu tình trạng nặng: chuyển lên tuyến tỉnh hoặc mời tuyến tỉnh đến hỗ trợ
- Khi đã vỡ tử cung phương pháp duy nhất là mổ cắt bán phần tử cung và hồi sức, chống choáng, mất máu Do đó khi phát hiện một trong các triệu chứng của dọa vỡ tử cung cần đưa ngay sản phụ đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời
4.Đề phòng
- Phòng bệnh là khâu quyết định, do vậy khi có thai cần đăng kí và khám thai thường xuyên để phát hiện các loại đẻ khó như khung xương chậu hẹp, méo, thai to, ngôi thai bất thường để có xử trí kịp thời