Gần Tết, coi chừng trẻ bị bỏng Các bác sĩ cảnh báo, cứ vào dịp gần Tết là số trẻ bị bỏng có xu hướng tăng lên. Tai nạn thường gặp nhất là ngã vào nồi nước sôi, chảo nấu… Để dọn dẹp nhà cửa đón Noel và chuẩn bị cho Tết nguyên đán, giá đình bé Đào Gia H., 2 tuổi, ngụ ở Tây Ninh, đã đào hố sâu 2m để đốt hết rác, lá cây, giấy vụn trong nhà. Khi đám cháy gần tàn, bé H. chạy ra vườn chơi và không may rơi xuống hố rác vẫn âm ỉ cháy. Tuy người nhà đã phát hiện và ẵm lên ngay nhưng hai bàn chân bé vẫn bị cháy đen, bỏng sâu. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM cho biết, vết bỏng chiếm đến 13% diện tích cơ thể. Phải qua một thời gian tập vật lý trị liệu, bé H. mới có thể đi lại được. Một trẻ bỏng nặng điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Ảnh: Nguyễn Thanh. Số bệnh nhân tăng 10% khi gần Tết Mỗi năm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận khoảng 2.000 ca bỏng, trong đó có gần 600 trẻ phải điều trị nội trú vì quá nặng. Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, mỗi tháng có khoảng 50 trẻ điều trị bỏng. Các bác sĩ cho biết, số trẻ bị bỏng thường tăng khoảng 10% vào những ngày cuối năm và đây là những ca bỏng nặng. Bác sĩ Lê Phước Tân, khoa Bỏng - Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Đồng 2, nhớ lại, những trường hợp nhập viện trong dịp cận Tết năm trước thường do ngã vào nồi nước sôi đang luộc gà vịt, nồi lẩu, nồi cà ri, hấp bánh chưng. Riêng ở miền Đông Nam bộ, trẻ bị bỏng còn do thói quen đốt lá cây dọn vệ sinh cuối năm ở các hộ gia đình. Bác sĩ Nguyễn Bảo Tường, Trưởng khoa Bỏng - Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cảnh báo, bỏng dễ để lại sẹo xấu và diện tích sẹo sẽ ngày càng to khi trẻ lớn lên, chưa kể da ở chỗ bỏng còn bị co rút lại. Nếu bị nặng, trẻ phải phẫu thuật chỉnh hình nhiều lần trong đời. Nếu bỏng trên diện rộng, việc đi tiểu ngồi của các bé gái sẽ gặp nhiều khó khăn. Còn với bé trai, nếu bị bỏng bộ phận sinh dục, các bác sĩ phải chỉnh sửa lại hình dáng “của quý” và sẽ tiếp tục theo dõi cho đến khi bước vào tuổi dậy. Ở giai đoạn này, các bác sĩ sẽ kiểm tra các “chức năng đàn ông” có ổn định hay không (mức độ cương cứng, khả năng giao hợp…). Điều các bác sĩ lo ngại nhất với các ca bỏng vẫn là nhiễm trùng máu, dẫn đến tử vong. Vùng bị bỏng chủ yếu rơi vào phần gối, chân, lưng, mông. Đây là những vùng tì đè, có nơi nằm gần đường nước tiểu nên lâu lành, dễ dẫn đến nhiễm trùng máu. Người lớn làm, trẻ con chịu Các bác sĩ cho biết phần lớn trẻ bị bỏng đều dưới 5 tuổi. Trẻ đi đứng còn chập chững, hiếu động, không ý thức được sự nguy hiểm trong khi người lớn bất cẩn như nấu nướng ở ngay lối đi lại, để nồi nước sôi không có nắp đậy ở ngay tầm tay trẻ… Bác sĩ Tường cho rằng, lo ngại nhất là những gia đình có con nhỏ ở thành phố lớn vì nhà cửa thường chật hẹp, dễ gây tai nạn bỏng. Một số trường hợp trẻ tử vong lại do chính người lớn đùa giỡn một cách bất cẩn. Bác sĩ Tân kể, cách đây mấy ngày, một trẻ 9 tháng tuổi đã chết vì bỏng quá nặng, chiếm tới 60 - 70% diện tích cơ thể. Nguyên nhânlà người thân đùa giỡn với bé ngay trên nồi nước sôi và trượt tay để trẻ rơi xuống. Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ bị rơi vào nồi nước sôi, sau khi ẵm ra, cần nhanh chóng dội nước lạnh lên vết bỏng để làm mát da, hạn chế thương tổn cho trẻ, hoặc chạy ngay ra tiệm thuốc tây mua thuốc sơ cứu bỏng để xịt vào vùng bị thương rồi đưa ngay đến bệnh viện. Phụ huynh không được bóc lớp da bị bỏng hoặc cởi quần áo đang dính chặt vào da vì dễ gây nhiễm trùng. Cần tránh những sai lầm như bôi kem đánh răng, lòng đỏ trứng, nước tiểu… vào chỗ bị bỏng. Kem đánh răng có chất kiềm nên sẽ làm vết thương thêm đau đớn. Còn lòng đỏ trứng gà, nước tiểu sẽ làm vết thương bị nhiễm khuẩn. . Gần Tết, coi chừng trẻ bị bỏng Các bác sĩ cảnh báo, cứ vào dịp gần Tết là số trẻ bị bỏng có xu hướng tăng lên. Tai nạn thường gặp nhất là. tháng có khoảng 50 trẻ điều trị bỏng. Các bác sĩ cho biết, số trẻ bị bỏng thường tăng khoảng 10% vào những ngày cuối năm và đây là những ca bỏng nặng. Bác sĩ Lê Phước Tân, khoa Bỏng - Chỉnh hình,. Một trẻ bỏng nặng điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Ảnh: Nguyễn Thanh. Số bệnh nhân tăng 10% khi gần Tết Mỗi năm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận khoảng 2.000 ca bỏng, trong đó có gần 600 trẻ