Để trẻ ngủ ngon trong đêm đông Thời tiết phía Bắc đang có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm. Với sự thay đổi này, trẻ rất dễ mắc bệnh nếu không được chăm sóc khoa học, đặc biệt là trong giấc ngủ. Dưới đây là một số lời khuyên của BS Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư nhằm giúp các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ hiệu quả trong điều kiện thời tiết thất thường. Không để trẻ “đóng kén” khi ngủ Trung tâm khí tượng thuỷ văn liên tục thông báo về đợt không khí lạnh tăng cường và sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Ngày 12/2, nhiệt độ ban đêm ở Hà Nội sẽ xuống tới 7oC. Lo ngại trẻ nhỏ có thể bị lạnh khi ngủ, nhiều người lớn đã chọn cách “đóng kén” cho trẻ bằng việc mặc quần áo thật dày, kín trước khi đi ngủ. Nhưng trên thực tế đây là cách giữ ấm không khoa học. Bởi quần áo dày, cộm có thể ảnh hưởng tới sự tuần hoàn máu khiến giấc ngủ của trẻ không thoải mái. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ khó ngủ, giảm sức đề kháng. Hơn thế nữa, khi da bị bao bọc lâu sẽ dẫn tới hiện tượng bí hơi, dẫn tới các bệnh ngoài da. Vì vậy, để đảm bảo bé có một giấc ngủ ngon, hãy mặc cho trẻ một bồ độ đi ngủ dày dặn bằng cottong 100% giúp thấm hút mồ hôi mà vẫn giữ nhiệt rất tốt. Trong những ngày lạnh, cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ kín đáo, không bị gió lùa. Tốt nhất nên bật điều hoà ở nhiệt độ thích hợp để trẻ không bị lạnh nếu trẻ xoay mình nhiều khiến chăn tuột mất mà người lớn chưa kịp đắp lại. Ban ngày, trẻ cần mặc nhiều hơn để giữ ấm để hoạt động bên ngoài. Cần lưu ý, khi chọn quần áo cho trẻ, chiếc trong cùng nhất thiết phải chọn loại thấm hút tốt, dễ đóng mở và có độ rộng thoải mái không gây cảm giác khó chịu. Lớp ngoài cùng có thể bằng chất liệu gió, nhung, len để cản gió xâm nhập vào cơ thể trẻ. Cũng cần kỹ lưỡng trong việc chọn tất bởi vật nhỏ bé này cũng rất quan trọng với trẻ. Nó giúp giữ ấm gan bàn chân, nơi tập chung tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Vì vậy, nên chọn loại tất dày với chất liệu có khả thấm hút cao, co giãn tốt. Bởi trẻ rất hiếu động nên dễ bị trượt ngã nếu chạy nhảy ở khu vực sàn, sân trơn láng, vì vậy hãy chọn loại chống trơn trượt hiện đã có bán phổ biến trên thị trường. Khẩu trang cũng là vật dụng bất ly thân của bé trong điều kiện phố xá bụi bặm như hiện nay. Không những thế, khẩu trang còn giúp trẻ tránh được gió lạnh xâm nhập qua đường hô hấp (dễ dẫn đến viêm phế quản). “Bệnh” lười uống Cả người lớn và trẻ em thường có xu hướng uống ít nước trong mùa lạnh. Người ít thấy trẻ toát mồ hôi nên cũng dễ quên không cho trẻ uống đủ nước. Điều này gây bất lợi cho sức khoẻ các bé bởi dễ bị khô họng dẫn đến ho gió, ho khan. Tình trạng kéo dài dễ chuyển thành bệnh mãn tính. Trời lạnh cũng làm cho da dễ bị khô, nứt nẻ. Cần đều đặn dùng kem giữ ẩm của trẻ em bôi lên da cho trẻ và dùng vaseline thoa môi để tránh khô nứt môi. Vào mùa lạnh, người lớn cũng cần lưu ý đến thức ăn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Ngoài những thực phẩm thiết yếu nên bổ sung thêm rau xanh và hoa quả tươi giàu Vitamin C để trẻ không bị hiện tượng nóng trong, hay còn gọi là nhiệt. . Để trẻ ngủ ngon trong đêm đông Thời tiết phía Bắc đang có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm. Với sự thay đổi này, trẻ rất dễ mắc bệnh nếu không được. vậy, để đảm bảo bé có một giấc ngủ ngon, hãy mặc cho trẻ một bồ độ đi ngủ dày dặn bằng cottong 100% giúp thấm hút mồ hôi mà vẫn giữ nhiệt rất tốt. Trong những ngày lạnh, cần đảm bảo phòng ngủ. Không để trẻ “đóng kén” khi ngủ Trung tâm khí tượng thuỷ văn liên tục thông báo về đợt không khí lạnh tăng cường và sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Ngày 12/2, nhiệt độ ban đêm ở Hà