Thân thế ba anh em nhà Tây Sơn THÂN THẾ CỦA BA ANH EM NHÀ TÂY SƠN : NGUYỄN NHẠC - NGUYỄN HUỆ - NGUYỄN LỮ Ấp Tây Sơn là nơi phát tích của ba anh em nhà anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, cho nên sử gọi ba anh em là Nhà Tây Sơn. Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ, giòng giõi Hồ Quý Ly, ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Tổ quán ở dưới chân hòn Thái Sơn, một hòn núi nhỏ bên cạnh hòn Ðại Hải, một danh sơn xứ Nghệ. Họ Hồ theo chân Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp miền Nam đến ông cố của Nguyễn Huệ là đời thứ tư, tên là Hồ Phi Long vào giúp việc nông trại cho nhà họ Ðinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn (tức An Nhơn). Ông cưới vợ họ Ðinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Lớn lên Hồ Phi Tiễn thông minh lanh lợi, song sức yếu không cán đáng được việc đồng áng, nên bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn và gặp người vừa ý mới kết nghĩa vợ chồng và cất nhà định cư nơi quê vợ. Bà vợ tên là Nguyễn thị Ðồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc. Sau đó họ đổi con cái từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Vì vậy đứa con từ lúc sơ sinh được cải qua họ mẹ là Nguyễn Phi Phúc. Lớn lên ông Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và trở nên mỗi ngày mỗi giàu có. Chợ Kiên Mỹ trở thành thị trấn Kiên Mỹ và ông Phúc trở thành một phú thương có uy tín nhất trong vùng. Ông Phúc có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ (theo các giáo sĩ Tây phương thì Nguyễn Phi Phúc có 7 người con, Nguyễn Nhạc là anh hai, Nguyễn Huệ thứ bảy, thua Nguyễn Nhạc đến 10-15 tuổi. Nguyễn Lữ sau cùng thứ tám, nhỏ hơn Nguyễn Huệ 1 tuổi, ở giữa là các chị gái của Nguyễn Huệ. Sau này khi vua Quang Trung Nguyễn Huệ băng hà, chỉ một người chị gái của nhà vua được vào Phú Xuân lo việc tẩm liệm còn phái đoàn do Nguyễn Nhạc cầm đầu đều bị chặn không cho vào.) Lớn lên ba anh em được đưa đến thụ giáo với thầy giáo Trương văn Hiến, một môn hạ của Trương văn Hạnh (Trương văn Hạnh là một quan đại thần đời Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Về sau Quốc phó Trương Phúc Loan chuyên quyền, Hạnh phản đối và bi. Loan giết chết. Trương văn Hiến sợ vạ lây bèn trốn vào An Thái mở trường dạy học). Giáo Hiến truyền dạy cho ba anh em Tây Sơn cả văn lẫn võ. Nguyễn Huệ chuyên học đao, Nguyễn Lữ chuyên học quyền và Nguyễn Nhạc chuyên học kiếm. Khi cha chết, Nguyễn Nhạc nối nghiệp nhà, Nguyễn Lữ xuất gia theo Minh giáo tục gọi là đạo Ma Ní dùng phù phép để chữa bệnh. Chỉ có Nguyễn Huệ tiếp tục theo học với thầy giáo Hiến. Nguyễn Nhạc kết duyên cùng Trần thị Huệ nên để tránh trùng tên với chị dâu, gia đình mới gọi Nguyễn Huệ là Bình, nhân dân địa phương gọi thân mật là chú Ba Bình. Còn tên Thơm là do hoa Huệ có hương thơm nên gọi thay cho tên kiêng cữ. Một hôm Nguyễn Nhạc mua được thanh cổ kiếm dài và rất bén, nhớ ơn thầy cũ bèn xuống An Thái dâng cho thầy. Trương văn Hiến cho biết đây là một thanh bảo kiếm, có đại phước mới vào tay, hẹn giữ hộ và ngày sau sẽ giao lại. Rồi Trương Văn Hiến bảo Nhạc: "Lúc nầy là lúc kẻ anh hùng có thể dựng nên nghiệp cả, anh không nên để lỡ thời cơ." Ý quật cường vốn đã nhen nhúm trong người nhưng Nguyễn Nhạc từ tốn thưa: "Con tự xét không đủ tài sức" Trương văn Hiến ôn tồn nói: "Hán Cao Tổ, Lê Thái Tổ đâu có phải từ trên trời sa xuống. Người có chí hễ năm được thiên thời địa lợi, nhân hòa thì đại sự thành công không mấy khó khăn. Hiện giờ Trương Phúc Loan chuyên quyền làm những việc gian ác, triều đình đảo điên, nhân tâm ly tán. Nếu có người phất cờ khởi nghĩa thì bốn phương thiên hạ đều hưởng ứng ngay. Ðất Tây Sơn núi non hiểm trở có cái thế bách nhị, tới lui sức ngoài nào có thể ngăn cản. Anh chỉ có phải lo việc tài chánh quân sự nữa là có thể hưng binh." Rồi ông gọi Nguyễn Huệ ra bảo: "Con nay đã khôn lớn, tài nghệ đã vững, con hãy về nhà giúp anh." Trương Văn Hiến lại tặng cho hai anh em hai bộ binh pháp, một của Tôn Ngô, một của Trần Hưng Ðạo. Nhận thấy Nguyễn Huệ có tư chất thông minh, tiếng nói vang như chuông ngân, đôi mắt sắc bén và sáng . Trương Văn Hiến xét đoán con người này mai sau chí lớn vang trùm cả thiên hạ. Hai anh em bái biệt thầy về lo việc xây dựng sự nghiệp. Nguyễn Huệ cùng anh lo gầy dựng kinh tế, huấn luyện quân sự và cùng với sự ngầm trợ giúp về mặt tâm lý của thầy giáo Hiến. Chẳng mấy chốc lực lượng của nhà Tây Sơn mỗi ngày mỗi lớn, mỗi vững vàng. Những người hợp tác đầu tiên với nhà Tây Sơn có: Nguyễn Thung, phú nông Thuận Nghĩa. Bên võ có Bùi Thị Xuân, người thôn Xuân Hòa, Võ Văn Dũng, Võ Ðình Tú thôn Phú Phong, Trần Quang Diệu, chồng Bùi Thị Xuân người thôn An Tín. Bên văn có Trương Mỹ Ngọc ở An Nhơn, Võ Xuân Hoài ở Phú Phong. Về sau, kẻ sĩ gần xa đến hưởng ứng thêm đông. Lực lượng Tây Sơn đánh đâu thắng đó, vang danh một cuộc cách mạng bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Ðó là thời gian khởi đầu cuộc cách mạng dân tộc của ba anh em nhà Tây Sơn. . Thân thế ba anh em nhà Tây Sơn THÂN THẾ CỦA BA ANH EM NHÀ TÂY SƠN : NGUYỄN NHẠC - NGUYỄN HUỆ - NGUYỄN LỮ Ấp Tây Sơn là nơi phát tích của ba anh em nhà anh hùng dân tộc. cho nên sử gọi ba anh em là Nhà Tây Sơn. Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ, giòng giõi Hồ Quý Ly, ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Tổ quán ở dưới chân hòn Thái Sơn, một hòn núi. Hiến truyền dạy cho ba anh em Tây Sơn cả văn lẫn võ. Nguyễn Huệ chuyên học đao, Nguyễn Lữ chuyên học quyền và Nguyễn Nhạc chuyên học kiếm. Khi cha chết, Nguyễn Nhạc nối nghiệp nhà, Nguyễn Lữ xuất