TRẦN THÁI TÔNG ( 1218 - 1277 ) 2 pptx

6 314 0
TRẦN THÁI TÔNG ( 1218 - 1277 ) 2 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRẦN THÁI TÔNG ( 1218 - 1277 ) 2 2. Tựa Kinh Kim Cương Tam Muội - Nguyên văn : xem "Thơ Văn Lý Trần", ibid.,tr.32-34. - Thái Tông mở đầu lời tựa đã giới thiệu liền tinh yếu của Kinh Kim Cương Bát Nhã là chỉ đường vào chân tâm, thật tướng, rời mọi ngã tướng ngã niệm: "đạo, tục san bằng" - "đạo tục tiễn di" Ðấy là nội dung của "chân không - diệu hữu", "phi hữu phi vô", "phi tức phi ly" của Kim Cương Bát Nhã. Nội dung ấy trái ngược - hay khác hẳn - với tập quán nghiệp, tập quán chấp ngã của người đời, hẳn là khó hiểu khó chấp nhận. Nhưng đấy là ngõ đường thoát khổ mà ngài Cưu Ma La Thập đã vượt non vượt biển qua Trung Hoa, dịch từ Phạn qua Hán để truyền lại, và chư Tổ đã nhọc tâm khai ngộ. Phần Thái Tông, thì vừa xem kinh đã sinh khởi trăm mối cảm xúc về lý, nghĩa, văn từ bèn viết lời tựa kinh để giúp ích hậu học. " Thị kinh nhất kiến, tư cảm bách sinh; sách ẩn quân thâm, cửu tư tam phục. San tước nghĩa vị, nghiệt xuyết văn hoa; dục hiển thánh ngôn, thiếu tư hậu học " (ibid.,tr.33) " Kinh này vừa gặp, trăm cảm đã sinh; sâu kín mối manh, suy đi nghĩ lại. Nhấm nháp mùi nghĩa lý, thu thập vẻ văn hoa. Làm rỡ ràng lời nói Thánh nhân; để giúp ích ít nhiều hậu học ") - Phần đóng góp của Kim Cương cho các sở đắc, sở ngộ về sau, cho đến nay và cả ngàn sau, hầu như là phần quyết định "Thiền Tông Chỉ Nam" như vừa đề cập. 3. Bàn rộng về Sắc thân (ibid.,tr.53-56): - Xem nguyên văn và bản dịch ở "Thơ Văn Lý Trần", ibid., tr.53-56. - Nếu một người thông hiểu được lý Kim Cương Bát Nhã, thông rõ hết thảy hiện hữu đều vô ngã, thì sẽ bừng tỉnh về cái mộng mị, không thật của các ngã niệm, ngã tướng, về cái hư ngụy của lòng tham ái, chấp thủ, và quay về với tâm tỉnh giác nhìn kỹ lại toàn bộ sắc thân mình: nhìn và phân tích các thân phần để thấy rõ các phía cạnh phiền lụy, nguy hiểm và nghiệp chướng của nó mà khởi niệm tinh cần dập tắt lòng dục. Khi lòng dục lắng dịu, thì các ác niệm, vọng niệm lắng dịu, các ngăn che tâm thức khỏi thực tướng dần dần được vén mở, tuệ giác rọi sáng: sự thật và cảm nhận an lạc giải thoát cùng có mặt ở đây. Từ kinh nghiệm đầu tiên, dù xẩy ra rất chóng, hành giả tự mình thấy rõ lối đi, tự khởi lòng tin và quyết tâm hành trì, bởi vì từ đó cái nhìn trí tuệ của hành giả mở ra một phương trời mới của các thiện niệm và giải thoát niệm. Ðây là vùng giá trị tích cực của pháp: không phải nhìn cái khía cạnh cấu uế, vô thường của thân sắc để tâm thức đi vào vùng ảm đạm, bi quan, yếm thế, tê liệt mọi ý sống, mà ngược lại. Chỉ đời sống anh hùng của vua Thái Tông, với vô vàn tiện nghi vật chất, đủ làm chứng tín cho lời nói của Người bàn rộng về sắc thân ấy. Con đường vào thực tướng vô tướng thực sự mở ra từ cái nhìn ấy, từ sự giác tỉnh ấy về thân sắc: đây là các dấu chân đầu tiên của trí tuệ sẽ dần dần dẫn dắt hành giả đến gặp "vô vị chân nhân" hay "pháp thân" ở ngay tại trần thế nầy. - Bút pháp văn chương được Thái Tông xử dụng trong bài "Bàn rộng về sắc thân" nầy chỉ để giữ sự chú ý của người đọc vào các khía cạnh nguy hiểm, không thật của thân sắc, cho lời lẽ bớt khô khan, thêm nét duyên dáng của một áng văn để lại hậu thế như là nét nhạc điểm vào lời ca cho ứng hợp với tâm lý người đời. Ðiểm tối quan trọng và rất trí tuệ ở đây là Thái Tông đã chọn thân sắc - hay 6 căn, 6 trần và 6 thức - để khảo sát. Thực sự cái gọi là vũ trụ hiện tượng, mà hầu hết kinh, luận của các bộ phái Phật giáo đề cập, chỉ là tập hợp tương tác của 6 căn, 6 trần và 6 thức ấy. Nếu rút ra khỏi tâm của người nhìn phần tham ái và chấp thủ - bằng cách nhìn kỹ khía cạnh cấu uế, vô thường và nguy hiểm, mộng mị của nó - thì cái nhìn trí tuệ sẽ xuất hiện và thực tướng - pháp thân hay vô vị chân nhân - sẽ hiển bày. Thiền là làm sinh khởi, nuôi dưỡng và an trú cái nhìn ấy. Cái nhìn nầy sẽ lấy đi "phất trần của Mã Tổ", lấy đi "cào tre của Triệu Châu", "cái gậy của Ðức Sơn" và thu về "tiếng hét của Lâm Tế". Ðây thực sự là kinh nghiệm rất trí tuệ của Trần Thái Tông và của Phật giáo Việt Nam vậy. Nếu hành giả đi thẳng vào pháp hành thì sẽ hưng khởi được sức mạnh của tâm lý (hay tâm linh) và đỡ nhọc nhằn tìm kiếm ở bên ngoài, đỡ nhọc nhằn đi vào các kho kinh, luận mênh mông và mênh mang! Có thể nói rằng "Bàn rộng về sắc thân" mà Thái Tông quan tâm để lại thực sự có ý nghĩa là "gia tài của mẹ", rất đáng trân trọng! 4. Rộng khuyên mở tâm tỉnh giác, trí tuệ ("Phổ Khuyến Phát Bồ Ðề Tâm") (ibid.,tr. 61-65) - Nguyên văn bài "Phổ Khuyến Phát Bồ Ðề Tâm": xem "Thơ Văn Lý Trần", ibid., tr. 61-65. - Trong bài khuyên phát khởi cái nhìn trí tuệ nầy, Thái Tông trình bày trong thể cách đạo đức và mô phạm. Người xác định thân mệnh người là quý: quý hơn thế giới vật chất, vàng ngọc, của cải, quý nhất trong sáu đường sinh tử của sáu loài chúng sinh: trời, người, A-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, sú? sinh. Ðược thân người lành lẽ (sáu căn tốt đẹp), lại được sanh vào thành thị, thủ đô, vùng có văn hoá, giáo dục cao thì là rất quý. Ðây là một diễm phúc kỳ đặc. Nhưng điều kỳ đặc hơn cả là sống với trí tuệ, với thiện tâm và giải thoát tâm giữa cuộc vô thường mới không phụ cái diễm phúc kỳ đặc trên. Hãy trầm tư về một lập luận tiêu biểu của Thái Tông: " Tường phù bách niên quang ảnh toàn tại sát na; tứ đại huyễn thân, khởi năng trường cửu. Mỗi nhật trần lao cốt cốt, chung triêu nghiệp thức mang mang. Bất tri nhất tính chi viên minh; đồ sính lục căn chi tham dục. Công danh cái thế, vô phi đại mộng nhất trường; phú quý kinh nhân, nan miễn vô thường nhi tự. Tranh nhân tranh ngã, đáo để thành không; khoa hội khoa năng, tất cánh phi thực. Phong hỏa tán thời vô lão thiếu, Khê sơn ma tận kỷ anh hùng." ( ibid.,tr.61 ) ("Rõ ràng thay, ngày tháng trăm năm chỉ là phút chốc. Cái ảo thân tứ đại há được dài lâu. Càng ngày càng đắm trần lao, mỗi lúc mỗi vương nghiệp thức. Chẳng hiểu biết sự viên minh của một tính, chỉ buông tuồng cái tham dục của sáu căn. Công danh rất mực chỉ là một giấc mộng to, phú quý hơn người cũng khó tránh vô thường hai chữ. Cậy mình cậy nó, rút cục thành không; khoe giỏi khoe tài, cuối cùng chẳng thực. Gió lửa tan tành kể chi già trẻ, Núi khe mòn mỏi biết mấy anh hùng.") ( ibid.,tr.64 ) Ðể hiểu rõ ý của Thái Tông trong đoạn trích dẫn trên, và trong toàn văn của "Phổ Khuyến Phát Bồ Ðề Tâm", trước hết hãy nhìn chính tự thân của Thái Tông vừa nuôi dưỡng đạo tâm vừa lo việc triều chính, đánh giặc ngoại xâm Nguyên - Mông, vừa sống với cái thân ngũ uẩn phiền lụy, nên lập luận của Người không nhằm đẩy con người vào tâm lý lo âu, nhàm chán, tiêu cực, mà nhằm nhắc nhở người đời nghiêng về một chọn lựa giữa hai dòng vận hành của tâm lý: a/ Dòng tâm lý ngã tưởng nuôi dưỡng lòng tham dục sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp) kéo theo các tâm lý tiêu cực: vị kỷ, sân hận, si mê, đố kỵ, ganh ghét, kiêu ngạo, bỏn sẻn, lười biếng , hưởng thụ dục lạc Dòng tâm lý nầy sẽ làm khổ mình và khổ người. b/ Dòng tâm lý của giác tỉnh pháp tính vô ngã tính (hay Phật tính) có mặt khắp hiện hữu, kéo theo tâm lý tích cực: vị tha, khoan dung, nhân ái, tư duy vô sân, vô dục và vô hại, tinh cần, không đắm trước vật dục, tự chủ, giác tỉnh. Dòng tâm lý nầy dẫn đến sự sáng suốt, an lạc, làm lợi mình và lợi người ở cấp độ phổ biến, và dẫn đến thiền định, trí tuệ và các năng lực tâm lý siêu nhiên (các thần thông), giải thoát, ở cấp độ phát triển cao. Hành giả sống không trốn lánh xã hội, mà cũng không bị nhận chìm, cuốn trôi vào dòng vật dục, sẽ đem lại nhiều lợi lạc cho mình và người. Hành giả thường khởi lên các tâm niệm như thế! . TRẦN THÁI TÔNG ( 121 8 - 127 7 ) 2 2. Tựa Kinh Kim Cương Tam Muội - Nguyên văn : xem "Thơ Văn Lý Trần& quot;, ibid.,tr.3 2- 3 4. - Thái Tông mở đầu lời tựa đã giới. (ibid.,tr. 6 1-6 5) - Nguyên văn bài "Phổ Khuyến Phát Bồ Ðề Tâm": xem "Thơ Văn Lý Trần& quot;, ibid., tr. 6 1-6 5. - Trong bài khuyên phát khởi cái nhìn trí tuệ nầy, Thái Tông trình. Nam" như vừa đề cập. 3. Bàn rộng về Sắc thân (ibid.,tr.5 3-5 6): - Xem nguyên văn và bản dịch ở "Thơ Văn Lý Trần& quot;, ibid., tr.5 3-5 6. - Nếu một người thông hiểu được lý Kim Cương Bát

Ngày đăng: 31/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan