CHÍN CHÚA TRIỀU NGUYỄN 3 4. Chúa Nguyễn Phước Tần còn gọi là Chúa Hiền (1648-1687) Chiến tướng khi còn thế tử Khi chưa lên ngôi Nguyễn Phúc Tần là một chiến tướng. Suốt thời gian làm chúa, ông đánh nhau với Trịnh nhiều phen. Trước khi lên ngôi vài tháng, Trịnh Tráng sai đô đốc Tiến quận Công là Lê Văn Hiểu (có nơi chép là Hàn Tiến) đem quân thủy bộ vào đánh miền Nam. Bộ binh đóng ở đất Nam Bố Chính; còn thủy quân thì đánh vào cửa Nhật Lệ. Bấy giờ hai cha con Trương Phúc Phấn quyết tâm ra sức giữ Lũy trường Dục, quân Trịnh đánh mãi không tiến lên được. 5. Chúa Nguyễn Phúc Trân còn gọi là Chúa Nghĩa (1687-1691) Người chọn Phú Xuân làm đất kinh thành. Người đời sau nhắc đến Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trân là nhờ chúa đã dời phủ từ Kim Long về Phú Xuân, địa thế bằng phẳng, đẹp đẽ, tiếp nối nhiều đời chọn làm kinh đô. Việc lập dinh định phủ có từ lúc Nguyễn Hoàng mới vào trấn đất Thuận Hóa thì đóng dinh ở ái Tử (thuộc huyện Đăng Xương, gần tỉnh lî Quảng Trị). 13 năm sau (1570) lại dời vào Trà Bát ở huyện ấy tức là Cát Dinh. Đến năm Bính Dần (1626) chúa Sãi khắp nơi chống nhau với Chúa Trịnh, mới dời dinh vào làng Phúc An (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên). Năm Bính Tý (1636) chúa Thượng lại dời phủ vào Kim Long (huyện Hương Trà), tỉnh Thừa Thiên. Năm Đinh Mão (1687) chúa Nghĩa đem phủ về làng Phú Xuân, là đất kinh thành bây giờ, gọi là chính dinh. Chỗ phủ cũ để làm Thái tông miếu thờ chúa Hiền. 6. Chúa Nguyễn Phước Chu còn gọi là Minh Vương (1691 - 1725) Vị Chúa mộ đạo Chúa Nguyễn Phúc Chu là chúa mộ đạo Phật. Năm 1710 Chúa sai đúc chuông lớn. Chuông đồng này cân nặng 3.285 cân, đặt trong một lầu chuông rộng lớn ở chùa Thiên Mụ, cúng Tam Bảo. Năm Giáp Ngọc 23 (1714) trùng tu nhà chùa. ất Mùi năm 24 (1715) cho dựng bia đá cao lớn, dày dặn, dựng trên lưng một con rùa bằng đá, đối diện trước chuông đồng trước cửa Thiên Mụ, ngự chế bài văn bia đá, chúa lại mời hòa thượng Thích Đại Sán, một lão tăng Trung Quốc sang Thuận Hóa giảng đạo. Lão tăng đã ở chùa Thiên Lâm hơn 5 tháng vào đầu năm 1695), rồi vào Hội An, về Quảng Đông. Tại Hội An, Đại Sán bị đau ốm, tàu trở gió nên phải hoãn cuộc hành trình. Đại Sán ra Thuận Hóa lần nữa vào ngày 22 tháng 11. Lần này Đại Sán trú tại chùa Thiên Mụ rồi cuối hạ tuần tháng 6 năm sau mới về Trung Quốc. Những điều mắt thấy tai nghe, Đại Sán ghi vào sách "Hải ngoại kỷ sự". Mục "Đàn chay" Đại Sán ghi lại cho ta thấy phần nào tính cách Quốc Chúa. Ngày 1 tháng 4 thuyền Sa - Nhi - Giới, Quốc Vương mở đàn chay, dâng lễ, tự mình đến thắp hương, mời ta thượng đàn thuyết pháp. Trước đó một ngày, dọp dẹp đường sá. Từ sáng sớm có đội quân mão đỏ đẹp đường bắt người ta phải tránh xa ngoài một hai dặm. Đạo ngự đi có người theo hầu tả hữu, đều cầm kim đao, kim thương dài năm sáu thước (khoảng 2 thước tây). Quốc Vương ngồi trên kiệu Ly Điền giống hình con lừa. Quân khiêng kiệu 16 người, toàn người cao lớn, xõa tóc, mình trần chỉ có một sợi dây thắt ngang lưng, treo một vuông vải trước quấn lại cột chéo ra sau lưng ( ) Quốc Vương đội mão xung thiên cánh chuồn, mặc đạo bào màu huyền, đi giày nhung, không mang bít tất, vào đền thắp hương lễ phật. Đoạn đi quanh đàn chay, xem xét trần thiết, cả mừng than rằng:ô May có lão hòa thượng đến đây, mới được thấy pháp môn quảng địa trang nghiêm như vậy. Vương tiến vào phương trượng tham kiến. Quốc cậu mặc áo mãng bào, cầm kim đao đứng hầu. Nhà Chúa dâng trà quả cơm chay đều không dùng, đã có nội giám đem trà để ngự dụng. Trong câu chuyện, phần nhiều nói về việc Phật Ngoài vách chùa, quân lính đứng dày hai lớp. Lớp ngoài toàn người cao lớn râu ria, ai râu ít thì kẻ thêm râu giả, đội mão bằng gỗ đỏ, cầm kim thương đứng thẳng khít rịt. Lớp trong toàn thanh niên mạnh mẽ, chít khăn đà la ni đỏ, mặc áo nhung lục, cầm kim đao, cũng đứng như lớp ngoài. Cán dao và cán thương đều sơn màu anh đào. Mỗi khi Quốc Vương trong điện bước ra, quân lính đều xoay mặt ngó vào. Quốc Vương đi vào thì sắp hàng đứng hai bên đối diện nhau rất thẳng. Ngoài giậu có vài nghìn quân, thế mà ngự tọa lặng thinh, chỉ nghe tiếng chim kêu lá rụng mà thôi. Hát tuồng trong dinh Chúa Không những chúa Nguyễn Phúc Chu là một người mộ đạo phật, mà chúa cũng là người có tâm hồn nghệ sĩ, biết thưởng thức ca vũ nhạc và tuồng. Chính chúa là một tay đánh trống tuồng lão luyện vào thế kỷ XVII. Thích Đại Sán đã ghi lại trong ọ Hải ngoại ký sự những nhận xét của ông như sau: Cơm nước xong ( ) kế khiến gọi ra bốn năm mươi cung nữ, người nào cũng thoa son đánh phấn, bận áo hoa màu lục dài phết đất, đội mão vàng ra múa hát. Diễn tuồng xong nhà vua lấy ra năm mươi đồng tiền giao cho ta bảo thưởng cho tiểu hầu ( ). Trong tiệc có diễn kịch, Quốc vương dắt bọn tiểu hầu đến, dọn lại bàn tiệc, nhường cho bọn tiểu hầu của vương hát trước. Trong cuộc hát, chủ nhân đặt một cái trống lớn (trống chầu - TTB chú) bên sân khấu, thỉnh thoảng điểm 2,3 tiếng trống cũng có ý nghĩa như gõ nhịp thuở xưa vậy. Ngày ấy vua rất cao hứng, tự đánh trống điểm nhịp cho bọn hát, thanh điệu lạ lùng, bộ tịch đường lối cũng khác, người trong tiệc ngồi xem cũng rất thú vị. Căn cứ vào sự kiện diễn tuồng mà Thích Đại Sán ghi lại ở dinh chúa Nguyễn, một số nhà nghiên cứu tuồng cho rằng, vào thế kỷ XVII, tuồng đã định hình ở Việt Nam. . CHÍN CHÚA TRIỀU NGUYỄN 3 4. Chúa Nguyễn Phước Tần còn gọi là Chúa Hiền (1648-1687) Chiến tướng khi còn thế tử Khi chưa lên ngôi Nguyễn Phúc Tần là một chiến tướng. Suốt thời gian làm chúa, . còn gọi là Minh Vương (1691 - 1725) Vị Chúa mộ đạo Chúa Nguyễn Phúc Chu là chúa mộ đạo Phật. Năm 1710 Chúa sai đúc chuông lớn. Chuông đồng này cân nặng 3. 285 cân, đặt trong một lầu chuông rộng. Hát tuồng trong dinh Chúa Không những chúa Nguyễn Phúc Chu là một người mộ đạo phật, mà chúa cũng là người có tâm hồn nghệ sĩ, biết thưởng thức ca vũ nhạc và tuồng. Chính chúa là một tay đánh